Home » Thế giới » 15.000 người ký tên vào đơn khiếu nại để ủng hộ các học viên Pháp Luân Công ở TQ
15 ngàn người ở miền đông bắc Trung Quốc đã ủng hộ một lá đơn khiếu nại của một cô con gái kêu gọi điều tra về cái chết của cha mình.

 

Gia đình anh Qin Yueming (NTDTV)

Cô Qin Rongqian, 23 tuổi, bắt đầu việc thỉnh nguyện của mình với công chúng sau khi cha cô bị chết trong tù năm ngoái. Chính quyền địa phương đã từ chối điều tra khi gia đình cô hỏi về nguyên nhân tử vong.

Cha cô Qin, Qin Yueming, là một học viên Pháp Luân Công. Ông đã bị áp bức và tra tấn chỉ vì tín ngưỡng của mình trong 9 năm, theo các báo cáo trên trang Minghui.org, một trang web thu thập các thông tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Vào tháng 2 năm 2011, trước khi ông Qin được thả ra khỏi nhà tù Gia Mộc Tư, những người quản lý nhà tù đã thông báo cho gia đình ông rằng ông đã chết do “các nguyên nhân bình thường”. Trong vòng một tháng, hai học viên Pháp Luân Công khác ở nhà tù đó cũng đã bị chết.

 

Ảnh chụp thi thể ông Qin đầy các vết thâm tím (NTDTV)

Một tấm ảnh chụp thi thể ông Qin cho thấy đầy các vết thâm tím. Sau khi gia đình ông cố gây áp lực để có một cuộc điều tra, mẹ và em gái cô Qin Rongqian đã bị bắt giam và bị đưa đến một trại lao động.

Vào tháng 5 năm nay, cô Qin đã thỉnh nguyện những người dân địa phương giúp đỡ gia đình cô. Cho đến nay cô đã thu thập được chữ ký và dấu vân tay của 15 ngàn người để kêu gọi chính quyền Trung Quốc điều tra về cái chết của bố cô.

 

15,000 chữ ký và dấu tay đã được cô Qin Rongqian thu thập cho thỉnh nguyện (NTDTV)

Cách ủng hộ của công chúng như thế này đối với các học viên Pháp Luân Công là hiếm thấy ở Trung Quốc cho đến những tháng gần đây. Từ năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành một cuộc đàn áp có hệ thống đối với Pháp Luân Công, bao gồm cả việc tuyên truyền để phỉ báng và bôi nhọ môn tập này.

 

Ảnh học viên Pháp Luân Công tập công chung trước ngày 20/7/1999 (NTDTV)

Các tổ chức nhân quyền báo cáo rằng các học viên Pháp Luân Công là một trong những nhóm tù nhân lương tâm lớn nhất trên thế giới. Đã có hơn 3.500 trường hợp chết do bị tra tấn và ngược đãi được xác minh.

NTDTV


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc