Home » Tiêu biểu sideshow, Xã hội » Thực trạng tai nạn giao thông đường sắt ở Việt Nam
Thống kê 2 tháng đầu năm 2015 tai nạn đường sắt đã có 86 vụ, 37 người chết và 48 người bị thương.
Một tai nạn năm 2005. Ảnh autopro

Một tai nạn năm 2005. Ảnh autopro

Chỉ mới đây thôi vào tối ngày 10/3/2015 tại Quảng Trị xảy ra vụ tai nạn do va chạm giữa tàu SE5 với chiếc ô tô tải 75C-03199. Khi tàu SE5 đến gần đường cắt ngang 100m thì kéo còi báo hiệu tàu sắp qua, khi tàu đến gần đường ngang thì chiếc xe tải đang lưu thông cùng chiều ở trên đường Quốc lộ 1 bật tín hiệu xi nhan rồi băng qua đường sắt.

Dù tàu đã kéo còi và nhấn phanh gấp, nhưng sau 15 giây thì tàu đã va phải ô tô kèm theo một tiếng nổ vang trời. Chiếc xe tải gãy đôi văng ra hai bên tàu, lái tàu tử nạn, đầu tàu SE5 bị đứt lìa, tàu trôi đi một cách tự do.

Đấy chỉ là một tai nạn điển hình gần đây. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tai nạn đường sắt ở Việt Nam cao đến vậy.

Ảnh Báo Giao Thông

Tai nạn ngày 10/3/2015 ở Quảng Trị. Ảnh Báo Giao Thông

Nguy hiểm ở những đường ngang

Theo thống kê của ngành đường sắt thì độ dài đường sắt bắc nam là 3.143 km đi qua 34 tỉnh thành, với 5.784 điểm giao cắt giữa đường sắt với đường bộ (hay đường ngang), đây là nơi mà nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao, 80% số vụ tai nạn nằm ở đây.

Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, trên mạng lưới đường sắt hiện tại, trong số 5.784 đường ngang thì trong đó 555 đường ngang có biển báo, 310 đường ngang có cảnh báo tự động, 651 đường ngang có người gác, 4.268 đường dân sinh tự phát không có biển báo.

Các đường ngang không có biển báo nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao, thậm chí các đường ngang có biển báo, rào chắn nguy cơ vẫn xảy ra tai nạn do người dân không chấp hành hiệu lệnh. Cụ thể vụ tai nạn mới nhất ở Quảng trị đường ngang không có gác chắn nhưng vẫn có biển báo và đèn tự động cảnh báo tự động khi tàu đến, nhưng tai nạn vẫn xảy ra.

Đường ngang, nơi hay xảy ra tai nạn. Ảnh Báo Đồng Nai

Đường ngang, nơi hay xảy ra tai nạn. Ảnh Báo Đồng Nai

Do ý thức người dân?

Thống kê cho thấy cứ một ngày trôi qua thì có 1 người chết vì tai nạn đường sắt (chưa kể số bị thương). Tổng Công ty Đường sắt nhận định có 97% tai nạn là do nguyên nhân khách quan tức là ý thức của người tham gia giao thông gây ra.

Cũng có các chuyên gia không hoàn toàn đồng ý với nhận định này của ngành đường sắt, điển hình như vụ tai nạn đường sắt năm 2011 ở cầu Ghềnh, Đồng Nai, nguyên nhân là nhân viên gác chắn không tuân thủ quy định điều khiển đèn tín hiệu, để phương tiện lưu thông vào lòng cầu. Vì thế Tàu đã đâm liên tiếp vào 6 ô tô trên cầu đang lưu thông chiều ngược lại, khiến 2 người tử vong và 26 người bị thương.

Cơ sở hạ tầng yếu kém

Tuyến đường sắt nồi liền bắc nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là huyết mạch lưu thông của đất nước, là nơi lưu thông một lượng rất lớn hàng hóa cũng như con người. Nhưng hiện nay hệ thống đường ray và tàu đã quá cũ kỹ, công nghệ lạc hậu rất lâu rồi, dù đã có đầu tư nhưng chỉ là nâng cấp trên những cái đã cũ.

Hàng năm mưa lũ làm xuống cấp hệ thống đường ray, các biển báo dọc đường đều quá kém như hồi đầu thế kỷ 20.

Giải pháp nào nhằm hạn chế tai nạn đường sắt

Hầu hết những vụ tai nạn đường sắt là từ ý thức người dân, việc giáo dục hướng dẫn về an toàn giao thông đều được dạy cho học sinh ngay từ cấp 1. Thế nhưng thầy cô, cha mẹ và gia đình lại không ý thức đến an toàn giao thông, khiến học sinh lớn dần lên bị ảnh hưởng không ý thức về an toàn giao thông.

duong ngang 2

Ảnh vnexpress

Vì thế cần phải có hướng dẫn vụ thể an toàn giao thông đường sắt mọi người dân, nhất là với những hộ dân ở gần hay phải lưu thông qua các đường ray.

Cần có rào chắn hai bên đường ray nhằm tách giao thông đường sắt và đường bộ. Các tín hiệu báo tàu đến hiện này là dùng đèn báo, nên không phải ai cũng nhìn thấy, cần có thêm tiếng còi để đảm bảo ai cũng có thể nghe thấy.

80% số vụ tai nạn là ở những đường ngang, mà có đến 4.268 đường ngang dân sinh không có biển báo, cần hạn chế các loại đường ngang tự phát này, cái nào không bỏ được thì cần có biển báo, hoặc tín hiệu.

Các đường ngang nào là điểm nóng hay có tai nạn thì cần làm đường chạy lên trên qua đường ray, hoặc đường hầm phía dưới .

Những giải pháp này sẽ làm giảm thiểu tai nạn và không còn tình trạng mỗi ngày một người chết vì tai nạn đường sắt nữa.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn


01 ý kiến dành cho “Thực trạng tai nạn giao thông đường sắt ở Việt Nam”

  1. chung cư goldmark city 14/03/2015

    đúng là điếc ko sợ súng, nói mãi cũng ko nghe.

    Reply

Ý kiến bạn đọc