Home » Khám Phá, Khoa học » 5 loài động vật tuyệt chủng có thể vẫn còn tồn tại

Tasmanian_Tiger-676x450

1. Chó sói Tasmania (Thylacine)

Được tuyên bố tuyệt chủng vào khoảng năm 1936.

Thylacine trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “loài thú có túi đầu chó”, và còn được gọi là Hổ Tasmania. Chó sói Tasmania xuất hiện trên khắp đảo Tasmania ở Úc và là loài thú có túi ăn thịt lớn nhất trong thời hiện đại.

Dựa vào bằng chứng hóa thạch, người ta cho rằng các thành viên cận huyết của nó đã tồn tại từ 5 triệu đến 23 triệu năm về trước.

Vào cuối năm 2013, một nhóm các nhà tự nhiên học người Anh từ Trung tâm Động vật học Fortean đi khảo sát khu vực hoang dã của đảo Tasmania, nơi con người hầu như không sinh sống. Mặc dù họ không thể chụp được bất kỳ hình ảnh trực tiếp nào của loài động vật này bằng camera theo dõi nhưng các nhà nghiên cứu đều lạc quan rằng một số cá thể vẫn còn tồn tại.

Nhóm nghiên cứu này tuyên bố rằng họ đã phỏng vấn một số nhân chứng đáng tin cậy và thu thập một số mẫu vật được cho là phân của loài động vật này để phân tích DNA.

“[Một nhân chứng] là một người săn bắn có giấy phép đang kiểm soát số lượng chuột túi wallaby. Ông đã nhìn thấy chó sói Tasmania hai lần, ông cũng biết một công nhân lâm nghiệp đã từng nhìn thấy nó một lần. Cả hai đều bắt gặp nó xuất hiện ở phía đông bắc. Chủ của một phòng trà và khu vườn từng nhìn thấy một con ở trung tâm Tasmania. Tony Healy [một trong những thành viên đoàn thám hiểm] đã hé lộ rằng loài động vật này đã từng được nhìn thấy nhiều lần khác nữa trong khoảng thời gian từ năm 1982 đến năm 2012″, theo một bài viết trên Fortean Zoology bởi một trong những thành viên đội thám hiểm.

 

Tasmanian_Tiger-676x450

 

 2. Bồ câu viễn khách

Được công bố đã tuyệt chủng vào năm 1914.

Bay thành từng bầy rộng đến một dặm và dài đến 300 dặm, chim bồ câu viễn khách từng là loài chim có số lượng lớn nhất hành tinh trong thế kỷ 19 cho đến khi nó bị tuyệt chủng vào đầu thế kỷ 20 do bị săn bắn và mất môi trường sống.

Theo Bách khoa toàn thư của Viện Smithsonian, bồ câu viễn khách đã từng chiếm từ 25 đến 40 phần trăm tổng số lượng chim của Hoa Kỳ và số lượng của nó có thể lên đến 3 tỷ đến 5 tỷ vào thời điểm người châu Âu đặt chân lên châu Mỹ.

Chim bồ câu viễn khách là một trong những loài động vật đã tuyệt chủng có thể được hồi sinh bằng phương pháp nhân bản vô tính. Theo Antonio Regalado, biên tập viên cấp cao phụ trách mục kinh doanh làm việc cho tờ báo MIT Technology Review, Quỹ Long Now Foundation đang hỗ trợ tài chính cho một dự án có tên là Phục hồi và Hồi sinh, với ý định hồi sinh loài chim bồ câu viễn khách này.

Regalado trích dẫn lời của ông Hendrik Poinar, một nhà nghiên cứu tại Đại học McMaster, Canada rằng “không chỉ việc khôi phục lại bộ gen của những loài đã tuyệt chủng sẽ trở thành hiện thực mà việc hồi sinh của các loài đã tuyệt chủng là nằm trong tầm tay.”

Một số người theo dõi hoạt động loài chim cho rằng cũng có thể vẫn còn vài con chim bồ câu viễn khách lang thang đâu đó. Tuy nhiên, không ai khẳng định và giới khoa học cũng đồng ý là chúng đã tuyệt chủng, mặc dù vậy, chúng có thể là những ứng cử viên tốt nhất để được hồi sinh.

shutterstock_89668585

 

 3. Voi ma mút lông mịn

Được công bố tuyệt chủng vào khoảng năm 2.000 trước Công nguyên.

Cao 11 feet và nặng đến 6,6 tấn, loài voi ma mút lông mịn sống cùng thời với loài người thời sơ khai khoảng 200.000 năm trước đây ở vùng Á Âu và Bắc Mỹ.

Do bị săn bắn và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên những con voi ma mút cuối cùng được cho là đã chết ở Siberia gần 10.000 năm trước đây.

Tuy nhiên, những quần thể biệt lập vẫn sống sót trên đảo Wrangel ở Bắc Băng Dương cho đến 4.000 năm trước đây. Điều này nêu lên khả năng một số cá thể vẫn có thể tồn tại trong những vùng hoang dã xa xôi của Siberia vẫn chưa được con người khám phá.

