Home » Thế giới » Vì sao Hải quân Mỹ không bắn hạ chiến đấu cơ Nga bay sát tàu khu trục?
Các máy bay chiến đấu của Nga đã bay qua rất gần tàu khu trục Mỹ USS Donald Cook trên biển Baltic, song Hải quân Mỹ đã không bắn máy bay Nga.

Mỹ giải thích lý do không bắn hạ máy bay Nga bay gần tàu khu trục.

Tại sao tàu của Mỹ lại không hề có phản ứng mạnh mẽ trong một tình huống mà chính các quan chức nước này mô tả là “khiêu khích và nguy hiểm”?

Quân đội Mỹ ngày 13/4 đã lên tiếng bày tỏ ngại ngại về việc chiến đấu cơ Su-24 và trực thăng Ka-27 Helix của Nga đã bay sát tàu khu trục USS Donald Cook của Hải quân Mỹ khi tham gia tập trận trong Biển Baltic.

Các máy bay của Nga đã bay qua tàu khu trục USS Donald Cook trong nhiều lần, ở các khoảng cách từ 300 mét tới 10 mét.

Mỹ giải thích lý do không bắn hạ máy bay Nga bay gần tàu khu trục - Ảnh 1

Su-24 của Nga bay sát tàu USS Donald Cook. Ảnh Navy Times.

Động thái này đã làm dấy lên những câu hỏi cho rằng tại sao tàu của Mỹ lại không hề có phản ứng mạnh mẽ trong một tình huống mà chính các quan chức nước này mô tả là “khiêu khích và nguy hiểm” như vậy.

Lý giải về tình huống trên, trang Navy Times dẫn lời một cựu sĩ quan hải quân, Đại úy Rick Hoffman, cho biết động thái trên của các phi công Nga chắc chắn là một hành động khiêu khích, nhưng không phải là một mối đe dọa nghiêm trọng.

“Chúng ta hiện không có chiến tranh với Nga”, Đại úy Rick Hoffman nói sau khi xem xét chi tiết video và hình ảnh liên quan tới sự việc.

Theo ông Hoffman, các hình ảnh cho thấy máy bay của Nga không mang vũ khí và không có dấu hiệu cho thấy nó có tên lửa. Do đó, phản ứng mạnh mẽ lại là một việc làm không cần thiết.

“Bạn không thể giết người chỉ vì họ đang làm phiền bạn”, Hoffman – cựu chỉ huy tàu khu trục và tàu tuần dương hạm DeWert và Hue City cho biết.

Các tàu này là nền tảng phòng không hàng đầu của hạm đội và được giao nhiệm vụ bảo vệ hạm đội khỏi các mối đe dọa tiềm năng.

Mỹ giải thích lý do không bắn hạ máy bay Nga bay gần tàu khu trục - Ảnh 2

Ảnh Navy Times.

Đại úy Hoffman tin rằng sự cố trên thực tế chỉ là một “cuộc tấn công mô phỏng” của quân đội Nga, một động thái có thể vi phạm Hiệp ước năm 1973 giữa Mỹ và Nga về vấn đề này.

Ngoài ra, ông tin rằng hành động trên của các phi công Nga là nhằm để nâng cao hình ảnh của nước Nga và Tổng thống Vladimir Putin, phô trương lực lượng để chống lại việc Mỹ hoạt động trên sâu sau của mình.

Theo Đại úy Hoffman, chiến tranh giữa hai chiếc máy bay mà không liên quan tới các sự kiện ở trên bờ chỉ diễn ra trên phim ảnh. Trên thực tế, Biển Baltic hiện không phải là một khu vực tranh chấp.

Tuy nhiên, phản ứng của Mỹ sẽ khác trong tình huống “điều đó được thực hiện bởi máy bay của Iran ở Vịnh Ba Tư”, ông nói thêm.

Ngoài ra, trong trường hợp đó là một chiếc máy bay dân sự, thủy thủ đoàn sẽ phải cảnh giác hơn để loại trừ nguy cơ bị tấn công khủng bố.

Theo nguoiduatin.vn


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc