Home » Tiêu biểu sideshow, Xã hội » Đất nước mình ngộ quá phải không anh!!
Mấy ngày hôm nay trên mạng xã hội facebook xuất hiện bài thơ “đất nước mình ngộ quá phải không anh”, bài thơ này rất nhanh chóng lan nhanh trên facebook.
Hãy để bãi biển Việt Nam mãi đẹp thế này. Ảnh internet

Hãy để bãi biển Việt Nam mãi đẹp thế này. Ảnh internet

Sau đây là nội dung toàn bài thơ, nói lên nỗi lòng của một người Việt đối với đất nước mình:

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH

Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…

Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…

Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

TRẦN THỊ LAM (Hà Tĩnh)

Tác giả Trần Thị Lam là một giáo viên dạy văn Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh.

Sau bài bài thơ này được phổ biến rộng rãi trên mạng xã hội thì công an đã mời cô Lam lên làm việc và sách nhiễu, facebook của cô giáo bị đóng, 

Cập nhật tình hình cô giáo Lam (chiều ngày 28/4)

Sau khi bài thơ “đất nước mình ngộ quá phải không anh” của cô giáo Trần Thị Lam được phổ biến trên mạng, ngày 27/4 công an đã làm việc với cô Lam và yêu cầu cô giáo phải xóa bài thơ này, facebook của cô cũng bị xóa, nhà trường cũng xem xét hình thức kỷ luật với cô giáo, nhiều người thân lo lắng cô có thể bị khởi tố hình sự vì bài thơ này.

Đến hôm nay (28/4) khi tin cô giáo phải làm việc với công an lan khắp nơi, trước sự phản ứng của cộng đồng mạng, nhà trường chỉ dứng ở mức cảnh cáo cô giáo nhưng chưa dám kỷ luật.

Đến trưa hôm nay facebook cô giáo Lam đã hoạt động trở lại https://www.facebook.com/an.nhu.775

Ánh Sáng

 

 

Chuyên đề:

92 ý kiến dành cho “Đất nước mình ngộ quá phải không anh!!”

  1. nong tran 28/04/2016

    bai tho dung va sau sac. co quan chac nang nao bat co giao vo ly vo y chi. hay nguoi dan viet hay dung len doi cong ly

    Reply
    • Lan võ 01/05/2016

      Có ai làm phiền sách nhiễu cô ấy đâu bạn. Ba cái bài báo này tào lao lắm toàn thổi phồng ko à

      Reply
  2. nong tran 28/04/2016

    nuc cuoi cho ke nao dam bat co giao do.

    Reply
  3. Thành 28/04/2016

    Thật tuyệt

    Reply
  4. Tuan hung 28/04/2016

    Bài thơ rất hay, tôi mong Chị sẽ được bình an trước những gì sắp tới sẽ đến với Chị!!!

    Reply
    • KƯ SĨ 29/04/2016

      Một số kẻ u mê cũng đã tính manh động hại cô giáo này nhưng chúng sợ bị ném đá như vụ cô giáo ở An Giang và vụ quán XIN CHÀO. Hoan hô Internet đã trợ giúp cho những người lương thiện bị áp bức, đối xử bất công !

      Reply
    • Tên bạn (bắt buộc) 30/04/2016

      Ban viet bai nay hay qua

      Reply
    • Lan võ 01/05/2016

      Có ai làm phiền sách nhiễu cô ấy đâu. Cô ấy cũng ko bị kỉ luật mà. Báo toàn đăng vớ vẩn câu view

      Reply
  5. Lê Tuấn 28/04/2016

    Cám ơn chị đã cam đảm đặt ra những câu hỏi này mà đáng lý tất cả chúng ta, là công dân VN từ khi biết suy nghĩ, phải có bổn phận làm điều này.

    Lời thơ nhẹ nhàng, trong sáng tuy mang một buồn chua xót cho hoàn cảnh bi đát của đất nước dù đã có rừng vàng-biển bạc, thân phận của người dân Việt mình, đã hơn 40 năm sống trong hòa bình mà sao vẫn cơ cực quá sức dù đã và đang không thiếu chất xám cũng như sức chịu đựng gian khổ!

    Reply
    • Nghiêm Trọng Hóa 30/04/2016

      Ai cũng trăn trở và bức xúc như thế,chỉ có điều là phầ đông không có khả năng chắp nên vần điệu tài tình đến mức như cô giáo LAM đó thôi; chính vì lẽ đó ai đọc được bài thơ cũng thấy là tâm trạng của mình…Đó chính là sức lan tỏa mạnh mẽ của bài thơ.

      Reply
  6. hoàng anh 28/04/2016

    Không có những người như Cô thì chẳng nhẽ chúng ta cứ mãi ru ngủ nhau à?

    Reply
  7. Huy nhật 28/04/2016

    Quá hay! Quá đúng

    Reply
    • Le Hong Hanh 28/04/2016

      Nếu vì bài thơ này mà bắt cô giao thì lãnh đạo Đảng và Nhà nước đứng bao giờ nói đến “”Dân chủ”. Nếu tôi có quyền quyết định thì xin mời cô giao Lam làm chuyên gia cho Ban Tuyên giáo. Những trăn trở đó mới thấy cô đáng kính trọng biết bao. MOng rằng các nhà lãnh đạo cũng trăn trở như vậy.

      Reply
  8. Thơ-Thơ 28/04/2016

    ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ?

    Đất nước mình ngộ quá phải không anh
    Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
    Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
    Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

    Đất nước mình lạ quá phải không anh
    Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
    Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
    Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…

    Đất nước mình buồn quá phải không anh
    Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
    Rừng đã hết và biển thì đang chết
    Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…

    Đất nước mình thương quá phải không anh
    Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
    Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
    Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…

    Đất nước mình tủi quá phải không anh
    Hoàng Sa, Trường Sa – bạn đang xây cất
    Những hạm đội không chìm hướng tiếp tới chúng ta
    “Giữ trọn chủ quyền” chỉ còn là lới nói đúng của ông cha…

    Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
    Anh không biết em làm sao biết được
    Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
    Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

    Reply
  9. Nguyên nông 28/04/2016

    Từ ngày biết đọc thơ đến giờ đã gần bốn mươi năm, tôi thấy bài này gần gũi quá mà hay quá. Việc bình luận tôi không hề dám. Tôi chỉ biết chị đúng.

    Reply
  10. NHẤT HUY 28/04/2016

    Đề nghị tác giả Ánh Sáng của Tin đa chiều xác minh thông tin cẩn trọng trước khi đăng bài. Sự thật cô giáo Lam không hề bị CA hay nhà trường kỷ luật…

    Reply
  11. Quang Sáng 28/04/2016

    Bài thơ sâu sắc, táo bạo, ngang tầm với bài “Mùa xuân nhớ Bác” trước đây.

    Reply
    • HTH Huyền 0906 29/04/2016

      Đúng quá bạn ạ.
      NHưng đấu tranh thì tránh đâu cho được!

      Reply
  12. Dũng 28/04/2016

    Lời cảnh báo rất nhiều ý nghĩa mà sao bây giờ mới đăng thế nhỉ

    Reply
  13. võ văn lập 28/04/2016

    Bài thơ này quá đúng và quá hay, kỷ luật cô Lam là vi phạm như cô giáo ở An Giang đấy.

    Reply
  14. Đình lực 28/04/2016

    Sắp loạn đến nơi rồi. Xã hội bất công nếu cô giáo Lan bị kỉ luật,

    Reply
  15. đinh trang 29/04/2016

    Quê tôi nắng gió đã rồi!
    Giờ thêm cá chết đứng ngồi ở đâu?

    Reply
  16. Lương thị Ngoãn 29/04/2016

    Tôi đọc xong bài thơ thấy cảm động , khóc rưng rưng , sao các cố nhân lãnh đạo mình không làm được việc đó nhỉ , mặc dù thực sự rất đúng , giặc pháp , Mỹ , cho đến quân Nguyên mông còn đánh thắng mà giặc trong nước tàn phá mà khó nhỉ . Tin cô giáo bị công an gọi là láo , cô này phải đưa vào ban tư vấn trung ương hoặc lãnh đạo cấp cao để lo cho dân cho đất nước

    Reply
  17. Bài thơ hay quá, nhưng đất nước mình do đời hiện tại của mình k biết giữ, không biết tôn tạo,k biết bảo vệ. Cái câu mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ô cha để lại, là sai vơi hiện tại, đời ô cha ta dành lại đất nước từ tay giặc mới có hòa bình cho con cho cháu giờ con cháu k biết tôn vinh. K biết giữ có trách thì trách xh hiên tai chư đâu thể trách ô, cha ta.

    Reply
    • minh trí 29/04/2016

      Bạn hiểu sai ý của tác giả, người ta nói ở đây là 80 nghìn tỷ của vinashine 80 nghìn tỷ của vinaline kìa, mỗi người dân oằn mình gánh 2 triệu đồng đấy, thế là không phải con cháu sinh ra đã gánh nợ nầng sao?
      bạn nên tư duy đi nhé

      Reply
      • KƯ SĨ 29/04/2016

        Hình như theo thống kê mới nhất thì mỗi công dân VN đang gánh hơn 20 triệu đồng tiền nợ đó bạn. Mỗi đứa trẻ sinh ra không có tội và chưa biết phạm tội đã phải gánh nợ của đời cha ông nó tiêu hoang.

        Reply
    • mỗi đứa trẻ sinh ra phải gánh 2000 000vnđ nợ công nha bạn, không biết thì im mồm.

      Reply
  18. huy vũ 29/04/2016

    Bài thơ đã dể lại cho nười đọc nhiều suy ngẫm, riêng từ ông, cha trong bài thơ cho vào nháy nháy thì chính xác hơn./.

    Reply
  19. huy vũ 29/04/2016

    Bài thơ đã dể lại cho người đọc nhiều suy ngẫm, riêng từ ông, cha trong bài thơ cho vào nháy nháy thì chính xác hơn./.

    Reply
  20. nguyen quang 29/04/2016

    Đọc bài thơ, lại nhớ mẹ, những người nông dân quê tôi một nắng hai sương chưa thoát khỏi đói nghèo, bàn tay mẹ chai sần, mái tóc bạc trắng vẫn nắng mưa trên đồng ruộng

    Reply
  21. Chuot 29/04/2016

    Bai tho noi qua dung roi.

    Reply
  22. Chuot 29/04/2016

    Noi dung su thuc thi bao gay anh huong xau. Khong noi thi van cu xau ma con bi chui la ngu.

    Reply
  23. Duong Quang 29/04/2016

    Đất nước mình giận quá phải không anh
    Đảo nổi, đảo chìm quân thù đang xâm lấn
    Đâm nát tầu dân chỉ gọi là tầu lạ
    Sóng biển hôm nay hổ thẹn sóng Bạch Đằng xưa

    Reply
  24. Đức Chi 29/04/2016

    Những điều bài thơ nói, ai cũng biết, nhiều phương tiện cũng đã nói, nhưng với tinh thần xây dựng; còn bài thơ này theo tôi là lợi dung phương tiện truyền thông để than thở hòng bôi nhọ quê hương, đất nước; kêu trời, không bàn giải pháp xây dựng và kich động, cho rằng, không có tương lai.

    Reply
  25. Không ai dám bắt cô giao đâu vì nếu bắt cô Lam bây giờ chế độ này sụp đổ ngay lập tức

    Reply
  26. Hiep rom 29/04/2016

    Co gi dau ma ngo. Chuyen binh thuong gan 100 trieu dan ai cung hieu. Chi co moi quan chuc ko chiu hieu. Phe phan coi chung cho O TU DO. Thoi xin 2 chu binh yen.

    Reply
  27. Xây Dựng 29/04/2016

    Đất nước mình ngộ quá phải không anh
    Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
    Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
    Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
    Đất nước mình lạ quá phải không anh
    Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
    Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
    Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
    Đất nước mình buồn quá phải không anh
    Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
    Rừng đã hết và biển thì đang chết
    Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
    Đất nước mình thương quá phải không anh
    Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
    Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
    Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
    Đất nước mình tủi quá phải không anh
    Hoàng Sa, Trường Sa – bạn đang xây cất
    Những hạm đội không chìm hướng tiếp tới chúng ta
    “Giữ trọn chủ quyền” chỉ còn là lới nói đúng của ông cha…

    Đất nước mình có đau quá không anh
    Gia cố ghế quyền, đẩy nhanh tham nhũng
    Lây dưới, lây trên, lây cả địa cầu
    Mạnh nhất là khi ai nấy làm giầu…

    Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
    Anh không biết em làm sao biết được
    Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
    Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

    Reply
  28. Hoa lo 29/04/2016

    Doc tho xong chung ta can suy ngam lai chinh minh , xa hoi va dat nuoc Việt Nam! Ta . Chung ta dang duy tri y thuc ( vo than ) nhung viec lam thi het suc duy tam .

    Reply
  29. Nguyễn Xuân Phúc 29/04/2016

    Chị Lan ạ! Chị thật dũng cảm. Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước. Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu

    Reply
  30. hung 29/04/2016

    Cô cần phải cảnh giác cao độ nếu như cô ngẫm lại sự ra đi của Lưu Quang Vũ và nhà thơ Xuân Quỳnh sau vở kịch Mụ Phay thời 1989

    Reply
  31. Hoa Đỏ 29/04/2016

    Tham nhũng của các quan chức còn thấy đươc tù các số liệu và ảnh hưởng trực tiếp đếnkinh tế nhà nước và gián tiếp đến người dân.
    Còn Tham & Nhũng thì tệ hại cũng không kém, nó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường XH xung quanh. Ví dụ lợi dụng chức thủ trưởng tham lam gài cắm vào cơ quan mình hàng chục thân nhân mà không hề có năng lực. Đối với cấp dưới, nhân dân thì nhũng nhiễu hạch sách đủ đường kiểu “bới bèo ra bọ” để “đục nước béo cò”…
    Ta vừa thấy trường hợp rất phổ biến này ví dụ như trong vụ “Quán Cà Phê Xin Chào”!!!

    Reply
  32. Những vấn đề cô Lam nói trong bài thơ là không mới, báo chí, nhiều chuyên gia cũng đã nói nhiều
    4 câu thơ đầu hàm ý chê bai dân tộc Việt, từ bú mớm ngoài hàm ý dân tộc Việt còn trẻ con, còn thể hiện dân tộc ta luôn sống trong sự vay mượn, tự thân không sống nỗi cho mình, ý nầy muốn ám chỉ cái gì? Câu thứ tư cô cho rằng dân tộc ta luôn chấp nhân số phận, thực tế có đúng không? Tóm lại 4 câu đầu xuyện tạc lịch sữ dân tộc xuyên suốt 4000 năm
    4 câu cuối từ “Anh ” là để ám chỉ ai, không chắc là người tình của cô ấy, cô ấy không bao giờ tìm đáp án lớn như thế nầy từ người tình, chắc chắc cô dùng chữ anh có chủ đích và muốn nhắm vào ai đó, 2 câu cuối giống như người bị bện nan y, hết thuốc, vái tứ phương cầu may mắn. Đất nước ta thực tế có bệnh nan y như thế không?

    Reply
    • Tranphu 29/04/2016

      Thằng Lục này đúng là Lục súc thật!

      Reply
    • Trần Thuỳ Trang 30/04/2016

      Luc29/04/2016
      “Những vấn đề cô Lam nói trong bài thơ là không mới, báo chí, nhiều chuyên gia cũng đã nói nhiều
      4 câu thơ đầu hàm ý chê bai dân tộc Việt, từ bú mớm ngoài hàm ý dân tộc Việt còn trẻ con, còn thể hiện dân tộc ta luôn sống trong sự vay mượn, tự thân không sống nỗi cho mình, ý nầy muốn ám chỉ cái gì? ”

      Không phải chê bai mà là phản ánh sự thật rằng dân tộc ta đang đi xuống về mặt nhận thức.
      Không phải trẻ con mà là thiếu hiểu biết.
      Ám chỉ chẳng phải quá rõ rồi sao, có mấy ai tự sống nổi cho mình,không bám bố mẹ thì ăn bám ông bà, thân mình lo chưa xong đi lo chuyện bao đồng…

      “Câu thứ tư cô cho rằng dân tộc ta luôn chấp nhân số phận, thực tế có đúng không? Tóm lại 4 câu đầu xuyện tạc lịch sữ dân tộc xuyên suốt 4000 năm”

      “Tóm lại”, có hiểu cái gì không mà đòi “tóm lại”. Bạn không hiểu hay cố tình không hiểu ý của tác giả? Bạn nghĩ sao mà một giáo viên dạy văn đi xuyên tạc lịch sử? Bạn nghĩ nếu cô xuyên tạc lịch sử thì cô còn ngồi được cái ghế giáo viên đấy à? Muốn phân tích thơ “làm ơn” đọc hộ tôi cái hoàn cảnh sáng tác nhé! Dân tộc ta không phải “luôn” chấp nhận số phận. Mà cái cô đang nói là hiện tại.

      “4 câu cuối từ “Anh ” là để ám chỉ ai, không chắc là người tình của cô ấy, cô ấy không bao giờ tìm đáp án lớn như thế nầy từ người tình, chắc chắc cô dùng chữ anh có chủ đích và muốn nhắm vào ai đó”

      Bạn nhất thiết phải dùng từ “người tình” à? Trong đầu bạn chỉ nghĩ đến cái đấy thôi à?
      “cô ấy không bao giờ tìm đáp án lớn như thế nầy từ người tình” Cái điều đương nhiên này có cần thiết phải nói ra không?
      “Anh” có thể là đồng nghiệp, là anh trai, là bậc đàn anh đi trước. Và thậm chí cô còn trả lời vấn đề của bạn rồi đấy thôi :”Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước”
      Bạn không đọc kĩ thì đừng phán linh tinh hỏi vớ vẩn nhé. Cô liên tục hỏi “Anh”. Và cô đã nói: câu hỏi đấy dành cho trời xanh,người sau, người trước
      Tức là “anh” có thể là trời, hậu thế hay tiền thế

      “2 câu cuối giống như người bị bệnh nan y, hết thuốc, vái tứ phương cầu may mắn. Đất nước ta thực tế có bệnh nan y như thế không?”
      Hai câu cuối với cái ý nghĩa rất đơn giản là: đất nước mình đang đi xuống và nguyên do thì cô không biết, mới “Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…”. Vậy thôi. Có nhất phải lôi ẩn dụ hoán dụ các kiểu như thế không?

      Bài thơ rất giản dị, vô cùng giản dị, từ ngữ thế nào thì nó là thế ấy. Bạn bớt suy diễn đi nhé

      Reply
      • Nguyen thanh nha 01/05/2016

        Cai thang oc cho … may co ngon thi dung len chong lai tham nhung~ + nhung cai chay dua vi thanh tich di … tao san sang theo may … con o day , may noi xuyen tac ?? Xuyen tac cai gi ?? Quan Binh Thanh dang doi tien vi xu~ ly sai phap luat kia ?? Doi tien ma ko bik tien no di dau ve dau … cong an thi an tien cua nhan dan .. PMU18 .. no an xong .. an den noi~ ve huu roi ma con bi dem ra xu~ kia ?? Them vu o~ bien~ dong nua ?? Den chung nao bon may moi sang mat ra ?? Den bao gio chung ta moi bik doi hoi … co giao Lam .. neu co o Sai Gon .. em se den tim co .. om hon co …

        Reply
    • Nghiêm Trọng Hóa 30/04/2016

      Anh bạn Luc này thuộc loại dlv cỡ nào mà phê bình hung hăng quá vậy.Đã là văn thơ thì từ cổ xưa đến nay đều mang qui tắc:” Ý tại ngôn ngoại” như vậy đọc một câu thơ xong ta suy ngẫm để hiểu tác giả muốn ám chỉ cái gì? Nếu chưa hiểu thì đọc lại cho đến khi cái ý trong câu thơ vỡ òa ra mới biết vị nể tác giả đó.Nếu Luc tự cho mình có thể hiểu thơ văn thì nên cẩn thận đọc thơ của người khác,không vội vã phê bình thơ kiểu náy nhé.

      Reply
  33. viết minh 29/04/2016

    đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì mà tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay

    Reply
  34. Nói Lại 29/04/2016

    “4 câu thơ đầu hàm ý chê bai dân tộc Việt, từ bú mớm ngoài hàm ý dân tộc Việt còn trẻ con, còn thể hiện dân tộc ta luôn sống trong sự vay mượn, tự thân không sống nỗi cho mình, ý nầy muốn ám chỉ cái gì?”(Lục)
    Có lẽ ám chỉ đất nước 4000 năm mà vẫn chưa biết biểu tình vì chưa có luật mà có vị ĐBQH nói là do dân trí ta còn thấp???
    “Câu thứ tư cô cho rằng dân tộc ta luôn chấp nhân số phận, thực tế có đúng không? Tóm lại 4 câu đầu xuyện tạc lịch sữ dân tộc xuyên suốt 4000 năm” (Lục)
    Chỉ có thời nay đăng ký kinh doanh chậm 5 ngày đã bị truy tố chủ quán “cà phê xin chào”để bỏ tù thôi! Dân có kiện thì là co0n kiến mà nghiến củ khoai thôi lấy ai mà bênh vực? vậy nên coi như là cam chịu số phận đồng nghĩa với không dám(không biết hay chẳng thiết) kêu đòi vì tầng lớp công quyền dựa vào nhiều văn bản giấy tờ nghị định lắm-Dân chỉ ù tai hoa mắt thôi…May mắn là có 1 nhà báo để ý tới còn hàng triệu trường hợp khác thì như thế thật…Lịch sử dân tộc mỗi thời kỳ một khác, có điểm mạnh điểm yếu khác nhau không thể chỉ thấy rừng mà không thấy cây được-Phải quan tâm đến cây là đúng vì nó là mục tiêu để phấn đấu của cả hệ thống…

    Reply
  35. Lê khánh hồng công 29/04/2016

    Bạn ơi nguồn thảm sầu kia bởi
    Số phận hay do chế độ này

    Reply
  36. lê công minh 30/04/2016

    Đất nước mình còn lắm chuyện lạ hơn thế/ Nhưng người ta cố tình bịt kín đó thôi/ Bịp từ cụ già đến lũ trẻ/ Bịp cả cô giáo và bịp cả tôi!

    Reply
  37. Lò Văn Đờ 30/04/2016

    Ngẫm hay muôn sự tại trời (Vua, lđ – con trời),
    Trời kia đã bắt làm người có thân.
    Bắt phong trần phải phong trần,
    Cho thanh cao mới được phần thanh cao.(ND)

    Reply
  38. NGUYEN VAN NHIEU 30/04/2016

    BÀI THƠ RẤY HAY NHƯNG CHƯA ĐỦ VI CHƯA DƯA RA DC NGUYÊN NHÂN ĐẤT NƯỚC NÀY NHẦM DƯỜNG LẠC LỐI ĐỐ CÓ PHẢI LÀ DO ÔNG NGUYỄN ÁI QUỐC ĐÃ ĐƯA CÁI QUÁY THAI CNCS DU NHẬP VÀO VN KHÔNG

    Reply
  39. Ha Anh 30/04/2016

    Đất nước mình đâu có ngộ chi em
    Em chớ nhìn đời qua lăng kính hẹp
    Để hiện đại phải cần có thép
    Nhưng lũy tre làng vẫn đẹp tình thân
    Đất nước mình có được nhân dân
    Tài giỏi siêng năng chuyên cần chịu khó
    Bốn ngàn năm vui chung sướng khổ
    Dũng mãnh ,kiên cường, giữ đất tổ ông cha
    Đất nước mình giàu tính vị tha
    Hàng mấy nghìn năm không xóa nhòa đồng hóa
    Bom đạn chiến tranh phố làng tàn phá
    Nhưng xuân về đào vẫn nở muôn hoa
    Đất nước mình đâu chỉ có xót xa
    Dẫu trắng khăn tang vẫn hát ca vững bước
    Làm kinh tế có thua có được
    Nay nợ mai đòi lần lượt lo đâu
    Đất nước mình rồi sẽ sang giàu
    Bài giảng học sinh từ năm lớp một
    Tiêu cực khó khăn sao mà hoảng hốt
    Tuổi trẻ biết rằng đất nước sẽ về đâu

    Reply
    • Nghiêm Trọng Hóa 30/04/2016

      Cụ Tố Hữu sống lại phải sung sướng lắm vì ông có một học trò ngang tầm đến thế!…Nay nợ mai đòi…Biết đòi ai,chỉ xin được tiếp tục vay ODA còn trả nợ lại là việc của đời sau !Dân ta hy sinh quá nhiều mồ hôi và xương máu để có môt tổ quốc quá nhiều trăn trở trong lòng dân như hôm nay…Đó là nguồn gốc sức lan tỏa bài thơ của cô giáo LAM . Bài thơ của Ha Anh chỉ có dlv đọc và học thôi.

      Reply
      • Tố-Tố 30/04/2016

        “Giết giết nữa bàn tay không phút nghỉ…”

        ” Dân có ruộng dập dìu hợp tác…”

        “Ruộng chung mà sức cũng chung…”

        (Tố Hữu)

        Reply
    • Anh Ha 30/04/2016

      “Đất nước mình có được nhân dân
      Tài giỏi siêng năng chuyên cần chịu khó” (Ha Anh)
      Đất nước mình những người giầu có
      Lại thuộc về đầy tớ của dân.
      Đất nước mình do ai cầm cân?

      Reply
  40. Viet 30/04/2016

    Bình luận mỗi người mỗi ý.Bài thơ hay,sâu sắc,phản ánh thực trạng hiện nay của đất nước và ý nguyện của nhiều tầng lớp.Một bộ phận không nhỏ lãnh đạo bị suy thoái đạo đức cách mạng,nạn chạy quyền chạy chức,ức hiếp dân lành,tiêu biểu như vụ ông Vươn,mới nhất là vụ “xin chào”.thử hỏi ai còn tin vào công lý đây.Ta đã làm rất nhiều,nhưng chưa đủ,chưa đủ vì chưa đầy túi của 1 số quan tham.muốn xây dựng đất nước mà đi đâu cũng phong bì thì hỏi còn ai muốn xây nữa.lên”hãy tự hỏi đất nước đã làm được gì cho ta”để ta còn báo hiếu chưa.phai không các bạn.

    Reply
  41. tuoitre 30/04/2016

    ông võ văn thưởng có dám nói thế không, hay chỉ nói được cần học tập các chú các bác nhiều hơn- như cần người để dìu dắt vậy. thế sao đủ tầm để tuyên giáo nhân dân.

    Reply
  42. Đậu Nhạc 30/04/2016

    Đừng tự ru ngủ nữa hãy tỉnh đi, đừng AQ nữa phải thực tế.
    Bài thơ mang hơi thở của đương đại phản chiếu nhiều chiều. Mỗi người có cách hiểu riêng mình, nhưng nội dung không khác nhau là mấy.Ở đây chúng ta không bàn nghệ thuật bút pháp của thơ để bình,luôn có những câu hỏi nghi vấn làm cho người đọc cảm thấy phải suy nghĩ đa chiều.

    Reply
  43. nam cuong 30/04/2016

    Bài thơ hay, nói đúng thực trạng Đất Nước mình. Rất nhiều người chúng ta nói rât hay, nhưng làm có được không. Chúng ta có chịu hi sinh lợi ích của minh mình vì cái đúng không. Chúng ta hảy làm từ việc nhỏ nhất là xếp hàng đúng thứ tự, không vi phạm Pháp luật, không hối lô Công an giao thông, bác sĩ . . . Không dùng tiền và quan hệ để có công việc tốt hơn …

    Reply
  44. Duong Nguyen 01/05/2016

    THƠ ANH TRẢ LỜI EM- CÔ GIÁO LAM

    Đất nước mình có gì ngộ đâu em
    Bốn ngàn tuổi dân vẫn không chịu lớn
    Bởi chúng mình là con cháu rồng tiên
    Tiên chẳng có nhưng rồng thì có
    Loài địa long-giun đất chịu xéo quằn.

    Đất nước mình c ó g ì lạ đâu em
    Kh ông chỉ có tượng đài ngàn tỉ mà còn nhiều cái nhất nhất hành tinh
    Đầu độc biển xanh mà bảo hoa tảo nở
    Thì sinh mạng con người cũng chỉ như cái móng tay.

    Đất nước mình c ũng ch ẳng buồn đ âu em
    Ngoài biển bạc rừng vàng vẫn còn nhiều boxit
    Rừng đã hết, chẳng còn lâm tặc nữa
    Biển chết rồi “tầu lạ” cũng tránh xa

    Đất nước mình c ó m ột ch út đáng thương
    Nếu con cháu sau này không trả nổi món nợ ông cha để lại
    Di sản cho con là câu hát bí thương bầu
    Trước năm châu m ột cường quốc Ô Sin c ũng ch ẳng ng ại c úi đ ầu.

    Đ ất n ư ớc m ình r ồi s ẽ đi v ề đ âu?
    M ấy m ươi n ăm qua nh ờ c ó (…) d ẫn đường
    Đ ư ờng kh ông bi ết, nh ưng quy ết đ ón đ ầu đi t ắt
    V ậy c ần g ì g ửi ng ư ời tr ư ớc, k ẻ sau
    Đ ã t ụt h ậu cu ối c ùng r ồi, ch ẳng t ụt n ữa đ ư ợc đ âu.

    30-4-2016- Duong quang nguyen

    Reply
  45. hung 01/05/2016

    facebook van bi khoa thoi, bao la cai

    Reply
  46. dtuan 01/05/2016

    Cám ơn cô giáo đã gieo vần cho những trang thực tế phũ phàng, đau đớn nhất trong lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam . Có cảm giác nhân dân bị phản bội.

    Reply
  47. Nguyễn Hải Long 02/05/2016

    EM HỎI GÌ NGỘ QUÁ?
    Gửi em gái miền Trung nhân đọc bài thơ: “Đất nước mình có ngộ quá không em!”

    Em hỏi câu gì mà ngộ quá em ơi
    Học lớp mấy rồi mà bảo dân tộc mình chưa lớn
    Từ buổi hồng hoang đang còn bú mớm
    Đã vươn mình đứng dậy viết hùng ca

    Em hỏi câu gì mà lạ quá em ơi
    Bốn ngàn năm ông cha mình giỏi lắm
    Biết nắm tay nhau kẻ thù nào cũng thắng
    “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”!

    Em hỏi câu gì mà buồn quá em ơi
    “Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
    Rừng đã hết và biển thì đang chết”
    Em đã làm gì cho rừng, biển đẹp thêm

    Ở ngoài kia người lính thức thâu đêm
    Canh biển bạc, rừng xanh và cánh đồng lúa biếc
    Canh giấc ngủ em thơ, để biển kia không chết
    Nào có ai đâu nói chữ “kêu đòi”

    Hãy mở lòng ra đừng quanh quẩn hẹp hòi
    Hãy sắn tay lên sẻ chia cùng đất nước
    Đừng viết lời buồn “gửi người sau, người trước”
    Đừng hỏi những điều “Tổ quốc phải cho em”.

    Đất nước mình qua bao cuộc trường chinh
    Cha “sẻ dọc Trường Sơn” người còn đầy thương tích
    Mỗi tấc đất quê mình chịu ngàn cân đạn địch
    Mẹ vẫn gập gầy hàn gắn những hố bom

    Di sản mai ngày ta để lại cháu con
    Là lịch sử oai hùng bốn ngàn năm giữ nước
    Là bản tình ca bốn ngàn năm dựng xây Tổ quốc
    Là anh và em đang viết tiếp những công trình

    Đừng vội hỏi lợi quyền ở đâu, ai mang đến cho mình
    Mỗi cuộc sinh thành đều phải qua thai nghén
    Mang nặng đẻ đau và phải chờ đến hẹn
    Gánh nợ nần thì có lạ gì đâu!

    Đứng trước năm châu ta cứ ngẩng cao đầu?
    Cứ hãnh diện bắt tay cùng bè bạn
    Cùng thế giới vươn mình cho ngày mai tươi sáng
    Cho anh và em cùng con cháu muôn đời.
    Phương Vinh

    Reply
    • Trần Thế Đạt 02/05/2016

      “Đất nước mình qua bao cuộc trường chinh
      Cha “sẻ dọc Trường Sơn” người còn đầy thương tích”
      Sao lại dắt dân vào trận mạc điêu linh
      Nhầm lẫn bạn thù, mất đi biển đảo
      Đẩy đất nước vào làm ăn chao đảo
      Tham nhũng sinh sôi như cỏ dại bốn mùa?

      Reply
  48. Nguyễn Hải Long 02/05/2016

    “Kẻ thù buộc ta ôm cây súng” mà bạn!
    Chắc bạn chưa hiểu lắm về lịch sử dân tộc Viêt Nam ta- Một dân tộc yêu nước, yêu chuộng hoà bình và lẽ phải, nên mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại kết thành những làn sóng mạnh mẽ nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước. Đó là một sự thật lịch sử mà dù ở bên này hay bên kia chiến tuyến cũng không thể phủ nhận. Mình không hề có ý dám trách bạn không biết nhiều về lịch sử nước nhà, nếu có thì lời trách móc đó sẽ được gửi vào đúng địa chỉ của nền giáo dục Việt Nam- nơi mà người ta đang coi thường môn học lịch sử, làm cho tuổi trẻ như bạn không còn biết gì tới những gì ông cha ta dã làm.
    Trong công cuộc cải tạo xã hội, mở cửa để đón hội nhập, chắc chắn chúng ta sé đón được những lán gió mát nhưng cũng không tránh khỏi những làn gió độc hại, trong đó có những kẻ cơ hội len chân vào như những tên trộm vào nhà chúng ta dù có được bảo vệ rất tốt. Rồi các thế lực thù địch bên trong, bên ngoài nữa! Tránh sao được những khiếm khuyết! Trên một bàn tay cũng có ngón ngắn ngón dài; trong một gia đình còn có người thế này người thế khác, huống chi là cả một xã hội?!
    Điều quan trọng mà bạn cũng nên ghi nhận, đó là các nhà lãnh đạo đất nước họ đã nhình thấy rất rõ những yếu kém và cả những thói hư tật xấu để sửa chữa, khắc phục, cố gắng đứng về phía nhân dân lo cho dân và bảo vệ nhân dân. Phần đông họ đang làm điểu đó. Một con sâu, một bầy sâu sẽ làm rầu nồi canh, nhưng để tiêu diệt bầy sâu ấy, không phải một sớm một chiều mà làm được. Điều đó, rất cần thái độ đúng đắn và tinh thần trách nhiệm của các nhà lãnh đạo nhưng cũng không thể thiếu sự chung tay, ứng xử đúng mực của mỗi người dân.
    Hôm nay, cả nước đang hướng về miền Trung, hãy đóng góp tích cực những gì có thể. Mình tin, các nhà lãnh đạo cũng đang rất đau lòng về những lời quở trách của nhân dân, vì thế họ cũng đang gồng mình lên, thậm chí nhảy xuống biển để tắm, ăn cá và mua cá của ngư dân về cho gia đình cùng ăn, tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn của ngư dân. Hàng trăm tấn gạo, hàng hoá đã được chuyển đến đồng bào miền Trung. Sự kiện cá chết hàng loạt vừa rồi là hy hữu, lần đầu tiên sảy ra ở nước ta, không tránh khỏi sự lúng túng ngỡ ngàng và trậm trễ. Thủ tướng chính phủ đã đến tận nơi để chỉ đạo kiên quyết tìm ra nguyên nhân và xử lý đến cùng nếu có sai phạm thật sự của con người dù đó là ai!
    Tôi đồng ý với Phương Vinh là:
    “Đừng vội hỏi lợi quyền ở đâu, ai mang đến cho mình?
    Mỗi cuộc sinh thành đều phải qua thai nghén
    mang nặng đẻ đau và phải chờ đến hẹn
    Gánh nợ nần thì có lạ gì đâu”
    Bạn nhé!
    Chúc bạn luôn thành công!

    Reply
  49. Ngô Huy Thọ 02/05/2016

    GỬI EM CÔ GIÁO MIỀN TRUNG
    Anh gửi cho em bài thơ Đất nước,
    Đất nước mình – Đất nước bốn ngàn năm,
    Dằng dặc máu xương lớp người đi trước,
    Nước mắt, mồ hôi thấm đẫm đất ta nằm.
    ***
    Đất nước mình có gì ngộ đâu em,
    Bốn ngàn năm đã lúc nào ngơi nghỉ,
    Bốn nghìn tuổi – Ta không còn ấu trĩ,
    Nhưng Trái đất này chưa phải chiếc nôi êm.
    Đất nước mình cũng chẳng lạ đâu em
    Có ma quỷ – thánh thần cùng tồn tại.
    Gạn đục khơi trong, biết điều phải trái,
    Ta hãy là ta, bay giữa cuộc đời.
    Đất nước mình cũng có lúc buồn vui.
    “Biển bạc – rừng vàng” học thời thơ bé
    Nay ta lớn được biết điều khác thế:
    “Tâm – sức” con người mới vạn lần hơn.
    Đất nước mình nghèo, thương lắm hỡi em.
    Đường nhựa, cầu, kênh, toàn vay bè bạn
    Nhưng đáng trách là điều khốn nạn
    Có kẻ tham vào xương thịt của mai sau.
    Em hỏi anh Đất nước sẽ về đâu?
    Ai cũng muốn đến bến bờ hạnh phúc!
    Hãy trăn trở, hãy góp cùng “Tâm -sức”
    Chèo lái cuộc đời về hướng Ta yêu.

    Reply
  50. Chế Lan 02/05/2016

    Đất nước đẹp vô cùng sao Bác phải ra đi?
    Để đến bây giờ biển đảo thiếu, bẩn đi!

    Reply

Ý kiến bạn đọc