Home » Thế giới » Trung Quốc áp dụng chiến thuật ‘Văn hóa Đảng’ đối với Hồng Kông
thu tuong tqDu khách đang xem một đoạn video về Thủ tướng Lý Khắc Cường (giữa) trong thời gian ra mắt Sàn Chứng khoán Kết nối Thượng Hải-Hồng Kông tại Hương Cảng ngày 17/11/2014. Thành viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông Đan Trọng Giai, một trong những người đang nỗ lực đe dọa người dân Hồng Kông từ bỏ phong trào, đe dọa việc mở cửa sàn giao dịch mới sẽ bị trì hoãn bởi cuộc Cách Mạng Ô (Ảnh: Philippe Lopez/Getty Images)
Danh sách đen và những đe dọa kinh tế là phương pháp điển hình của chính quyền .

Chính quyền Trung Quốc vẫn đang cố gắng ngăn chặn phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông bằng việc sử dụng nhiều chiến thuật đe dọa các lãnh đạo sinh viên, như cách mà chính quyền áp dụng để kiểm soát người dân Trung Quốc tại Đại lục.

Sau khi các sinh viên dẫn đầu cuộc “Cách Mạng Ô” biểu tình ủng hộ dân chủ bị từ chối đàm phán với chính phủ Hồng Kông, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng những cách thức đáng xấu hộ để ngăn chặn họ, như việc dùng các thanh niên đeo mặt nạ tấn công vào tòa nhà Chính quyền và tuyên truyền vu khống rằng cuộc biểu tình có mối liên hệ với các thế lực nước ngoài.

Ngoài ra, các thành viên của Liên đoàn Sinh viên và Học giả Hồng Kông vừa bị từ chối nhập cảnh vào Đại lục. Theo một số phương tiện truyền thông, 500 tên bị liệt trong danh sách đen của Đảng. Con số này trên thực tế còn có thể nhiều hơn.

Trong suốt 8 tuần diễn ra các cuộc biểu tình, ĐCSTQ đã sử dụng vũ lực và các biện pháp cưỡng chế để buộc sinh viên và người dân từ bỏ các nguyên tắc đấu tranh. Nói cách khác, Bắc Kinh đang cố gắng đưa các luận tuyên truyền và tẩy não mang tính “văn hóa Đảng” vào Hồng Kông.

Sinh viên bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc

Ngày 23/11, Hoàng Tử Chân, 19 tuổi, thành viên của Liên đoàn Sinh viên và Học giả Hồng Kông và là trợ lý của Đảng Dân sự và Nhà lập pháp Quách Gia Kỳ, bị ngăn cản nhập cảnh vào Đại lục. Hoàng đi dự đám cưới của người thân ở thành phố Thâm Quyến gần Hồng Kông. Tuy nhiên, cô bị chặn lại bởi cảnh sát biên giới, bị tra hỏi và lục soát trong 45 phút trong phòng riêng.

Sau đó, Hoàng được thông báo rằng bởi vì cô đã tham gia vào các hoạt động gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nên sẽ bị cấm nhập cảnh vào Đại lục một thời gian.

Cô Hoàng cho hay, hành động của chính quyền hết sức vô lý.

“Là một nước lớn nhưng họ lại sợ một sinh viên; họ đang thật sự sợ hãi. Điều này chứng tỏ việc phản kháng dân sự là có hiệu quả”, cô Hoàng nhận xét.

Ngày 22/11, các thành viên của Liên đoàn là Hồng Đỉnh Loan và một sinh viên họ Quảng thuộc Đại học Baptist cũng bị từ chối nhập cảnh vào Trung Quốc.

Khi đi thăm người thân ở Đại lục, anh Hồng bị chặn lại ở một điểm kiểm soát biên giới và bị đưa vào phòng xét hỏi. Sau đó, sĩ quan của trạm kiểm soát đã trả lại chứng minh thư và tài liệu du lịch và cảnh báo anh không được vào Đại lục trong khoảng thời gian này.

Anh Quảng cũng bị chặn lại ở một điểm kiểm soát biên giới trên đường về Đại lục khi viếng thăm tổ tiên. Nhân viên kiểm soát biên giới cho biết anh không được phép nhập cảnh Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia. Khi Quảng hỏi lý do, vị sĩ quan trả lời: “Anh biết lý do mà”.

Phụ trách Liên đoàn là Hoàng Chi Phong đã yêu cầu chính quyền Bắc Kinh giải thích các sự cố nói trên. Anh cho rằng, cảnh sát Hồng Kông đã cung cấp danh sách những người tham gia Cách Mạng Ô cho ĐCSSTQ.

Văn hóa Đảng

Việc đưa những người bất đồng chính kiến vào danh sách đen, ngăn cản và hủy bỏ hiệu lực giấy phép nhập cảnh vào Trung Quốc của họ là chiến thuật thường thấy của ĐCSTQ nhằm đàn áp các cá nhân chống đối chính quyền.

Hiện ĐCSTQ đang áp dụng phương pháp này đối với những người biểu tình tham gia trong cuộc Cách Mạng Ô, gồm cả các thành viên không thuộc nhóm lãnh đạo. Điều này cho thấy, danh sách đen của ĐCSTQ có phạm vi bao phủ khá rộng.

Bằng cách ức chế các cá nhân đối kháng, Bắc Kinh đang cố tạo ra sự sợ hãi ở Hồng Kông để kiểm soát những người còn lại. Từng bước, chính quyền Trung Quốc sẽ làm như vậy đối với mỗi từng người Hồng Kông phản đối Đảng.

ĐCSTQ đe dọa người dân để buộc họ phải từ bỏ các nguyên tắc đạo đức và tuân theo chính quyền. Đây là một phương pháp chuyển đổi ý thức hệ Cộng sản điển hình.

Đảng đang cố gắng khắc sâu vào tư tưởng của người dân Hồng Kông rằng, khi bạn phản đối Đảng, quyền lợi của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Khi bạn tham gia vào Cánh Mạng Ô, bạn sẽ không bao giờ được phép vào Trung Quốc. Mục đích là để buộc người dân từ bỏ niềm tin vào công lý, công bình và lương tâm, từ đó đánh mất bản sắc của mình và xuôi theo Đảng.

Các mối đe dọa kinh tế

Francis Lưu Định Minh, một thành viên của Liên minh Chống chiếm Trung tâm, tổ chức phản đối cuộc biểu tình, và một giáo sư của Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông cảnh báo rằng, Cách Mạng Ô có thể làm trì hoãn phổ thông đầu phiếu ở Hồng Kông thêm 10 năm nữa. Ông Lưu cảnh báo thêm, Bắc Kinh có thể chấm dứt hỗ trợ kinh tế cho Hồng Kông.

Trái lại, Richard Hoàng Duyệt Chiêm, giáo sư tại Đại học Kinh tế Hồng Kông cho biết Cách Mạng Ô sẽ giúp Hồng Kông trở thành một đối tác đáng tin cậy và Đại lục sẽ không dám thử nghiệm những chính sách mới gây ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của Hồng Kông.

Theo Hà Tuấn Nhân, một nghị viên của Đảng Dân chủ, bài phát biểu của ông Lưu rất giống với chiến thuật đe dọa của ĐCSTQ.

“Người dân Hồng Kông phải tự tin lên. Đừng mắc bẫy đe dọa”, ông Hà cho hay.

Nghị viên của Đảng Dân chủ là ông Đan Trọng Giai đồng ý với quan điểm của ông Hồ và cho biết, những cách đe dọa như thế này trước đây đã từng được áp dụng. Ông dẫn ví dụ về việc liên kết Sàn chứng khoán Hồng Kông-Thượng Hải vừa ra mắt tại Hồng Kông, mặc dù trước đó các quan chức liên tục cảnh báo sẽ hoãn lại vì Cách Mạng Ô.

Một thành viên của Đảng Tân Dân chủ Đồng Minh là ông Phạm Quốc Uy nói rằng, các luận điểm của ông Lưu bóp méo sự thật.

“Lý do diễn ra Cách Mạng Ô chính là chính quyền đặc khu và Bắc Kinh đã trì hoãn thời gian để thực hiện phổ thông đầu phiếu thực sự tại Hồng Kông. Bây giờ họ lại gán trách nhiệm cho những người biểu tình, tức đổ lỗi cho các nạn nhân”, ông Phạm nhận xét.

Cho dù bài phát biểu của ông Lưu có ảnh hưởng tới chính sách của Hồng Kông, ông Phạm coi nhận xét của ông Lưu là “sự đê hèn” và nói rằng Bắc Kinh sử dụng phương pháp này để tạo ra “mặt trận thống nhất” dưới chế độ đảng độc tài.

Ông Phạm cho biết, lợi ích kinh tế là một phương tiện mềm để giành thắng thế, trong khi áp lực kinh tế là phương tiện cứng để đe dọa người dân Hồng Kông và ép họ phải phục tùng.

“Chúng tôi biết rất nhiều chính sách kinh tế đã được thực hiện dựa trên những cân nhắc về chính trị, hoặc sử dụng các biện pháp kinh tế để giải quyết các vấn đề chính trị”, ông Phạm giải thích.

Trong thực tế, ĐCSTQ luôn dùng lợi ích để cám dỗ và dùng khủng bố để đe dọa người dân Hồng Kông, ép Hồng Kông phải từ bỏ các giá trị cốt lõi về: nhân quyền, pháp quyền, tự do báo chí, cùng các niềm tin truyền thống vào đạo đức và có trách nhiệm của người Trung Quốc.

Lin Yi, Liang Zhen và Karen Tsang

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc