Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Ngư dân Việt vững vàng mặc TQ ngang ngược trên Biển Đông
Sau khi Trung Quốc chính thức thông qua lệnh cấm đánh bắt phi lý trên Biển Đông, ngư dân Việt Nam vẫn tự tin, bình thản trước lệnh cấm này, mặc dù một số tàu cá đã gặp rắc rối.

Ngư dân Việt phải đánh bắt trên vùng biển nước mình

Bị tàu kiểm ngư Trung Quốc tấn công, thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh (ở huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) bức xúc: “Trưa 3/1, chúng tôi đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa thì bất ngờ bị lực lượng Kiểm ngư Trung Quốc xông tới tấn công. Họ dùng roi điện, dùi cui khống chế tất cả ngư dân trên tàu rồi đập phá, thu giữ số máy móc, dụng cụ, nhiên liệu trên tàu, ước tính thiệt hại có thể lên tới 300 triệu đồng”. 

Mặc dù bị thiệt hại như vậy, nhưng ông Thạnh cũng như 12 thuyền viên trên tàu vẫn tiếp tục vay mượn tiền sửa chữa, sắm lại phương tiện chuẩn bị cho chuyến ra khơi sắp tới.

“Tuy bị mất mát rất lớn, nhưng chúng tôi càng quyết tâm ra Hoàng Sa. Dù phía họ có tàu lớn, vũ khí uy hiếp, nhưng với sự đoàn kết của anh em ngư dân trên tàu cũng như các tàu cá khác, chúng tôi sẽ vững vàng bảo vệ nhau đánh bắt hải sản trên vùng biển của mình. Mình là ngư dân Việt Nam thì phải đánh bắt trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc mình…”, ông kiên quyết.

 tau ca

Máy móc, thiết bị trên tàu của một ngư dân đánh bắt tại Hoàng Sa bị Trung Quốc phá hỏng

 

Bên cạnh đó, thuyền trưởng Hoàng Tuấn Thanh (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) cũng cho biết: “Chúng tôi ra khơi, đánh bắt trên vùng biển truyền thống là Hoàng Sa của Việt Nam. Chúng tôi là ngư dân, mong sao đánh được nhiều cá trên ngư trường của mình, chẳng quan tâm và cũng chẳng phải lo sợ gì”. 

Cùng song hành với ngư dân, chính quyền huyện Lý Sơn luôn kề vai sát cánh hỗ trợ, bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thời gian qua, phía Trung Quốc đã không ít lần đập phá tài sản, ngư lưới cụ gây thiệt hại kinh tế cho ngư dân. Lực lượng Cảnh sát Biển sẽ liên kết chặt chẽ với Hải quân và các lực lượng khác thường xuyên tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền, kịp thời hỗ trợ, bảo vệ ngư dân”. 

Ngư dân Đỗ Thanh Hồng, ở huyện Bình Sơn dõng dạc nói: “Tiếp nối truyền thống bao đời nay, ngư dân miền Trung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng luôn vững vàng, tự tin trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Dù Trung Quốc có tàu cá bọc sắt, tàu hải giám với vòi rồng, vũ khí tối tân, cũng không ngăn chặn được ngư dân Việt Nam mưu sinh trên vùng biển của Tổ quốc mình. Mãi mãi con cháu sau này vẫn nối tiếp truyền thống bám biển Hoàng Sa, Trường Sa, giữ lấy chủ quyền thiêng liêng mà cha ông ta đổ máu xương xác lập và gìn giữ…”. 

Lệnh cấm phi lý của Trung Quốc ở biển Đông

Ngày 29/11/2013, chính quyền tỉnh Hải Nam đã công bố một lệnh cấm biển cực kỳ vô lý và vi phạm tất cả mọi quy định luật pháp quốc tế. Lệnh cấm tàu cá ngoại quốc bao trùm khu vực lên đến hơn 2 triệu km2 của Biển Đông, có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. 

Theo đó, người nước ngoài và tàu cá nước ngoài tự ý đi vào vùng nước tỉnh Hải Nam quản lý, bao gồm phần lớn diện tích Biển Đông, để thực hiện sản xuất ngư nghiệp và các hoạt động điều tra tài nguyên nghề cá sẽ bị xua đuổi, có thể bị tịch thu tài sản, xử phạt hành chính. 

Tuyên bố phi lý, ngang ngược trên lại một lần nữa gây phản ứng kịch liệt nhiều nước trên thế giới. Theo ý kiến ông John Tkacik, một cựu viên chức Bộ Ngoại Giao Mỹ, nói trên Washington Free Beacon, việc cấm “nước ngoài” đánh cá trên 2/3 Biển Đông có vẻ như chủ trương mỗi ngày mỗi lấn tới trong kế hoạch Bắc Kinh củng cố thêm cho lời tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Bất chấp yêu sách “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) về chủ quyền mà Trung Quốc áp đặt trên Biển Đông luôn bị quốc tế cho là mù mờ và vô căn cứ, không được công nhận, họ vẫn tự cho mình có cái quyền “quản lý” một khu vực bao phủ trên 1,5 triệu dặm vuông (gần 4 triệu km2), lấn sang cả các vùng biển thuộc chủ quyền lãnh thổ của nhiều nước láng giềng. 

tau ca 3

Tàu cá Quảng Ngãi thẳng tiến ra khơi, bất chấp lệnh cấm phi lý

 

Trung Quốc cũng bác bỏ việc Mỹ cho rằng đây là hành động “mang tính khiêu khích và có thể gây nguy hiểm”. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thản nhiên: “Chúng tôi muốn thể hiện sự bất bình và phản đối đối với phản ứng của Mỹ”.

Bà Hoa còn nhấn mạnh thêm: “Nếu ai đó khăng khăng cho rằng một vài điều chỉnh về mặt kỹ thuật của một quy định đánh bắt cá vốn đã được thực thi trong nhiều năm là một vấn đề gây căng thẳng trong khu vực, một mối đe dọa cho sự ổn định trong khu vực, thì tôi chỉ có thể nói rằng người đó thiếu hiểu biết hoặc có một động cơ nào đó“.

Bên cạnh đó, Đại tá Lý Kiệt tại Học viện quân sự thuộc hải quân Trung Quốc dự đoán trong tương lai, Biển Đông sẽ là khu vực trọng yếu cho hoạt động của những tàu chiến mới Trung Quốc và việc duy trì cái gọi là “quyền và lợi ích hải dương” của nước này. 

Chính vì vậy, với những tuyên bố đầy tính khiêu chiến, hung hăng này, lệnh cấm tàu thuyền đánh cá ở Biển Đông là một bước tiến mới của Trung Quốc nhằm hợp lý hóa chủ quyền trên Biển Đông. Đây là hành động leo thang mới nhất bởi Trung Quốc biết rõ Việt Nam và các nước khu vực không bao giờ chấp nhận cái lệnh cấm phi lý này.

Thái Linh (Tổng hợp)

Theo baodatviet


2 ý kiến dành cho “Ngư dân Việt vững vàng mặc TQ ngang ngược trên Biển Đông”

  1. an thuan 13/01/2014

    không lẽ đê trung quốc đè đầu cỡi cổ ngư dân việt nam mình hoài sao tai sao chúng ta không trang bị để cbống trả quyết liệt lại để cho bọn chó china biết người vn không dể ăn hiếp

    Reply
  2. Ôi VN 22/01/2014

    Dân Việt còn dại tới bao giờ nữa? Quân đội, công an có đánh nhau là chạy hết, lùa dân ra biển là sao? Quen lối đánh du kích, toàn núp nhà dân nên giờ trên biển không có chỗ núp nên sợ chăng?

    Reply

Ý kiến dành cho Ôi VN