Việc hồi phục xác voi ma mút đang gây ra tranh cãi về vấn đề đạo đức rằng liệu chúng ta có nên hồi sinh loài vật này bằng phương pháp nhân bản không. Theo tác giả một bài báo trên TheConversation.com, ông Ian Wilmut, giáo sư danh dự của trường Đại học Edinburgh, là người đầu tiên thực hiện nhân bản động vật có vú, kỹ thuật nhân bản thông thường có thể không khả thi do tình trạng suy thoái của các gen di truyền còn lại trong xác voi ma mút.

https://www.youtube.com/watch?v=JU8QAGhg2Ks

4. Sói Honshu

Được tuyên bố tuyệt chủng khoảng năm 1905.

Loài sói Nhật Bản, đã từng sinh sống trên các hòn đảo Honshu, Shikoku và Kyushu ở Nhật Bản, được biết đến là loài sói nhỏ nhất thế giới, dài 35 inch và cao 12 inch.

Số lượng sói Honshu đã bắt đầu giảm vào năm 1732 khi người ta phát hiện ra bệnh dại lần đầu tiên ở Kyushu và Shikoku. Virus dại này có thể đã bị truyền nhiễm từ chó nhà. Theo nhà động vật học và sinh vật học Anne-Marie Hodge, tác giả một bài viết trên scilogs.com, có khả năng con người đã cố tình phát tán loại virus này để tạo ra một cái cớ để tiêu diệt loài sói này ở khu vực họ sinh sống.

Mặc dù bị tuyên bố tuyệt chủng vào năm 1905, một bức ảnh cho thấy một cá thể vẫn còn tồn tại cho đến năm 1910.

Theo Brent Swancer, nhà nghiên cứu người Mỹ về cryptid (là loài động vật không được khoa học xác nhận sự tồn tại), tác giả một bài viết trên cryptomundo.com, vào đầu những năm 2000, nhà động vật học và chuyên gia về loài sói người Nhật Bản, ông Yoshinori Imaizumi, và đồng nghiệp của ông, ông Mizuko Yoshiyuki, đã thực hiện một phân tích kỹ lưỡng và chi tiết về bức ảnh này và kết luận rằng cá thể này thực sự là một con sói Honshu.

Swancer cũng nêu lên khả năng loài sói Nhật Bản có thể vẫn còn tồn tại, dựa trên số lượng các trường hợp nhìn thấy, hình ảnh, và thỉnh thoảng có các bản báo cáo về xác của chúng

Hongshu_wolf1

 

5. Loài khủng long Mokele-mbembe

Tuyệt chủng khoảng 65 triệu năm trước đây.

Mokele-mbembe có ý nghĩa là “con vật chặn lại dòng chảy của các con sông”, là một loài bò sát to lớn có cổ dài và đuôi dài. Loài sinh vật huyền thoại này được cho là sinh sống sâu trong lưu vực sông Congo ở Trung Phi và các nhà nghiên cứu cryptid từng cho rằng nó là một con khủng long chân thằn lằn (Sauropod).

Mặc dù các bài báo cáo đã lưu hành trong hai thế kỷ qua nhưng những người hoài nghi chỉ ra rằng không có bức ảnh hoặc bằng chứng hiện hữu nào được tìm thấy.

William Gibbons, một nhà thám hiểm với bằng tiến sĩ Nhân học Văn hóa tại trường Cao đẳng Warnborough, Oxford, đã thực hiện chuyến thám hiểm sâu vào Congo. Gibbons đã gặp mục sư Eugene P. Thomas và được kể lại rằng những người lùn pygmy, một bộ lạc địa phương nằm gần hồ Tele, đã giết chết một trong những con Mokele-Mbembe vào năm 1959.

Chuyện kể rằng bộ lạc này đánh bắt cá hàng ngày ở các con sông nơi các Mokele-Mbembe từng đi lang thang xung quanh để tìm kiếm thức ăn thực vật. Những người pygmy đã quyết định dựng lên một hàng rào ngang qua con sông để hoạt động đánh bắt cá của họ không bị gián đoạn. Tuy nhiên, khi nhìn thấy những con Mokele-Mbembe cố gắng phá hàng rào, những người pygmy đã đâm lao vào một trong số chúng cho đến chết và sau đó xẻ nó thành từng mảnh. Họ phải tốn mất mấy ngày mới xẻ xong thịt con vật này.

Theo blog của Gibbon trên anomalist.com , bộ lạc này đã mô tả với ông Thomas rằng con vật này “lớn hơn một con voi rừng với một cái cổ dài, một cái đầu nhỏ giống thằn lằn, được trang trí với cái diềm như chiếc lược. Nó có một cái đuôi dài linh hoạt, da màu nâu đỏ mịn và bốn chân lùn mập nhưng mạnh mẽ với các ngón chân có vuốt”.

https://www.youtube.com/watch?v=4HXKjZL9dVA

Nguồn: vietdaikynguyen.com

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc