Bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực, Trung Quốc vẫn xây dựng nhiều căn cứ kiên cố, đưa quân lên đồn trú, tiếp tục cải tạo đất ở nhiều bãi đá chiếm đóng phi pháp tại Trường Sa.
Trong ảnh là căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Đá Châu Viên. Đá này thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1988.
Theo trang mạng bách khoa toàn thư Baike của Trung Quốc, toàn bộ rạn san hô này rộng khoảng 7,6 km2, phần nổi rộng 0,25 km. Trung Quốc coi đây là “căn cứ đầu tiên” tại Biển Đông và tiếp tục nhiều hoạt động san lấp, xây dựng để mở rộng căn cứ.
Đá Gaven là một rạn san hô hình trái tim, thuộc quần đảo Trường Sa, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1988 và bắt đầu đưa quân đồn trú trái phép tại đây từ năm 2003.
Theo Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế của Mỹ, Bắc Kinh bắt đầu xây đảo nhân tạo có quy mô hơn 70.000 m2 từ tháng 3/2014. Các tòa nhà chính ở đây dường như có tháp phòng không. Trung Quốc cũng cải thiện điều kiện đóng quân tại đây, đặt nền tảng vững chắc cho “sự kiểm soát lâu dài ở Biển Đông”.
Bãi Chữ Thập là rạn san hô hình bầu dục thuôn dài, chia làm hai khu, tây nam và đông bắc. Toàn bộ rạn san hô này rộng 7,8 km, dài 26 km, diện tích 108 km2. Ở giữa có hồ nước nông, sâu khoảng 14,6 đến 40m. Khi thủy triều lên, toàn bộ rạn san hô chìm xuống dưới nước khoảng 1 m. Rạn san hô chính nằm ở góc tây nam, ước tính rộng 4 km2.
Theo Backchina, tháng 7/2013, Trung Quốc bắt đầu cải tạo đá Chữ Thập phi pháp. Cho đến ngày 17/11/2014, diện tích cải tạo ở đá Chữ Thập đạt 1,26 km2 và sẽ tiếp tục mở rộng do việc cải tạo vẫn đang tiếp diễn.
Sohu cho biết, Hải quân Trung Quốc lần lượt xây dựng một đài quan trắc trên bãi Chữ Thập, một bãi đáp trực thăng và vườn rau rộng 500 m2, phục vụ cho hơn 2.000 quân đồn trú. Ngoài ra, phía đông đá Chữ Thập, Trung Quốc cũng cho đào và xây dựng một bến cảng, làm nơi neo đậu cho tàu chở dầu và tàu hải quân. Trung Quốc coi đây là “vị trí chiến lược” ở Biển Đông.
Đá Vành Khăn nằm ở phía đông quần đảo Trường Sa, là một rạn san hô hình bầu dục, tổng diện tích ước tính 46 km2. Ở giữa rạn san hô là một vùng nước rộng khoảng 36 km2, sâu 20 – 30 m, là nơi tránh bão lý tưởng cho tàu thuyền lớn.
Năm 1995, sau khi chiếm đá Vành Khăn, Trung Quốc cho xây dựng 13 nhà giàn. Năm 1999, Trung Quốc hoàn thành một tòa nhà 3 tầng bằng bê tông cốt thép – “tiền đồn vĩnh cửu” làm căn cứ bành trướng ở Biển Đông.
Đá Tư Nghĩa bị Trung Quốc chiếm đóng năm 1988. Kể từ đó, Trung Quốc đã xây dựng nhiều công trình kiên cố để quân lính đồn trú trên “cửa ngõ quan trọng” này. Đá Tư Nghĩa nằm cách Ken Nan 1,4 km về phía tây và đá Bình Sơn 2,4 km về phía đông.
Kiến trúc ở đây gồm có bãi đỗ trực thăng, ở bốn góc là các tháp phòng không hoặc chảo radar. Theo Sina, thiết kế này cho thấy, Trung Quốc đã quy hoạch hóa kiến trúc xây dựng trên các đảo chiếm đóng, đa phần các đảo đều được xây dựng theo mô hình này.
Hồng Hạnh
(theo Sina/Back China, vnexpress)
Các bài viết liên quan:
Ý kiến bạn đọc
Bài cùng chuyên mục
- Cuối tháng 7 lũ lụt nhiều nơi ở Trung Quốc
- Dịch covid ở Trung Quốc vẫn tăng cao
- Nhà giàu Trung Quốc chuyển tiền và di cư ra nước ngoài đứng đầu thế giới
- Trung Quốc: Nhiều quan chức cùng 16 nghệ sĩ diễn viên phim “đỏ” qua đời
- Chu Đình muốn ở lại Canada, không muốn về Hồng Kông
- Bắc Kinh thiết quân luật sau cái chết của cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường
- Những bất ổn trong dịp lễ quốc khánh Trung Quốc
- Vì sao Tập Cận Bình thay đổi một loạt lãnh đạo quân đội
- Biển Đông: Philippines sẽ kiện TQ ra Toà vì phá hoại môi trường
Bài mới đăng
- “Lò tiến sĩ” Kim Đôi cùng hàng loạt kỷ lục khoa bảng
- Lịch sử rạp hát cải lương đầu tiên của Việt Nam
- Cội nguồn phát triển tử vi: P9 – Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống nhờ lá số nổi tiếng
- Cội nguồn phát triển tử vi: P8 – Câu chuyện sinh cùng giờ nổi tiếng thời nhà Nguyễn
- Cội nguồn phát triển tử vi: P7 – Lê Quý Đôn truyền ra dân chúng
- Cội nguồn phát triển tử vi: P6 – Bắc tông và Nam tông
- Cội nguồn phát triển tử vi: P5 – Dùng tử vi biết trước cũng không cứu nổi nhà Trần
- Cội nguồn phát triển tử vi: P4 – Củng cố niềm tin giúp đánh bại đại quân Mông Cổ
- Chống tham nhũng sẽ ra sao sau khi mất người “đốt lò” Nguyễn Phú Trọng?
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!