Home » Thế giới » Trung Quốc thực sự muốn bá chủ Biển Đông
Trung Quốc không chỉ bành trướng lãnh hải trên Biển Đông bằng các tuyên bố bá quyền và xua tàu cá ra ngư trường của các nước láng giềng mà còn quân sự hóa khu vực này.

Chuyên gia Nga: Trung Quốc muốn bá chủ quân sự ở Biển Đông.

Trung Quốc đang cố gắng để chứng tỏ rằng quyền bá chủ quân sự trong khu vực về mọi mặt chứ không phải là Mỹ.

Malaysia ngày 25/3 đã lên tiếng phản đối việc hơn 100 tàu cá Trung Quốc xâm nhập lãnh hải nước này ở Biển Đông đánh bắt trái phép. Một ngày trước đó, Indonesia cũng đưa ra phản ứng tương tự.

Trung Quốc, đã đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông, biện minh rằng các tàu cá nước này chỉ đánh bắt trong “ngư trường truyền thống của mình”. Tuy nhiên, tuyên bố này được các nước ASEAN xem là không thể chấp nhận.

Chuyên gia Nga: Trung Quốc muốn bá chủ quân sự ở Biển Đông - Ảnh 1
 

Theo tờ Pravda của Nga, không chỉ bành trướng lãnh hải trên Biển Đông bằng các tuyên bố bá quyền và xua tàu cá ra ngư trường của các nước láng giềng, Bắc Kinh còn đang quân sự hóa khu vực này bằng cách xây dựng các đường băng quân sự, triển khai máy bay chiến đấu, tên lửa chống hạm, radar, pháo phòng không tới các đảo và đảo nhân tạo ở Biển Đông mà họ đóng chiếm bằng vũ lực.”Luận điểm của chính phủ (Trung Quốc) khi tự xưng là ngư trường truyền thống là một sự coi thường luật pháp quốc tế”, tờ Bangkok Post bình luận.

Việc Trung Quốc triển khai phi pháp tên lửa trên đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) mà Trung Quốc đánh chiếm bằng vũ lực trong năm 1874 sẽ gia tăng sức mạnh cho nước này thực hiện tham vọng thống trị Biển Đông, thiết lập cái gọi là “khu nhận diện phòng không” như cái Bắc Kinh tạo ra ở vùng biển Hoa Đông tranh chấp với Nhật Bản, tờ Pravda nhấn mạnh.

Tờ Pravda cho rằng chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay không phải là mới, nó chỉ là sự tiếp nối các chính sách từ thời Đặng Tiểu Bình, trong đó mở rộng quyền kiểm soát Biển Đông bằng vũ lực.

Alexey Maslov, người đứng đầu Trường Kinh tế cấp cao của Nga, cho rằng Trung uốc đang cố gắng để chứng tỏ rằng quyền bá chủ quân sự trong khu vực về mọi mặt chứ không phải là Mỹ. Đối với Bắc Kinh, luật pháp quốc tế nằm trong tay kẻ mạnh.

Theo ông, quân sự là một phần của chính sách đối ngoại mà Trung Quốc tích cực theo đuổi kể từ đầu năm 2013.

Trên cơ sở của chính sách này, Trung Quốc không chỉ tăng cường sức mạnh quân sự bằng cách trang bị nhiều vũ khí mới cho quân đội mà còn dùng nó để gây áp lực cho các nước láng giềng.

Theonguoiduatin.vn


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc