Home » Thế giới » Dù báo chí nói Donald Trump không phù hợp, vẫn nhiều phiếu bầu cho ông

Nhiều bài báo nhìn nhận ông Donald Trump không hoàn toàn phù hợp với chiếc ghế tổng thống. Tuy vậy, phiếu bầu dành cho ông dường như thể hiện điều ngược lại. Vậy là việc đề cử Donald Trump làm tổng thống đã nhận được 2 luồng ý kiến trái ngược nhau. 

Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Donald Trump làm Tổng thống – mối nguy lớn cho kinh tế toàn cầu
Theo hãng nghiên cứu Economist Intelligence Unit, việc này có thể gây xáo trộn kinh tế thế giới, làm tăng rủi ro chính trị và an ninh cho Mỹ.
Donald Trump thắng cử được đánh giá nằm trong top 10 rủi ro lớn nhất với kinh tế thế giới. Nó còn xếp trên việc Anh rời Liên minh châu Âu. Trong khi đó, khả năng Trung Quốc hạ cánh cứng (suy giảm kinh tế nghiêm trọng), Nga can thiệp vào Ukraine và Syria đứng trước nguy cơ chiến tranh lạnh được đánh giá là các sự kiện nguy hiểm hơn.

“Đến nay, ông Trump công khai rất ít chi tiết về chính sách của mình“, EIU cho biết trong báo cáo đánh giá rủi ro toàn cầu vừa công bố. Hãng chấm điểm các rủi ro trên thang 25. Trong đó, Trump thắng cử được đánh giá 12 điểm, ngang với rủi ro “khủng bố đe dọa kinh tế toàn cầu”.
Top 10 rủi ro toàn cầu, theo đánh giá của EIU.
Ông ấy đặc biệt thù địch với thương mại tự do, trong đó có NAFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ) và luôn cho rằng Trung Quốc “thao túng tiền tệ”, EIU cho biết. Họ nhận xét những bình luận cứng rắn của Trump về Mexico và Trung Quốc “có thể khiến chiến tranh thương mại leo thang nhanh”.

Trump kêu gọi xây “một bức tường lớn” ở biên giới Mỹ – Mexico, để ngăn nhập cư bất hợp pháp và buôn lậu ra ngoài Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump còn ủng hộ xử tử gia đình của những kẻ khủng bố, tiến quân vào Syria để đánh IS và chiếm nguồn dầu mỏ của lực lượng này.

“Quan điểm quân sự hóa của ông ta với Trung Đông và việc cấm người Hồi giáo đến Mỹ sẽ khiến các nhóm khủng bố đắc lợi vì có thêm nhân lực, từ đó làm tăng rủi ro cho cả khu vực và trên thế giới”, EIU cho biết. Đây cũng chính là mối lo mà những người chỉ trích ông Trump từng nêu ra.

Tuy nhiên, doanh nhân này vẫn đang tiến gần đến tấm vé đề cử tổng thống từ Đảng Cộng hòa sau khi giành chiến thắng tại nhiều cuộc bỏ phiếu sơ bộ. Trump chưa từng có kinh nghiệm chính trị trước đây. Hôm qua, ông này còn cảnh báo những người ủng hộ mình sẽ “gây bạo loạn” nếu ông không được chọn là người đại diện cho Đảng.

Trong trường hợp được chọn làm ứng viên Đảng cộng hòa và sau đó thắng cử làm Tổng thống, EIU dự báo việc hoạch định chính sách trong nước và quốc tế của Mỹ sẽ gặp khó. “Sự ghét bỏ từ chính Đảng Cộng hòa, và thái độ thù địch khó tránh từ đảng Dân chủ, sẽ khiến rất nhiều chính sách mạnh tay sau này của Trump bị mắc kẹt tại Quốc hội”, EIU kết luận.

Donald Trump trong mắt các lãnh đạo thế giới

Donald Trump hứng chịu nhiều chỉ trích từ các chính trị gia quốc tế, nhưng cũng nhận được sự ủng hộ từ một số người, tiêu biểu là Tổng thống Nga Putin.

Các chính trị gia nước ngoài đang lên tiếng bày tỏ quan điểm về những phát biểu “bạo miệng” của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump. Những phản ứng này từ các lãnh đạo thế giới là chưa từng có tiền lệ, sử gia James Thurber, người nghiên cứu về các tổng thống Mỹ tại Đại học Mỹ ở Washington, bình luận.

“Tôi chưa từng thấy các lãnh đạo nêu ý kiến khi cuộc bầu cử tổng thống đang diễn ra, và đặc biệt là khi mới trong giai đoạn bầu cử sơ bộ”, USA Today dẫn lời ông Thurber, cho biết. “Việc này có liên quan đến những phát biểu thái quá của ông Trump về cuộc chiến ở Syria, người Hồi giáo, các nước nói tiếng Tây Ban Nha, người nhập cư và thương mại. Ông ấy thực sự đã làm nhiều người tức giận”.

Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto hồi đầu tuần này đưa ra một trong những chỉ trích gay gắt nhất, nói rằng giọng điệu của ông Trump làm gợi nhớ đến trùm phát xít Italy Benito Mussolini và trùm phát xít Đức Adolf Hitler.

Ông Peña và các chính trị gia Mexico tức giận trước tuyên bố của tỷ phú về việc xây dựng một bức tường để ngăn người nhập cư Mexico vào Mỹ, và Mexico phải trả tiền xây nó. Ông Peña tuyên bố Mexico không đời nào làm vậy.

Rõ ràng, khả năng ông Trump trở thành tổng thống Mỹ đã gây ra “cảm giác tuyệt vọng” tại Mexico, ông Bill Richardson, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, nhận xét.

Ông Richardson nói thêm rằng không chỉ Mexico lo lắng về triển vọng ông Trump trở thành tổng thống. Lời hứa “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” của tỷ phú này đại diện cho một chính sách cô lập, phản ánh sự thất vọng của nhiều cử tri Mỹ về tình hình đất nước hiện tại, nhưng đó là quan điểm gây lo ngại cho các lãnh đạo nước khác, Richardson nói.

“Thế giới than vãn về điều đó, vì mặc dù chúng ta có mắc sai lầm, thế giới vẫn muốn chúng ta đóng vai trò dẫn dắt”, ông bình luận.

Lãnh đạo một số đồng minh của Mỹ như Canada, Ireland, Anh, Pháp, Đức, Israel và Arab Saudi đã có phản ứng tiêu cực với ông Trump.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ảnh: Reuters

Một ngày sau đó, ông Trudeau dịu giọng hơn. “Tôi sẽ không ‘gây hấn’ với Donald Trump vào thời điểm hiện tại”, ông nói. “Rõ ràng là tôi không ủng hộ ông ấy. Nhưng tôi đang theo dõi tình hình rất sát sao. Tôi nghĩ đây thời điểm rất quan trọng của Mỹ”, thủ tướng Canada nói thêm.Thủ tướng Canada Justin Trudeau cuối tuần trước chỉ trích cách tiếp cận của ông Trump về người nhập cư và người tị nạn. “Cởi mở và tôn trọng lẫn nhau là cách để giải tỏa hận thù và giận dữ hiệu quả hơn nhiều so với bức tường lớn và chính sách áp bức”, ông Trudeau nói.

Tại Đức, nước đang phải đối mặt với khủng hoảng di cư, Phó thủ tướng Sigma Gabriel cuối tuần trước nói rằng “tất cả những tư tưởng dân túy cánh hữu của ông Trump không chỉ là mối đe dọa đối với hòa bình và sự gắn kết xã hội, mà còn cả phát triển kinh tế”.

Hồi tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng tuyên bố của ông Trump về việc kêu gọi một lệnh cấm tạm thời đối với người Hồi giáo đến Mỹ là “chia rẽ, ngu ngốc và sai lầm”. Một số thành viên nghị viện Anh thậm chí còn muốn cấm ông Trump đến nước này.

Tại Trung Đông, hoàng tử Arab Saudi Abdulaziz al-Saud nói rằng ông Trump nên rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng. Hai người còn bất hòa trên mạng xã hội vào cuối tháng một, sau khi ông Trump đăng trên Twitter hình ảnh được chỉnh sửa, cho thấy người dẫn chương trình Fox News Megyn Kelly đứng bên cạnh hoàng tử Arab, với lời đề sai lầm rằng hoàng tử là đồng sở hữu của Fox News.

Hoàng tử Arab nói rằng mình chỉ là một nhà đầu tư nhỏ trong công ty mẹ của Fox News và phàn nàn về hình ảnh này. Hoàng tử còn chỉ ra rằng trong những năm 1990, ông đã giúp ông Trump vượt qua khó khăn tài chính.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng là người phản đối ông Trump. Tỷ phú Mỹ hồi tháng 12 hủy chuyến thăm ​​tới Israel, sau khi ông Netanyahu chỉ trích kế hoạch cấm người nhập cư Hồi giáo đến Mỹ của ứng viên đảng Cộng hòa này.

donald-trump-trong-mat-cac-lanh-dao-the-gioi-2

Tổng thống Nga Putin là một trong số các lãnh đạo khen ngợi tỷ phú Trump. Ảnh:Reuters

Tuy nhiên, tỷ phú Trump lại giành được sự ủng hộ từ một số nhà lãnh đạo. Tổng thống Nga Putin tháng 12 năm ngoái ca ngợi ông Trump là “thông minh, tài năng” và là “người dẫn đầu tuyệt đối trong cuộc đua tổng thống”. Tỷ phú chỉ vài giờ sau đã đáp lại rằng lời khen ngợi của ông Putin là một “vinh dự lớn”.

“Ông ấy đang nói về việc chuyển sang một cấp độ quan hệ khác, một mối quan hệ sâu sắc và gần gũi hơn với Nga”, ông Putin nói. “Làm sao chúng tôi có thể không hoan nghênh việc đó cơ chứ? Tất nhiên là chúng tôi rất hoan nghênh”.

Ông Jean-Marie Le Pen, cựu lãnh đạo đảng cánh hữu National Front có quan điểm chống nhập cư ở Pháp, tuyên bố rằng: “Nếu tôi là người Mỹ, tôi sẽ bỏ phiếu cho ông Donald Trump”.

Lãnh đạo đảng Tự do ở Hà Lan, ông Geert Wilders, người có quan điểm chống nhập cư và chống Hồi giáo, cũng viết trên Twitter rằng ông Trump “sẽ mang đến điều tốt lành cho Mỹ và châu Âu. Chúng ta cần các nhà lãnh đạo dũng cảm”.

Danielle Pletka, một nhà phân tích chính sách của đảng Cộng hòa và nước ngoài tại Viện Doanh nghiệp Mỹ nói rằng, cho dù ủng hộ hay phản đối ứng viên Trump, các lãnh đạo thế giới đừng nên “nhúng mũi” vào nền chính trị Mỹ.

“Đó không phải là việc của họ”, Pletka, người không ủng hộ ông Trump, nói. “Đây là cuộc bầu cử của chúng tôi, không phải của họ”.

Sử gia Thurber bình luận rằng tỷ phú Trump có thể sẽ dịu giọng hơn nếu trở thành tổng thống, tuy nhiên, “sẽ rất khó khăn để làm việc với các nhà lãnh đạo đã công khai chỉ trích ông ấy”, ông nói.

“Nhưng dù gì, chúng ta cũng là Mỹ, nước giàu và quyền lực nhất thế giới, vì vậy họ vẫn sẽ phải làm việc với ông ấy”, ông Thurber nhận xét.

Kết luận 

Nhìn nhận các đánh giá khác nhau về Trump, có thể thấy rõ một điều dường như Trump đang được lòng các nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa và các phần tử khủng bố. Rồi một đất nước phát triển như Mỹ sẽ như thế nào khi rơi vào tay một người thích đấu đá, thích sử dụng quyền lực như một công cục phục vụ mục đích cá nhân, không có sự thấu hiểu và tôn trọng con người. Nhìn cách giải quyết rắc rối khi đối mặt với phần tử kích động của Obama và Trump trong video dưới đây sẽ thấy tính cách khác biệt hoàn toàn.

https://www.youtube.com/watch?v=j4FYI_2e7BQ

Trong video, ứng viên tranh cử tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump tán dương việc người ủng hộ ông này đấm lại một người phản đối gây rối tại sự kiện ở Fayetteville, North Carolina. Video cũng cho thấy cách hành xử của ông Obama tại các sự kiện phát biểu về việc trục xuất người nhập cư năm 2013 và 2014. Những người phản đối hò hét và làm gián đoạn bài diễn thuyết của tổng thống Mỹ, nhưng ông yêu cầu mật vụ không đưa những người này ra ngoài.

Đối lập với cách phản ứng mạnh mẽ của tỷ phú Trump, Tổng thống Obama khá mềm mỏng với những người người gây rối trong khi đang diễn thuyết.

Cổ nhân từng nói: “Vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi, vật dĩ ác tiểu nhi vi chi”, nghĩa là, đừng tưởng việc thiện nhỏ mà không làm, đừng tưởng việc ác nhỏ mà lại chủ quan thực hiện. Việc nhỏ có thể thành tựu một người, nhưng việc nhỏ cũng có thể làm hủy hoại một con người, thậm chí một quốc gia. Vậy nên mới có câu:“Mang chí lớn, nể tiểu tiết”. Bắt đầu từ việc nhỏ, từ xung quanh mình, chân đi vững bước, sau đó ắt thành tựu tự mình. Một người xấu tốt ra sao cũng thông qua những hành động nhỏ mà biết được. Một đất nước phát triển mạnh hay yếu, xã hội có hòa bình hạnh phúc hay đau khổ đều phụ thuộc khá lớn vào người đứng đầu. Người lãnh đạo tốt sẽ khiến quốc gia ấy đẹp hơn, giàu hơn, lâu dài hơn, ngược lại, 

Cuộc tranh vẫn chưa kết thúc nên ai là người tiếp theo vẫn còn là một ẩn số. Hãy đợi và xem ai sẽ xứng đáng là tiếp nối Obama làm tổng thống Mỹ.

Tổng hợp nguồn từ daikynguyenvn.com, youtube và vnexpress.

01 ý kiến dành cho “Dù báo chí nói Donald Trump không phù hợp, vẫn nhiều phiếu bầu cho ông”

  1. david 19/03/2016

    Toi ung ho ong Trump neu ong ay hoa Nga va tuyen chien voi tau cong ca ve kinh te va quan su

    Reply

Ý kiến bạn đọc