Trong “Không thành kế”, Gia Cát Lượng không có binh lính nào đã lừa được Tư Mã Ý. Nhưng thật sự có phải đơn giản như thế? Khi các cao thủ thực sự so chiêu, thì chưa nhìn thấy ánh quang đao, thắng bại đã rõ. Vậy chiêu thức của Gia Cát Lượng nằm ở đâu?
Tư Mã Ý suất lĩnh 15 vạn quân kéo đến Tây thành, lúc này trong tay Gia Cát Lượng chỉ có không đến 2.000 người dân để vận chuyển quân lượng, không hề có quân chủ lực nào trong thành. Binh gia nói rằng: “Hư mà tỏ dĩ thực”, tức hư ảo mà tỏ ra như thực, chỉ với 2.000 dân trong tay, làm thế nào Gia Cát Lượng lại tạo ra được khí thế thiên quân vạn mã, làm nên kỳ tích khiến Tư Mã Ý phải rút quân?
Gia Cát Lượng đã cho mở toang 4 cửa thành, còn mình thì vai đeo áo choàng, vấn khăn nhiễu trên đầu, mang theo hai tiểu đồng và một cây đàn, lên trên cổng thành, đốt hương, thanh nhã ngồi gảy đàn.
Tư Mã Ý dụng binh như thần
Quân tiên phong của Tư Mã Ý đến dưới thành, thấy trận thế này, không dám tùy ý tiến vào thành, liền vội vàng quay về bẩm báo với Tư Mã Ý.
Tư Mã Ý vẫn được biết đến là “binh động như thần, mưu vô tại kế”. Nghiên cứu đối thủ rất sâu, ông ta là một nhân tài kiệt xuất.
Bởi thế, Tư Mã Ý đã đích thân đến dưới thành trầm lặng quan sát thật kỹ, sau đó hạ lệnh rút quân. Ông nói: “Gia Cát Lượng một đời cẩn thận, sẽ không mạo hiểm. Cửa thành mở toang, bên trong tất có mai phục, nếu quân ta tiến vào thì có thể trúng kế của hắn”.
Nhưng người con trai thứ 2 của ông là Tư Mã Chiêu lại hoài nghi rằng: “Trong thành không có binh, mở cửa thành chỉ là kế sách của Gia Cát Lượng”.
Tư Mã Chiêu sinh lòng khả nghi, nhưng tại sao Tư Mã Ý được mệnh danh “binh động như thần” lại không chút nghi ngờ mà cho rút quân ngay, mặc dù ông hoàn toàn có thể sử dụng các kế sách khác để thăm dò?
Mưu trí là hữu hình, cẩn thận là vô hình, hữu hình dễ thấy, vô hình khó biết, người biết mình biết người, khi các cao thủ so tài với nhau, thì quan trọng chính là họ có thể lý giải đối thủ được bao nhiêu? Gia Cát Lượng “một đời cẩn thận, bình thản vô kỳ”, và Tư Mã Ý “binh động như thần” đã đấu trí với nhau trong trận chiến không gươm không đao này.
Tư Mã Ý gặp phải Gia Cát Lượng, người liễu giải được ông ta cực kỳ sâu sắc
Gia Cát Lượng biết rằng Tư Mã Ý là cao thủ trong việc sử dụng tâm lý chiến, chính vì vậy ông đã áp dụng chính điểm này và đã thành công. Đây là chiến thắng trong vô hình, không nhìn thấy khói lửa.
Gia Cát Lượng ở trên cổng thành dâng hương đánh đàn, sao lại khiến cho Tư Mã Ý phải e dè? Có phải Gia Cát Lượng đã sử dụng tâm lý chiến, nhờ giả bộ bình thản thong dong mà lừa được Tư Mã Ý? Đương nhiên không phải, đây là trận đấu giữa các cao thủ, thành hay không là nằm ở điểm khác.
Vậy Tư Mã Ý khi đứng dưới Tây thành quan sát, đã thấy gì để rồi ra quyết định như vậy?
Kỳ thực Tư Mã Ý tự thân đến dưới thành không chỉ để nhìn, mà quan trọng hơn là lắng nghe. Ông có thể nhìn ra những điều người khác không thấy, có thể nghe thấy những điều người khác không thể nghe.
Tư Mã Ý từ thuở nhỏ đã thông minh mưu lược, học vấn rộng lớn uyên thâm, luôn ghi lòng tạc dạ những đạo lý của Nho gia, và tất nhiên ông không thể không biết câu chuyện Khổng Tử học đàn.
Không Tử được nhạc công của nước Lỗ là Sư Tương Tử dạy đàn. Sư Tương Tử dạy xong một khúc nhạc, rồi để cho Khổng Tử một mình luyện tập mấy ngày, sau đó lại dạy bài mới. Nhưng Không Tử chỉ vùi đầu vào khổ luyện bài cũ, tựa hồ như quên việc mình phải học bài mới.
Sư Tương Tử nhắc nhở: “Ông đã học thuần thục bài này rồi, có thể học sang bài khác”. Khổng Tử trả lời: “Không được, ta mới chỉ đàn nhuyễn âm luật thôi, còn kỹ pháp thì còn rất tẻ nhạt!”.
Rồi qua vài ngày, Sư Tương Tử lại nói: “Kỹ pháp của ông thuần thục rồi, có thể học bài mới”.
Khổng Tử lại nói: “Không được! Ta vẫn chưa hiểu được nội dung của nó!”. Lại qua vài ngày nữa, Sư Tương Tử nghĩ rằng Khổng Tử đã hiểu rõ được nội dung của ca khúc rồi, do đó đưa bài mới cho Khổng Tử học. Không Tử vẫn lắc đầu nói: “Không được, ta vẫn chưa thể ngộ được cách đối nhân xử thế của tác giả!”.
Vài ngày sau, Khổng Tử nói với Sư Tương Tử: “Ta biết người sáng tác là người như thế nào rồi! Người này có dáng vóc cao cao, khuôn mặt đen, con mắt có thần sáng ngời, là người có khí chất vương giả. Ca khúc này hẳn là do Chu Văn Vương sáng tác?”.
Sư Tương Tử không khỏi kinh ngạc, giật mình nói: “Ông nhắc nhở ta mới nghĩ ra, thầy của ta từng cho ta biết tên của thủ khúc này là “Văn Vương Thao”, tác giả là Chu Văn Vương”.
Tư Mã Ý là người rất khâm phục Nho gia. Chính vì thế, khi đứng trước một thành trống, Tư Mã Ý chủ yếu tập trung lắng nghe tiếng đàn, từ tiếng đàn đoán ra tâm ý của Gia Cát Lượng.
Rất nhiều người biết đến câu chuyện tri âm tri kỷ giữa Bá Nha và Tử Kỳ, trong đó tiếng đàn chính là tiếng lòng. Tư Mã Ý sau khi nghe xong tiếng đàn đã lệnh cho 15 vạn quân rút lui, mà không thực hiện thăm dò quân sự.
Chính là vì từ tiếng đàn, Tư Mã Ý đã thấy được Gia Cát Lượng thực sự thong dong bình thản không chút lo lắng. Tư Mã Ý đã xác định rằng Gia Cát Lượng một đời cẩn thận chắc chắn, ở đằng sau nhất định có mưu kế, và quyết định rút quân. Trong tiếng đàn bình thản thong dong, Tư Mã Ý đã nghe thấy mai phục, kỳ kế, quân Ngụy có nên mạo hiểm như vậy không? Không cần thiết phải như vậy.
Bởi vì Gia Cát Lượng đã liễu giải được Tư Mã Ý, nên ông đã quyết định ngồi trên thành dùng tiếng đàn của mình để ngăn không cho 15 vạn quân tiến vào thành.
Tư Mã Ý đã thấy được tâm trạng thong dong bình thản của Gia Cát Lượng, nhưng lại không liễu giải được sự bình thản này là đến từ cảnh giới tu luyện chứ không phải là do đã có sự chuẩn bị bày binh bố trận kỹ lưỡng.
Trước khi theo Lưu Bị thì Gia Cát Lượng đã có nhiều năm tu luyện trên núi, nên cảnh giới của ông đã vượt xa người thường
Cổ nhân nói: “Trước Thái sơn sụp đổ, mà sắc mặt không thay đổi”. Đây mới thực sự là thong dong trấn định, đây là một cảnh giới trong tu hành.
Điều mà Tư Mã Ý chưa liệu tới chính là cảnh giới tu luyện của Gia Cát Lượng đã đạt tới siêu thoát khỏi việc thắng bại, sinh tử, dù có bại trận thực sự thì tâm trạng của Gia Cát Lượng vẫn là như vậy.
Gia Cát Lượng chỉ khi nắm được điểm này của Tư Mã Ý, nên “Không thành kế” của ông mới thành công! Khác biệt khi các cao thủ so tài với nhau chính là nằm ở cảnh giới tu luyện.
Lê Hiếu biên dịch
Theo tinhhoa.net
Bài iên quan:
>> Truyền thuyết dân gian: Gia Cát Lượng bái sư học Đạo
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!