Home » Thế giới » Các nước “bày binh bố trận” cho trận chiến Syria như thế nào?
Những ngày qua, Mỹ và đồng minh liên tục đe dọa và chuẩn bị rầm rộ cho kế hoạch tấn công quân sự Syria. Vậy các bên liên quan đã điều động lực lượng ra sao để chuẩn bị cho nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh mới ở Trung Đông?

Mỹ và các đồng minh

Các quan chức Lầu Năm Góc cho hay Hải quân Mỹ đã điều động 4 tàu khu trục có trang bị tên lửa hành trình gồm các tàu USS Ramage, USS Mahan, USS Gravely và USS Barry tới khu vực phía đông biển Địa Trung Hải. Ngoài ra, Mỹ cũng điều ít nhất một tàu ngầm có tên lửa tới khu vực này. Được biết Anh cũng điều động một tàu ngầm có tên lửa tới các vùng biển gần Syria.

Sơ đồ bố trí của Hải quân Mỹ chuẩn bị cho một cuộc tấn công quân sự Syria.

Trang tin tình báo Stratfor (Mỹ) cho rằng có thể Lầu Năm Góc có thể sẽ sử dụng máy bay ném bom chiến lược từ Mỹ và máy bay ném bom B-1 đặt tại căn cứ không quân Al Udeid ở Qatar để tiến hành tấn công.

“Để làm điều đó, có thể Mỹ sẽ tiến hành các cuộc tấn công từ xa ngoài tầm kiểm soát của hệ thống phòng không Syria trong lúc đó máy bay ném bom B-2 sẽ âm thầm xâm nhập mạng lưới phòng không tích hợp của Syria để ném bom phá hầm ngầm để hạn chế rủi ro”, các bài phân tích nhận định.

Cũng theo Stratfor, 2 tàu sân bay của Mỹ đã được bố trí cách xa tầm với của quân đội Syria và Không quân Mỹ có thể điều động máy bay chiến đấu từ các căn cứ ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Jordan và Cyprus.

Theo các quan chức Mỹ, lựa chọn chính của quân đội nước này sẽ là loạt tên lửa hành trình Tomahawks với tầm bắn hơn 1.000 km nhắm tới các khu vực bị nghi chứa vũ khí hóa học, căn cứ quân sự và nơi ở của giới lãnh đạo Syria. Được biết mỗi tàu khu trục được Mỹ điều tới Địa Trung Hải có khả năng chở khoảng 90 tên lửa Tomahawks.

Nhà phân tích Christopher Harmer cho rằng nếu Hải quân Mỹ bắn khoảng 200 quả tên lửa vào Syria thì điều đó “quá đủ để tiến hành một cuộc tấn công với cường độ vừa phải nhắm tới nhiều mục tiêu khác nhau”.

Theo Ralf Trapp, một chuyên gia về vũ khí hóa học của Pháp, Mỹ có các loại vũ khí có thể xuyên thủng các bức tường dày và thiêu đốt các chất hóa học được cất trữ đằng sau các bức tường đó.

Hiện quân đội Mỹ đang “gài” khoảng 1.000 quân nhận tại Jordan cùng với một phi đội máy bay chiến đấu F-16 và hệ thống tên lửa Patriot. Các lực lượng này sẽ được sử dụng nếu Mỹ quyết định áp đặt vùng cấm bay đối với Syria.

Các báo cáo mới nhất cho hay Anh đã điều động 6 chiến đấu cơ Typhoon tới căn cứ Akrotiri của nước này ở đảo Síp.

Dưới đây là hình ảnh những vũ khí mà Mỹ sẽ sử dụng trong trường hợp tấn công quân sự Syria.

Tàu khu trục có trang bị tên lửa hành trình USS Gravely.

Tên lửa hành trình Tomahawk.


Máy bay ném bom B-1B.

Syria và đồng minh

Syria có hệ thống phòng không mạnh chủ yếu với các vũ khí thời Liên Xô như hệ thống S-200/SA-5 Gammon cùng với các vũ khí mới nhận từ Nga như SA-22 và SA-17. Syria cũng có một loạt các hệ thống ra đa tinh vi do Trung Quốc cung cấp.

Tên lửa SA-22 do Nga chế tạo.

Có thể hệ thống phòng không của Syria bị tổn thất do một số khu vực và nơi đặt bệ phóng tên lửa và ra đa đã rơi vào tay lực lượng nổi dậy. Tuy nhiên hệ thống phòng không của Syria vẫn rất mạnh và đó là một lí do tại sao Mỹ lựa chọn các loại vũ khí tấn công từ xa.

Hiện vẫn chưa rõ liệu Nga đã chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại S-300 tới Syria hay chưa.

Cùng với các hệ thống phòng không, Syria còn có thể phản công các lực lượng Mỹ và phương Tây bằng các tên lửa chống tàu được nước này đặt bên bờ biển. Cụ thể, Syria đang sở hữu tên lửa chống tàu siêu thanh Yakhont do Nga cung cấp tuy nhiên các tàu khu trục của Mỹ mang tên lửa hành trình Tomahawk có thể nằm ngoài tầm bắn của tên lửa Syria.

Trong khi đó, Nga, đồng minh của Syria, vừa thông báo kế hoạch điều động tàu chiến chống tàu ngầm và tên lửa hành trình tới Địa Trung Hải trong lúc Mỹ và đồng minh “nhăm nhe” tấn công Syria.

Hôm 29/8, hãng tin Interfax (Nga) dẫn lời một nguồn tin ở Bộ tư lệnh quân đội Nga cho hay “Tình hình hiện nay ở phía đông biển Địa Trung Hải buộc chúng ta phải hành động để thay đổi các lực lượng hải quân”.

“Một con tàu chiến chống tàu ngầm thuộc hạm đội Bắc sẽ tham gia (cùng với các lực lượng hải quân hiện nay của Nga tại Địa Trung Hải). Sau đó, con tàu này sẽ được cài đặt Moskva, tên lửa hành trình của Hạm đội Hắc Hải”, nguồn tin này cho hay.

Nga, cảnh báo rằng một cuộc can thiệp quân sự vào Syria sẽ gây ra “những hậu quả khủng khiếp” đối với khu vực tuy nhiên Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố nước Nga sẽ không tham gia vào một cuộc xung đột quân sự với nước nào.

 

Theo infonet
Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc