Home » Thế giới » Liệu Mỹ có thể “lấp đầy” kho vũ khí của Việt Nam?
Trong chuyến đi châu Á từ ngày 21 đến ngày 28 tháng 5, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thăm Việt Nam.

Mỹ có thể ‘lấp đầy’ kho vũ khí của Việt Nam?

 Chuyên gia Nga cho rằng sự hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Mỹ và Việt Nam sẽ chỉ giới hạn trong lĩnh vực tuần tra trên biển, tác chiến chống tàu ngầm, cũng có thể chia sẻ thông tin tình báo.

Hãng tin Sputnik của Nga ngày 17/5 đăng tải bình luận của chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho rằng Mỹ vẫn chưa sẵn sàng gỡ bỏ lệnh cấm, cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Mỹ có thể 'lấp đầy' kho vũ khí của Việt Nam? - Ảnh 1

Theo chuyên gia Nga, có lẽ trong chuyến thăm này, Washington sẽ công bố tin dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam.

Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chính thức thăm Việt Nam từ ngày 23-25/5. Một trong những nội dung đáng chú ý trong chuyến thăm này là Tổng thống Mỹ sẽ thảo luận về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam.

Theo chuyên gia Nga, có lẽ trong chuyến thăm này, Washington sẽ công bố tin dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam.

Trong bối cảnh Mỹ đang dần khắc phục những hạn chế trong quan hệ Việt-Mỹ do lịch sử để lại, có thể trong tương lai gần, Mỹ sẽ bắt đầu cung cấp các thiết bị quân sự cho Việt Nam nhằm giúp Hà Nội tăng cường năng lực bảo vệ và giám sát lãnh hải ở Biển Đông.

Để tăng cường khả năng này cho phía Việt Nam, theo chuyên gia Kashin, Mỹ có thể sẽ bán máy bay tuần tra hàng hải P-3 Orion cho Việt Nam.

Hiện nay chỉ có Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc sản xuất máy bay loại này. Ở châu Âu không có cơ sở nào sản xuất loại máy bay tuần tra biển, còn Nga bây giờ không sản xuất máy bay tuần tra cơ bản, mà hiện đại hóa các máy bay Il-38 và Tu-142 thừa hưởng từ Liên Xô.

Tuy nhiên, theo ông Kashin, Mỹ chưa sẵn sàng cung cấp các vũ khí sát thương cho Việt Nam như máy bay tiêm kích. Nguyên do là để xuất khẩu các loại máy bay này cần phải đáp ứng rất nhiều điều kiện đặc biệt, mà một số trong đó khó có thể thực hiện được.

Về phần Việt Nam, theo nhận định của ông Kashin, Việt Nam muốn đa dạng hóa các nguồn cung cấp vũ khí mà hiện chủ yếu dựa vào Nga. Ngoài Mỹ, Việt Nam cũng đang phát triển tích cực quan hệ quân sự-kỹ thuật với các nước châu Âu, Israel, Ấn Độ.

Nhật Bản cũng quan tâm đến sự hợp tác với Việt Nam trong việc xây dựng lực lượng bảo vệ bờ biển. Gần đây, nước này đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm xuất khẩu vũ khí. Tuy nhiên, nước Nhật không thể trở thành nhà cung cấp chính bán cho Việt Nam các loại vũ khí sát thương, chuyên gia Nga kết luận.

Chuyên gia Nga cho rằng sự hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Mỹ và Việt Nam sẽ chỉ giới hạn trong lĩnh vực tuần tra trên biển, tác chiến chống tàu ngầm, cũng có thể chia sẻ thông tin tình báo.

Hoàng Hải – theo nguoiduatin.vn

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc