Home » Thể thao, Tiêu biểu sideshow » Người đưa cờ vua thế giới bước sang một trang sử mới

Magnus Carlsen là kỷ thủ số 1 cờ vua thế giới hiện nay, cũng là người có hệ số elo cao nhất từ trước đến nay 2882, trở thành người thay thế huyền thoại cờ vua trước đây là Garry Kasparov.

Tượng đài vua kỳ Garry Kasparov

Garry Kasparov được xem là vua cờ bất khả chiến bại, là nguồn cảm hứng cho các kỳ thủ khác tìm cách vượt qua. Suốt 20 năm dài từ 1985 đến 2005 Garry Kasparov luôn ở đỉnh cao của môn thể thao trí tuệ này. Mỗi khi Liên đoàn cờ thế giới Fide tìm được kỳ thủ xứng đáng nhất để tranh ngôi vô địch với ông thì trận đấu cũng nhanh chóng kết thúc với phần thắng nghiêng về phía Kasparov mà không cần phải đấu hết số lượng ván theo quy định.

Vì thế vào những năm sau Kasparov tìm thú vui bên cuộc đấu vết các chương trình cờ vua. Đến năm 2005 khi thấy những cuộc đấu cờ quanh đi quẩn lại cũng là những khuôn mặt cũ từng bị ông đánh bại , thì Kasparov quyết định nghỉ thi đấu sau suốt 20 năm ở ngôi vị vua cờ.

Cuộc gặp gỡ và ván cờ định mệnh

Thế nhưng ngay trước khi nghỉ thi đấu Kasparov dường như cũng đã phát hiện ra một tài năng mới và tiên đoán chắc rằng, cậu bé này sẽ thay thế mình sau này.

Đó là câu chuyện vào năm 2004, tức chỉ một năm trước khi Kasparov từ giã thi đấu, tại giải đấu cờ nhanh  Aeroflot mở rộng 2004 ( mỗi bên chỉ có 5 phút để kết thúc ván cờ), Kasparov gặp một cậu bé chỉ có 13 tuổi 8 tháng với cái tên hoàn toàn xa lạ  Magnus Carlsen.

 Carlsen gặp Kasparov

Cậu bé Magnus Carlsen và người khổng lồ Kasparov bắt tay vào ván đấu. Ảnh youtube

Vào cuộc đấu sau khai cuộc cân bằng, thế nhưng khi vào trung cuộc, những quân cờ trong tay cậu bé như những chiến binh cảm tử xông lên tấn công vào trận địa của vua cờ.

Xưa nay ở các Giải đấu, hầu hết các kỳ thủ gặp vua cờ chỉ mong đánh chắc để tìm kết quả hòa, thế nhưng với 1 đứa bé chưa đến 14 tuổi dùng lối chơi tấn công mạnh mẽ khiến vua cờ đôi chút lung túng. Người xem ở ngoài đều thích thú cổ vũ cho cậu bé mong có kết quả bất ngờ

Video trận đấu

https://www.youtube.com/watch?v=LyX8YDG84Vk

Vua cờ cố bảo vệ thế thận của mình bằng một loạt cuộc đổi quân, chuyển sang cờ tàn một xe và một tượng trái màu, quân của cậu bé hơn vua cờ một chốt thông và dâng cao mong phong hậu. Lúc này vua cờ chỉ có thể mong cầu hòa, vì thế mà phải vận dụng kinh nghiệm để đưa ván cờ kết thúc hòa.

Cùng xem lại ván cờ lịch sử của Carlsen:

http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=1279168

Sau trận đấu này Kasparov đã nhận ra cậu bé Carlsen có đủ tố chất để trở thành kỳ thủ số 1 thế giới. Vì thế sau khi về nghỉ đấu, ông vẫn nhớ đến cậu bé này và nhận làm thậy dạy cho Carlsen 2 năm liền (2009, 2010). Nhờ có sự chỉ dạy của vua cờ Carlsen đã tiến bộ nhanh chóng.

 Carlsen gặp Kasparov

 Carlsen gặp Kasparov

Kinh nghiệm giúp vua cờ có được kết quả hòa. Ảnh youtube

Người viết tiếp lịch sử cờ vua thế giới

Việc phải gặp nhiều cao thủ trong làng cờ cùng những trận thua đã giúp Carlsen trưởng thành hơn. Carlsen từ bỏ lối chơi lối chơi tấn công từ đầu, bởi lối chơi nay chỉ giúp chiến thắng những kỳ thủ bình thường, khi gặp phải lối chơi thế trận vững chắc thì không thể tìm được điểm yếu để tấn công, ngược lại thế trận của mình không vững chắc lại dễ bị phản đòn.

Từ đó Carlsen chú trọng hơn vào lối chơi thế trận, hoàn thiện các điểm yếu của mình, qua những thay đổi này Carlsen phát hiện bản thân mình có thể chơi cờ tàn với những ứng biến kỳ diệu.

Nhà phân tích cờ vua kiệt xuất Jon Speelman đã mô tả kỹ về chiến lược đánh cờ của Carlsen – trong bài viết dài có tựa đề “Carlsen Endgame’s Magic” (Ma thuật cờ tàn của Carlsen) vào năm 2013 như sau: ” Anh ta có thể chơi mãi mãi một cách bình tĩnh, cẩn thận và có lẽ quan trọng nhất là không hề sợ hãi: tính toán chính xác với chỉ một vài lỗi sai và một tỉ lệ lớn các nước ‘rất tốt’. Điều đó làm cho anh ta trở thành một con quái vật và khiến rất nhiều đối thủ sợ hãi, nản chí”.

Điều tất cả những kỳ thủ tài năng thế giới đánh giá cao nhất về  Carlsen là khả năng nắm bắt thế trận và luôn đảm bảo mình nắm thế thượng phong trên bàn cờ. Chính Kasparov phải thừa nhận cậu học trò có khả năng nhìn rõ ý đồ đối phương.

Khả năng tính toán của Carlsen được phát hiện từ tấm bé. Theo gia đình kể lại thì lúc mới hai tuổi, Carlsen đã biết chơi trò xếp hình 50 miếng. Bốn tuổi, Carlsen sử dụng thuần thục đồ lắp hình Lego dành cho trẻ từ 10 tuổi trở lên. Bố mẹ định hướng Carlsen theo nghiệp cờ vua cũng vì thế, cho dù ban đầu Carlsen không thực sự hứng thú với môn thể thao này.

carlsen

Magnus Carlsen thống nhất ba danh hiệu vô địch cờ tiêu chuẩn, cờ chớp, cờ nhanh vào tay mình. Ảnh: DWRB.

Năm 2014 là năm đỉnh cao thành công nhất của Carlsen khi thâu tóm 3 danh hiệu vô địch thế giới ở cả 3 nội dung là cờ tiêu chuẩn (truyền thống), cờ nhanh (5 phút mỗi bên) và cờ chớp (3 phút mỗi bên). Hệ số elo thời điểm đấy của Carlsen là 2882 cao nhất thế giới từ trước đến nay.

Kể từ khi tượng đài Kasparov từ giã thi đấu năm 2005, thì mãi cho đến nay thế giới mới có được người kế tục xứng đáng, đó là Carlsen, người đưa cờ vua thế giới bước sang một trang sử mới

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc