Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Giàn khoan Hải Dương 981 dịch chuyển: Nguy cơ Trung Quốc tạo “gọng kìm” mới

“Nếu Trung Quốc di dời giàn khoan Hải Dương 981 về phía nam vùng biển của Việt Nam, sẽ tạo ra gọng kìm trước cảng Cam Ranh. Đó là hành động rất nguy hiểm”.

Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Bộ Công an nhận định.
Thiếu tướng Lê Văn Cương- nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Bộ Công an

Thiếu tướng Lê Văn Cương- nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Bộ Công an

Thưa ông, hiện có những phân tích trái chiều về động thái Trung Quốc di dời giàn khoan 981. Cá nhân ông- một nhà nghiên cứu về Trung Quốc, ông nhận định như thế nào về động thái dời giàn khoan của Bắc Kinh lần này?

– Việc Trung Quốc di dời giàn khoan Hải Dương là một động thái mở, chưa biết rõ cụ thể thế nào. Cần phải làm rõ là, đến ngày 28.5, Trung Quốc đã di dời giàn khoan cách vị trí ban đầu 25 hải lý, nhưng vẫn thuộc vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trong sự việc này, có một số nghi vấn đặt ra: Trung Quốc có rút hoàn toàn giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam không? Và rút giàn khoan này đi đâu? Theo tôi, vấn đề quan trọng là Trung Quốc sẽ rút giàn khoan Hải Dương 981 đi đâu. Có 3 kịch bản Trung Quốc có thể dùng khi rút giàn khoan để tiếp tục thực hiện âm mưu trên Biển Đông.

Thứ nhất, rút về vùng biển nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Thứ hai, rút ra vùng biển quốc tế, ngoài lãnh hải của Việt Nam 200 hải lý. Thứ ba là rút về phía nam, vẫn thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam, mà theo tôi nguy cơ phương án này xảy ra cao hơn cả.

Còn một phương án nữa mà Trung Quốc âm mưu có thể thực hiện là sau khi rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vị trí hiện tại, Bắc Kinh có thể thay thế vào đó một giàn khoan nhỏ hơn.

Phía sau việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan là có mưu đồ.

Phía sau việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan là có mưu đồ.

Tính từ thời điểm Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép xuống vùng biển Việt Nam và thời hạn Trung Quốc tuyên bố sẽ rút giàn khoan là sau ngày 15.8, vẫn còn 2 tháng nữa. Trong thời gian đó, không ai chắc được Trung Quốc sẽ còn giở những trò gì.

Có thể, Trung Quốc sẽ dùng những chiêu trò khác để chèn ép Việt Nam về mặt kinh tế, nên chúng ta phải chuẩn bị kỹ càng để đối phó với những tình huống đó. Có những bình luận cho rằng, những gì vừa xảy ra chỉ là đoạn “dạo nhạc”, đỉnh cao căng thẳng trong vụ việc này còn ở phía trước trong khoảng thời gian tháng 7 và tháng 8 tới. Tôi đồng tình với nhận định này.

Nếu Trung Quốc tiếp tục có những âm mưu xấu di dời giàn khoan Hải Dương 981 về phía nam vẫn thuộc vùng biển của Việt Nam, theo ông, âm mưu nào của Trung Quốc nằm trong chiến thuật này?

– Nếu Trung Quốc kéo giàn khoan về phía nam vùng biển của chúng ta, thì tính chất nguy hiểm cực kỳ rõ rệt. Thứ nhất, vùng biển phía nam gần cảng Cam Ranh. Thứ hai, Trung Quốc đang xây đường băng ở Gạc Ma mà dự tính hoàn thành trong tháng 8.

Nếu đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến vùng biển phía nam, thì sẽ tạo ra “gọng kìm” trước Cam Ranh. Trung Quốc phòng xa để ngăn tàu chiến của Mỹ không đến được Cam Ranh và ngay cả tàu chiến của Việt Nam cũng khó tác nghiệp ở vùng biển này.

Vậy thưa ông, Việt Nam phải làm gì để ngăn chặn tất cả những tình huống xấu do những hành động đơn phương và vô cùng nguy hiểm mà Trung Quốc đang thực hiện?

Phó Chủ nhiệm UB Quốc phòng – An ninh Trần Đình Nhã: Lùi chiến lược?

Việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan chỗ này hay chỗ kia cũng đều vẫn nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, vẫn gây khó khăn và căng thẳng cho phía ta. Thậm chí nếu là một bước lùi thì vẫn có thể là bước lùi chiến lược. Hoặc có thể về mặt kỹ thuật, họ lùi ra đây để thực hiện việc khoan thăm dò dễ dàng hơn.

Nhìn chung, mọi hành động của họ đều có tính toán cả. Theo tôi thì chúng ta phải tiếp tục đấu tranh, phải cương quyết yêu cầu Trung Quốc cho đến khi họ rút giàn khoan ra khỏi vùng lãnh hải của Việt Nam.

Hải Phong (ghi)

– Có 4 phương thức để giải quyết những xung đột lãnh thổ: Thứ nhất, đối thoại song phương trên cơ sở luật pháp quốc tế. Thứ hai, nhờ bên thứ 3 tham gia hòa giải. Thứ ba, kiện lên tòa án quốc tế. Thứ tư, sử dụng biện pháp quân sự.

Hiện nay, Việt Nam chuẩn bị cả 4 phương thức này, nhưng đang duy trì phương thức thứ nhất. Theo nhận định của tôi, chúng ta chưa nên kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, bởi chúng ta chưa khai thác hết phương thức đối thoại hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế.

Tôi cho rằng, những tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong diễn đàn ở Philippines rất có giá trị. Nhưng đến nay, chúng ta chưa có công hàm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam gửi đến lãnh đạo cấp cao Trung Quốc.

Vì thế, Việt Nam phải đấu tranh ngoại giao mạnh mẽ hơn nữa. Hành động của Trung Quốc phụ thuộc vào thái độ của Việt Nam và sự ủng hộ của quốc tế cũng phụ thuộc vào phản ứng của Việt Nam.

Theo tôi, Nhà nước phải đầu tư ngân sách để mở rộng cuộc đấu tranh trên các phương tiện truyền thông đ=ại chúng. Trước hết, phải mở kênh thông tin bằng tiếng Trung và tiếng Anh, để nói cho 1,4 tỷ dân Trung Quốc biết rằng, họ đang bị chính quyền Trung Quốc lừa dối và bóp méo sự thật về Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

(Theo Dân Việt.)


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc