Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Việt Nam ngả về Trung Quốc hay Mỹ?
Ở Việt Nam từ lâu đã có nguồn tin rằng, các cấp lãnh đạo có hai hướng, một hướng ngả về Trung Quốc và một hướng muốn ngả về Mỹ.
phung-quang-thanh

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh (phải) bắt tay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter trong cuộc gặp tại Hà Nội ngày 1/6/2015.

Việt Nam ngả về Mỹ hay Trung Quốc?

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tuyên bố Việt Nam cần cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ, ‘không đi với nước lớn này để chống lại nước lớn khác’.

Truyền thông trong nước dẫn tuyên bố của đại tướng Phùng Quang Thanh tại buổi thảo luận về an ninh quốc phòng chiều 22/10 ở Quốc hội khẳng định Việt Nam theo đường lối đối ngoại tự chủ, không ngả về bên nào hay bị chi phối bởi nước nào.

Ông Thanh nói chỉ cần ‘lệch lạc, đứng về một nước lớn nào quay lưng lại nước lớn khác sẽ gây phức tạp’.

Phát biểu của lãnh đạo ngành quốc phòng Việt Nam được đưa ra giữa bối cảnh quan hệ Việt – Trung tuột dốc xuống mức thấp nhất vì tranh chấp Biển Đông và bang giao Việt – Mỹ ngày càng trở nên nồng ấm.

Washington đang chuyển trọng tâm về Châu Á để kiềm chế Trung Quốc ‘giương oai diễu võ’ trong lúc Hà Nội tìm cách xích lại gần hơn với cường nước cựu thù để đối phó với sự o ép về nhiều mặt của Bắc Kinh.

Từ sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 xâm nhập vùng biển Việt Nam hồi tháng 5 năm ngoái, Bắc Kinh không ngừng thách thức chủ quyền của Hà Nội từ các hoạt động tuần tra, gây hấn, tấn công tàu bè, xây đảo nhân tạo, cho tới đặt các cơ sở quân sự-dân sự kể cả phi đạo và hải đăng tại các khu vực đôi bên đang tranh chấp.

Các hành động khiêu khích và bất chấp luật lệ của Trung Quốc bị quốc tế lên án là đe dọa hòa bình khu vực cũng như an ninh của các nước lân cận, trong đó có Việt Nam, khiến dân Việt ngày càng mất lòng tin vào người láng giềng ‘4 tốt’.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam kêu gọi ‘Trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam cần hữu nghị với cả hai. Có như vậy, chúng ta mới giữ được thế cân bằng, chủ động, và độc lập’.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Hà Nội không thể có được mối quan hệ tốt ‘song hành’ như mong muốn giữa các tham vọng và hiểm họa gia tăng từ Trung Quốc.

Theo giới phân tích, để tương lai nước Việt không bị định đoạt bởi Trung Quốc, Hà Nội cần nhận rõ đâu là bạn tốt, đâu là kẻ trục lợi mà căng thẳng Biển Đông chính là cơ hội giúp Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ đại học Maine (Hoa Kỳ) chuyên nghiên cứu lịch sử Đông Nam Á, Đông Á, quan hệ Mỹ – Á nhận định:

“Để nắm được cơ hội đó, Việt Nam cần phải dứt khoát. Mỹ đã dọn bàn cổ cho Việt Nam, trong đó có TPP. Việt Nam giờ chỉ cần làm sao chuẩn bị để được hưởng những cái lợi đó. Tôi nghĩ Việt Nam bây giờ đã thấy được giữa cái tương lai và sự nguy hiểm cho đất nước như thế nào”.

Luật sư Lưu Tường Quang, một người am hiểu tình hình Biển Đông nguyên là một nhà ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa, bày tỏ kỳ vọng:

“Nếu họ chuyển trục, nếu Hiệp định TPP được Quốc hội Mỹ chuẩn y và có hiệu lực, thì cơ hội Việt Nam chịu uống thuốc đắng để dã tật, để phần nào bớt lệ thuộc vào Trung Quốc có thể xảy ra. Không những xảy ra về phương diện kinh tế mà cả luôn về mặt chính trị. Tôi hy vọng với sự đe dọa rất lớn từ Trung Quốc, đại hội đảng lần thứ 12 năm 2016 sẽ đi tới một quyết định tương tự như đại hội 6 năm 1986. Nếu những điều này trở thành sự thật, đại hội 12 sẽ có tầm vóc chuyển đổi Việt Nam từ chế độ cộng sản độc tài lệ thuộc Trung Quốc thành một nước Việt Nam độc tài nhưng thân Mỹ. Điều đó có lợi cho đất nước chúng ta, theo nghĩa là chúng ta bớt lệ thuộc vào Trung Quốc”.

Các chuyên gia cho rằng để quan hệ Việt – Mỹ ngày nay được thật sự khắng khít, ngoài việc Việt Nam phải cải thiện nhân quyền, Washington cũng cần tạo lòng tin cho Hà Nội.

Luật sư Quang chia sẻ quan điểm:

“Để Việt Nam tin tưởng hơn vào Hoa Kỳ, Mỹ nên tháo gỡ hoàn toàn lệnh cấm vận võ khí sát thương để giúp Việt Nam có được phương tiện quân sự chống trả Trung Quốc trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công bằng đường bộ”.

Nhiều người nói trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam hiện chưa thống nhất được chính sách thân Tây hay thân Tàu. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng không có phe thân Tây hay thân Tàu trong ban lãnh đạo đảng, mà chỉ có một phe quyết giữ cho được độc tài của đảng Cộng sản vì lợi ích nhóm

Trà Mi

Theo VOA


3 ý kiến dành cho “Việt Nam ngả về Trung Quốc hay Mỹ?”

  1. hiep trinh 26/10/2015

    Viet nam da danh nhau voi tau va My roi, bon Tau cho nguoi VN deu ghet no la loai choi ban thiu. Nhung vi tri dia ly ta gan no nen moi viec xu ly nhay cam. Ta can My lam doi trong TQ va hop tac My de on dinh bien dong va mua vu khi bao ve Toquoc. Mac du noi VN ko nha ben nao nhung toi tin VN se choi voi My. Toi ung ho quan diem Hanoi.

    Reply
  2. Hoàng 14/11/2015

    Luật sư Lưu Tường Quang là ai mà nói chuyện nghe có phong cách chợ rẫy thế?Chắc đang bên Mỹ nhặt ve chai đây.Mỹ là bạn,TQ cũng là bạn.Chỉ có điều tuỳ tính cách của mỗi người bạn để mà chơi thôi.Còn VN ko đa đảng vì để tránh sự phức tạp của nó.Ko đa đảng để tránh làm bù nhìn và tránh làm phương tiện kinh doanh của nước khác.Đó là quyết định đúng.Tôi chả thấy ĐCSVN độc tài chỗ nào cả,tôi thấy người dân chúng tôi có quyền lên tận mây xanh.Tôi đề nghị ls LTQ về học lại tiếng việt để hiểu nghĩa của hai từ gọi là độc tài nhé.

    Reply
  3. quang thanh 14/11/2015

    Con LON HEO NAC ho Phung trong ma ghe tom. Vua ngu vua hen, bon doc tai csvn chi toan loai suc vat nhu han thoi

    Reply