Home » Chia sẻ, Cuộc sống số » Phóng xạ sẽ ảnh hưởng tới thế hệ tương lai

Theo một nghiên cứu mới công bố, phụ nữ sẽ sinh con trai nhiều hơn con gái sau khi tiếp xúc với các đợt phóng xạ hạt nhân.

[title]

Tháp làm mát của trạm năng lượng sau hàng rào kẽm gai. (stock.xchng: Dimitri Castrique)

Nghiên cứu đã thu thập các tài liệu về hiện tượng tăng đột biến cục bộ tỉ lệ sinh trai-gái sau thảm họa Chernobyl và các xu hướng tương tự do ảnh hưởng của các cuộc thử nghiệm bom hạt nhân vào thập kỷ 1960 và 1970. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện thấy điều tương tự nhưng ở mức độ thấp hơn ở các khu vực gần các cơ sở hạt nhân của Đức và Thụy Sĩ.

Hiện các nhà khoa học chưa biết rõ nguyên nhân là do phóng xạ tác động tới tinh trùng của người cha hay cơ thể người mẹ trước khi thụ thai, sự phát triển của phôi thai hay do một nguyên nhân khác. Tuy nhiên, do tỉ số giới tính chênh lệch có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác, nghiên cứu nêu ra mối quan ngại mới về các sự kiện như thảm họa hạt nhân gần đây tại Nhật Bản.

“Mọi người đã từng tin rằng không có những tác động như vậy,” ông Hagen Scherb, một nhà thống kê sinh vật học tại Helmholtz Zentrum München, Đức, cho biết. “Bây giờ các nhà khoa học gần như có thể chắc chắn chứng minh rằng phóng xạ gây ra tác hại. Điều này thay đổi suy nghĩ của mọi người về nguy cơ phóng xạ”.

Các bằng chứng ban đầu

Một số bằng chứng đầu tiên cho thấy mối liên hệ giữa phóng xạ và tỉ lệ giới tính trẻ sơ sinh thay đổi xuất hiện sau khi bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945. Mặc dù vậy, dữ liệu này chưa đủ sức thuyết phục.

Những cuộc thử nghiệm bom tiếp theo và các công trình nghiên cứu về động vật đã kết nối hiện tượng tiếp xúc với phóng xạ và sự gia tăng tỉ lệ trẻ tử vong ngay sau khi sinh và những dạng khuyết tật bẩm sinh. Trong nhiều năm, những dữ liệu chi tiết về số liệu sinh sản đã có sẵn và đang chờ được phân tích.

Trong khi nghiên cứu các dữ liệu chính thức và công khai, Scherb và Kristina Voigt phát hiện thấy tỉ lệ bé trai-bé gái ở các nước Đông và Trung Âu đã giảm nhẹ trong nhiều thập kỷ kể từ thảm họa Chernobyl năm 1986.

Tuy nhiên, vào năm 1987, các nhà nghiên cứu công bố trên tạp chí ‘Nghiên cứu Ô nhiễm và Khoa học Môi trường’ cho biết tỉ lệ sinh con trai so với con gái tăng đột biến ở các nước Đông và Trung Âu.

Xu hướng tăng kéo dài trong nhiều năm và giảm xuống vào khoảng năm 2000. Ở Mỹ và nhiều nơi khác, tỉ lệ giới tính tiếp tục giảm do nhiều lý do nhưng không có bằng chứng nào cho thấy mức gia tăng đột biến vào giữa thập kỷ 1980.

Giảm 440.000 bé gái do tác động của Chernobyl

Xét về tổng thể, tỉ lệ chênh lệch giới tính không đáng kể, chưa đến 0,5%, tương đương với tỉ lệ 1,045 hoặc 1,06 bé trai/1 bé gái ở một số nơi, phụ thuộc vào địa điểm nghiên cứu.

Theo ông Scherb, tổng số bé gái giảm khoảng 440.000 bé tính trên số dân toàn cầu do tác động của vụ nổ hạt nhân tại Chernobyl.
Ở Châu Âu và Mỹ, nghiên cứu phát hiện thấy hiện tượng tăng giảm tỉ số giới tính phản ánh tần xuất thử nghiệm bom nguyên tử. Các nhà nghiên cứu ước tính hiện tượng lặp lại này chậm một vài năm, tương ứng với tác hại chậm của phóng xạ từ bầu khí quyển.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu lấy dữ liệu về tỉ lệ tăng tương đối số lượng bé trai ở gần các cơ sở hạt nhân tại Đức và Thụy Sĩ trong thời kỳ đang hoạt động. Nghiên cứu đưa ra bằng chứng cho thấy liều lượng phóng xạ thấp trên thực tế đã có những tác động đáng kể. Theo ông Scherb, tác hại này hoàn toàn không nhỏ nếu tính theo những con số tuyệt đối.

Những ảnh hưởng trong thời gian đầu của quá trình thụ thai

Ông Karl Sperling cho biết phóng xạ ion hóa – loại phóng xạ phát tán từ bom và các nhà máy điện hạt nhân đã chứng tỏ có ảnh hưởng trong việc thay đổi tỉ số giới tính ở ruồi giấm và chuột. Ông nghi ngờ rằng hiện tượng tiếp xúc với phóng xạ có thể ảnh hưởng tới DNA trong các đợt phân chia tế bào đầu tiên trong thời kỳ thụ thai – thời điểm có nguy cơ cao nhất.

Nếu phóng xạ có thể ảnh hưởng tới tỉ số giới tính theo chiều hướng này, các nhà khoa học có lý do để quan ngại về các hiện tượng tiếp xúc trong môi trường khác.

“Hiện rất cần có những nghiên cứu bệnh dịch học phân tích về các thảm họa môi trường. Văn bản hướng dẫn quốc tế về an toàn phóng xạ cũng cần được xem xét lại”, ông Sperling nhận định.

Theo bayvut


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc