Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Bức thư cầu cứu chấn động thế giới và cuộc chạy thoát của một tù nhân oan sai

Tại Mỹ vào tháng 10/2012, cô Julie Keith, 42 tuổi, mở hộp đồ trang trí Halloween vốn cất trong nhà, định dùng để trang trí cho bữa tiệc sinh nhật cho con gái 5 tuổi của cô, trong khi lễ Halloween sắp đến trong vài ngày nữa, đã tình cờ phát hiện trong đó cất giấu một bức thư đến từ một trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia (Trung Quốc).

(Xem bài: Phát hiện thư cầu cứu từ Trung Quốc được dấu trong sản phẩm)

Bức thư này đã làm chấn động khắp thế giới, người ta bắt đầu tìm hiểu về các trại lao động ở Trung Quốc, bắt con người làm việc như những nô lệ, và người ta cũng hiểu được vì sao nhiều sản phẩm Trung Quốc lại có giá rẻ đến như thế.

(Xem bài: Máu và nước mắt đằng sau nhãn hiệu “Made in China” (Phần 1)

Máu và nước mắt đằng sau nhãn hiệu “Made in China” (Phần 2))

Năm 2017 (tức 5 năm sau) người viết lá thư cầu cứu ấy đã trốn thoát khỏi Trung Quốc và đến được Mỹ, gặp lại người đã lấy được lá thư cầu cứu của anh 5 năm trước. Câu chuyện này đã được kể lại.

ôn Nghị

Ông Tôn Nghị, chủ nhân của bức thư cầu cứu trong đồ trang trí “Made in China” cách đây 5 năm, nay đã được tự do. (Ảnh: Epoch Times)

Sau 15 năm bị giám sát, lao động khổ sai và tra tấn, ông Tôn Nghị, chủ nhân của bức thư cầu cứu trong đồ trang trí “Made in China” chấn động thế giới, giờ đây đã thoát khỏi Trung Quốc.

Ông Tôn Nghị đã rất lo lắng. Khói bụi ô nhiễm trong một buổi sáng tháng 12 ở Bắc Kinh trộn lẫn với cảm giác bất an của ông khi ông tiến đến khu vực kiểm tra hộ chiếu xuất cảnh tại sân bay. Ông biết những may rủi không có lợi cho mình. Bất cứ giây phút nào, quan chức xuất nhập cảnh cũng có thể xé nát quyển hộ chiếu cùng với cơ hội tự do của ông. Giây phút đó đã đến… và ông đã được xuất cảnh.

Sau 15 năm bị giám sát, lao động khổ sai và tra tấn, giờ đây ông đã được tự do.

Câu chuyện của ông Tôn Nghị cũng giống như vô số người khác ở Trung Quốc. Là một người tốt nghiệp Viện Công nghệ Đại Liên đến từ thành phố Thái Nguyên, miền Bắc Trung Quốc, ông Tôn Nghị đã đột nhiên trở thành một kẻ thù của nhà nước khi chính quyền Trung Quốc phát động cuộc bức hại tàn bạo đối với môn tập tinh thần Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công là một môn khí công cổ truyền với những lời dạy về Chân Thiện Nhẫn, được phổ biến nhanh chóng trong những năm 1990 ở Trung Quốc. Thế nhưng khi chính quyền Trung Quốc xác định rằng có hơn 70 triệu người đang theo tập môn này vào năm 1999, hơn cả số đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, người lãnh đạo Đảng lúc bấy giờ là ông Giang Trạch Dân đã ra lệnh “loại bỏ” Pháp Luân Công.

Ông Tôn Nghị chỉ là một trong số hàng triệu người bị tước bỏ việc làm và bị quẳng vào nhà tù hay trại lao động rồi bị tran tấn tàn bạo nhằm bắt họ từ bỏ môn tập. Kể từ năm 2001, ông đã bị bắt ít nhất 6 lần và bị giam 4 năm, bao gồm 2 năm rưỡi trong tại lao động Mã Tam Gia khét tiếng ở thành phố Thẩm Dương, miền Đông Bắc Trung Quốc.

Ông được coi là một trong những người may mắn hơn vì đã tránh được việc trở thành nạn nhân của nạn thu hoạch nội tạng phi pháp được tiến hành một cách có hệ thống trong các nhà tù ở Trung Quốc. Và trong một tình huống đặc biệt, tiếng nói của ông đã được nghe thấy ở Damascus, bang Oregon, Hoa Kỳ.

Bức thư cầu cứu chấn động thế giới

Đó là trước Halloween năm 2012, khi cô Julie Keith, bang Oregon, Hoa Kỳ mở một bộ đồ trang trí Halloween bị bỏ quên lâu ngày trong ga-ra để ô-tô.

“Khi tôi mở một số bia mộ bằng xốp, một tờ giấy rơi ra. Tôi mở tờ giấy ra và đó là từ một người đang cầu cứu trong một trại lao động ở Trung Quốc”, cô nói.

Người đó chính là ông Tôn Nghị.

“Nếu bạn mua sản phẩm này, xin hãy làm ơn gửi bức thư này đến Tổ chức Nhân quyền Thế giới”, đó là dòng chữ viết tay của ông Tôn Nghị bằng tiếng Anh mà ông đã cố viết khi bị cầm tù ở Mã Tam Gia. “Hàng ngàn người đang bị Chính quyền Trung Quốc bức hại ở đây sẽ nhớ ơn bạn mãi mãi”.

“Tôi đã không biết làm gì với tờ giấy”, cô Keith nói. Khi tìm kiếm từ Mã Tam Gia trên Internet, cô đã kinh hãi vì những trường hợp tra tấn tàn bạo và bắt lao động khổ sai ở trong trại này. Cô đã quyết định đăng ảnh của bức thư lên Facebook và với sự giúp đỡ cũng như khích lệ từ bạn bè và đồng nghiệp, cô đã được giới truyền thông chú ý đến.

Câu chuyện đã trở nên nổi tiếng, được đăng tải trên Oregonian, Epoch Times, New York Times, và CNN. Nhưng điều đó đã không làm cho cuộc sống của ông Tôn Nghị dễ dàng hơn chút nào.

Chạy thoát

Ông Tôn Nghị đã được thả ra khỏi trại lao động, nhưng việc ông vạch trần cuộc đàn áp chắc chắn đã thu hút sự trả thù từ phía chính quyền. Ông cố gắng sống thầm lặng trong một vài năm, nhưng vào tháng 4/2016 chính quyền lại chú ý đến ông.

“Những người tập Pháp Luân Công có liên hệ thân thiết với tôi đã bị bắt”, ông nói.

Ông Tôn Nghị khi ở Bắc Kinh. (Ảnh: Epoch Times)

Ông Tôn Nghị khi ở Bắc Kinh. (Ảnh: Epoch Times)

Ông Tôn Nghị biết rằng chính quyền đang “chờ sẵn” ông. “Tôi đã không thể về nhà”. Ông bị buộc phải đi khỏi nhà để tránh bị bắt giam lại.

“Trên thực tế, từ 9 năm trước, tôi đã phải rời bỏ chỗ ở nhiều lần [do bị đàn áp bức hại]”, ông Tôn Nghị nói.

Vợ ông đã phải thường xuyên lo lắng cho ông, nhưng để tránh bị theo dõi, ông hầu như không thể liên lạc với vợ. Điện thoại cũng không thể, đôi khi ông gửi một tin nhắn bóng gió cho vợ trên mạng.

“Chúng tôi không thể nói chuyện và thể hiện tình cảm như hai vợ chồng bình thường”, ông nói.

Sau đó vào ngày 29/11/2016, ông Tôn Nghị lại bị bắt giam trong khi chuẩn bị tham dự phiên xét xử một người tập Pháp Luân Công khác ở tòa án Tongzhou, Bắc Kinh. Tuy nhiên, 4 ngày sau đó, ông được trả tự do “vì lý do sức khỏe”.

Và đó cũng là lúc ông quyết định phải rời bỏ đất nước. Nhưng điều đó nói dễ hơn làm.

“Nếu bạn ở trong danh sách đen của họ, bạn có thể bị cấm rời khỏi Trung Quốc”, ông nói. Thường thì mọi người tìm cách lọt qua những kẽ hở hành chính. Tuy nhiên, rủi ro là rất lớn, người ta không thể biết chắc được cho đến khi đưa hộ chiếu cho nhân viên xuất nhập cảnh trước khi lên máy bay.

Nhưng may mắn thay, ông Tôn Nghị đã lọt qua. Và vào ngày 7/3 vừa qua, ở Jakarta, ông đã gặp cô Julie Keith.

“Tôi đã trốn thoát được khỏi nhà tù – đó là Trung Quốc”, ông nói. “Nhưng tôi đang nghĩ về những người tập đồng môn đã bị kết án, chuẩn bị bị kết án, hoặc vẫn đang bị cầm tù”, ông Tôn Nghị vẫn không khỏi lo lắng cho những người bạn cunả mình.

Ông Tôn Nghị đã gặp cô Julie Keith ở Mỹ. (Ảnh: Epoch Times)

Ông Tôn Nghị đã gặp cô Julie Keith ở Mỹ. (Ảnh: Epoch Times)

Truyền thông Trung Quốc từng lên tiếng rằng, các trại lao động đã chính thức bị bãi bỏ năm 2013. Tuy nhiên, các nhà quan sát nhân quyền lưu ý rằng chính quyền Trung Quốc vẫn dùng các nhà tù, trại giam, trung tâm sức khỏe tâm thần, và các “hắc lao” không chính thức cho cùng một mục đích.

Theo Epoch Times, tinhhoa.net

Nếu một ngày bạn thấy trong sản phẩm của mình có một lá thư viết bằng tiếng Trung thì đó có thể là một lá thư kêu cứu từ trại lao động tại Trung Quốc, bạn nhận được lá thư cũng chính là nhận sự hy vọng mong manh từ người gửi, hãy đừng để hy vọng của họ bị đánh mất


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc