Vì sao Gia Cát Lượng lại chọn phò giúp Lưu Bị chứ không phải Tào Tháo hay Tôn Quyền? Nhiều người cũng tiếc rẻ khi tài năng đức độ như Gia Cát Lượng lại không giúp nước Thục thống nhất thiên hạ dù chiến thắng có lục tưởng như trong tầm tay, vậy lý do là vì đâu.
>> Giải mã bí ẩn “Kinh dịch” (Phần 1)
>> Ai có thể thay đổi được số mệnh
Trong khi Tào Tháo, Tôn Quyền đều có thực lực hùng mạnh, vì sao một Lưu Bị xuất thân áo vải lại trở thành lựa chọn duy nhất của nhà quân sự tài ba Gia Cát Lượng?
Có nhiều ý kiến cho rằng, Khổng Minh – Gia Cát Lượng lựa chọn phò tá Lưu Bị không chỉ vì phù hợp với lý tưởng chính trị của ông, mà còn bởi Lưu Bị cho Gia Cát Lượng đầy đủ không gian phát huy sở học bình sinh của mình.
Lại có một luồng quan điểm khác cho rằng, việc Lưu Bị trở thành lựa chọn cuối cùng của Gia Cát Lượng hoàn toàn không đơn thuần chỉ là vấn đề “không gian” phát huy hết tài năng. Gia Cát Lượng chọn Lưu Bị bởi vô cùng cảm kích trước ân tri ngộ của Lưu Bị 3 lần đến lều cỏ.
Chúng ta hãy cũng lật lại thời gian, truy lại thời điểm cách đây 1800 năm về trước, trở về thời kỳ Tam Quốc để biết được ngọn ngành, trả lời gãy gọn những câu hỏi lớn ấy. Rốt cuộc, Gia Cát Lượng đã làm những gì, đã để lại gì cho hậu thế, tại sao ông lại xuất hiện vào thời điểm đó và lựa chọn Lưu Bị chứ không phải Tào Tháo hay Tôn Quyền?
Trong đời cầm quân của mình, Gia Cát Lượng từng có nhiều chiến tích huy hoàng như: Mượn gió Đông Nam hỏa thiêu Xích Bích tiêu diệt 83 vạn quân Tào Tháo, thuyền cỏ mượn tên, gảy đàn đuổi 15 vạn hùng binh của Trọng Đạt (Tư Mã Ý), hoả thiêu 10 vạn quân Tào, bảy lần bắt Mạnh Hoạch, lục xuất Kỳ Sơn… Ông còn là chủ nhân của những phát minh vô cùng độc đáo như: trâu gỗ ngựa máy, nỏ liên châu, bàn cờ Khổng Minh, đèn trời, chiến xa phá thành, bánh bao…
Tác phẩm mà Gia Cát Lượng để lại cho người đời sau là “mã tiền khóa”, cuốn sách tiên tri chính xác những sự kiện của nhân loại đến ngày nay.
Nhắc đến Gia Cát Lượng, có thể nói là nhà nhà đều biết, nhưng không nhiều người biết về “Mã Tiền Khóa”. Tương truyền Gia Cát Lượng vào lúc nhàn hạ khi hành quân đã sáng tác “Mã Tiền Khóa” (tên “Mã Tiền Khóa” có nghĩa là “quẻ bói gieo trước ngựa”).
“Mã Tiền Khóa” ngắn gọn súc tích phi thường, chỉ có 14 khóa, mỗi khóa dự ngôn một thời đại lịch sử, mà mỗi một khóa lại tuân theo một trật tự sắp xếp. Khi mỗi thời đại lịch sử qua đi rồi, người ta quay lại xem mới thấy Gia Cát Lượng dự ngôn chuẩn xác đến phi thường.
Trong cõi huyền diệu đã tự có an bài
Quẻ đầu trong “Mã Tiền Khóa”:
“Vô lực hồi thiên, cúc cung tận tụy; âm cư dương phất, bát thiên nữ quỷ”
“Vô lực hồi thiên, Cúc cung tận tụy” là nói bản thân Gia Cát Lượng, như ông viết trong «Xuất sư biểu»: “Thần cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi“. “Âm cư Dương phất” chỉ hoạn quan Hoàng Hạo loạn quyền, Khương Duy chỉ có thể duy trì tàn cục chứ không thể làm gì được
Gia Cát chết rồi, sau chủ hàng Ngụy (sau khi Gia Cát Lượng chết, Thục Hán đầu hàng Ngụy). Chữ “Bát” (八) thêm chữ “thiên” (千) thêm chữ “nữ” (女) rồi thêm chữ “quỷ” (鬼), hợp thành một chữ “Ngụy” (魏).
Điều này đã nói rõ một điều rằng Gia Cát Lượng quả thực đã biết phò tá Lưu Bị thống nhất giang sơn là điều không thể. Đây chính là thiên ý, bản thân chỉ có thể gắng sức cho đến lúc chết mà thôi. Cách nói này không khỏi khiến người ta có phần thương cảm nhưng đó lại là sự thật.
Rất nhiều người cho rằng Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị là vì báo đáp ân tri ngộ. Nói như vậy cũng không phải là không có đạo lý. Nhưng nếu như hết thảy mọi huyền diệu đều đã có an bài cả rồi thì việc này không chỉ vỏn vẹn là vì báo ân đơn giản như vậy. Điều này nhất định là có liên quan đến chuyện đại sự khác nữa.
Đó là lý do vì sao mà mặc dù Tào Tháo nắm một nửa thiên hạ, hiệu triệu quần hùng Trung Nguyên dưới lá cờ nhà Hán và Tôn Quyền, một minh chúa của Đông Ngô, lại không tài nào khiến Khổng Minh dao động. Ông đến là để tạo thành thế chân vạc thời Tam Quốc, cùng diễn chữ “Nghĩa” với các anh hùng hào kiệt, chứ không phải đến để thống nhất thiên hạ, đó chính là “thiên ý”.
Ông xuất sơn tham gia cuộc cờ lịch sử kia vốn không phải là vì để báo đáp cái ân tri ngộ, cũng không phải vì quang tông diệu tổ, mà chính là vì để lưu lại đoạn văn hóa này, đặt nền tảng văn hóa nhất định cho lịch sử của ngày hôm nay, chuẩn bị cho một sự kiện lớn của nhân loại.
Hiểu về diễn biến hành trình của Gia Cát Lượng cùng đoạn sử sách hào hùng mà ông cùng các anh kiệt đương thời tạo dựng nên, người ta càng hiểu hơn về chữ “Nghