Home » Sức khỏe » Lợi, hại khi tiêm vắc xin phòng chống ung thư cổ tử cung

Việc tiêm vắc xin phòng chống ung thư cổ tử cung hay bất kỳ các loại vắc xin khác đều không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối trong việc chữa hay đề phòng bệnh. Tuy nhiên, những kết quả tích cực ban đầu khiến người ta dễ tin và phụ thuộc vào nó. Thực tế, sau một thời gian sử dụng người ta mới phát hiện ra những mặt trái của tiêm vắc xin mà chúng ta không thể không quan tâm.

Vắc xin phòng chống ung thư cổ tử cung HPV có thực sự cần thiết?

Vắc xin phòng chống ung thư cổ tử cung HPV được xem như một thành tựu của y học hiện đại, tuy nhiên những tranh cãi xung quanh việc có nên dùng nó hay không đến nay vẫn chưa dứt.

Tuy Vawcsxin HPV đã và đang được sử dụng nhưng tranh cãi xung quanh hiệu quả của nó vẫn còn gay gắt (Ảnh: Internet)

Trên thế giới, ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ hai ở phụ nữ, chỉ sau ung thư vú. Hàng năm có 10.000 phụ nữ ở Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung, làm 3.700 người chết.

Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung là do virus HPV, là một loại virus lây qua đường sinh dục. Có khoảng trên 100 chủng HPV được đánh tên theo số thứ tự, trong đó chỉ một số ít là gây bệnh.

Hai vắc xin phòng HPV là Gardasil và Cervarix đã được phát triển và bắt đầu sử dụng từ 2006 và 2009 để phòng chống 4 loại HPV, đó là tuýp 6, 11, 16 và 18, vốn là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung.

Tại sao vắc xin này được khuyên dùng?

Hiệu quả

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo tất cả cô bé và cậu bé trong độ tuổi từ 11-12 tiêm vắc xin HPV. Số ca ung thư cổ tử cung đã được báo cáo là giảm hơn 2/3 nhờ sự phổ biến của các vaccine Gardasil hoặc Cervarix. Ngoài ra, Gardasil 9 có 97% hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại bệnh âm hộ, cổ tử cung và âm đạo gây ra bởi 5 loại HPV khác.

Gardasil đã được sử dụng trong thử nghiệm lâm sàng trên nam giới và người ta đã báo cáo rằng nó ngăn chặn sự biến đổi tế bào hậu môn gây ra bởi mụn cóc và nhiễm khuẩn sinh dục mạn tính. Một thử nghiệm lâm sàng khi tiêm Cervarix trên nữ giới cho thấy vắc xin có thể ngăn chặn nhiễm 2 typ HPV mạn tính trong khoang miệng và hậu môn.

Sự an toàn

Trước khi cấp phép, 3 loại vắc xin Cervarix, Gardasil và Gardasil 9 đã được thử nghiệm trong nhiều năm.

Gardasil 9 được nghiên cứu lâm sàng với hơn 15.000 người nam và nữ

Gardasil cũng đã được thử nghiệm lâm sàng với hơn 29,000 nam và nữ

Cervarix với 30.000 phụ nữ.

Bất chấp những tranh cãi quanh vắc xin phòng HPV, nghiên cứu được thực hiện trước và sau khi được cấp phép của các loại vắc xin vẫn khẳng định rằng chúng an toàn. Tuy nhiên, cũng có nhiều nghi ngờ tính chính xác của các nghiên cứu này.

Tác dụng phụ được thông báo: Giống như tất cả các loại vắc xin và các loại thuốc khác, vắc xin HPV có tác dụng phụ bao gồm tấy đỏ và đau nơi tiêm, ngất xỉu, chóng mặt, đau đầu và buồn nôn.

Nhiều chuyên gia nghi ngờ về tính an toàn của vaccin HPV ( Ảnh: Internet)

Ngày càng nhiều những phản đối việc dùng vắc xin HPV

  1. Không thực sự cần thiết

Người ta cho rằng vắc xin đang được bán quá đắt trong khi chỉ có khoảng 5% phụ nữ nhiễm HPV thực sự dẫn tới ung thư cổ tử cung và hơn 90% phụ nữ nhiễm HPV có thể tự khỏi trong vòng 2 năm.

Thay vì đi tiêm, smears pap (là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung) có hiệu quả và an toàn hơn trong phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, vắc xin này chỉ có khả năng bảo vệ bạn trong 4-5 năm, mặc dù các nhà khoa học đang hy vọng sẽ mở rộng đến 10 năm hoặc nhiều hơn.

  1. Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung

Theo nghiên cứu của Merck, nếu bạn đã tiếp xúc với HPV chủng 16 hoặc 18 trước khi nhận vắc xin Gardasil, bạn bị tăng nguy cơ tổn thương tiền ung thư, thậm chí lên đến 44,6 %.

  1. Nguy cơ phát triển những chủng HPV khác

Nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp thường niên năm 2015 của Hiệp hội nghiên cứu ung thư cho thấy rằng những phụ nữ được tiêm phòng HPV đã có một cao hơn nguy cơ phát triển các chủng virus phi vắc xin.

  1. Nghi ngờ có sự phóng đại về hiệu quả của vắc xin

Trong năm 2012, có hệ thống các thử nghiệm trước và sau khi cấp giấy phép của vắc xin HPV bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học British Columbia cho thấy hiệu quả của vắc xin không chỉ phóng đại (thông qua việc sử dụng các báo cáo có chọn lọc dữ liệu) mà còn chưa được chứng minh. Kết luận này được các tác giả đã nêu khá rõ ràng trong bản tóm tắt các thử nghiệm lâm sàng.

  1. Những tác dụng phụ đáng sợ

Những tranh cãi quanh vắc xin HPV chủ yếu do­ các tác dụng phụ của nó. Vắc xin có liên quan đến rối loạn hệ thống miễn dịch và thần kinh ở các cô bé và những thiếu nữ trẻ.

Hơn 35.000 phản ứng phụ trong đó có 200 trường hợp tử vong đã được báo cáo cho chính phủ Mỹ vào giữa tháng Ba năm 2015. Chỉ tính đến tháng 3/2013, chính phủ Mỹ đã phải chi gần 6 triệu $  tặng cho 49 nạn nhân của vắc xin HPV.

Điều này có nghĩa rằng một thành phần của vắc xin gây ra phản ứng hệ thống miễn dịch một cách nguy hiểm.

  1. Quá đắt

Đây cũng là một lý do khiến nhiều người phải suy nghĩ. Tổng liều của 3 mũi tiêm có chi phí khá cao, và bảo hiểm không bao gồm chi phí này.

Bảo Hòa

Theo daikynguyenvn

 

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc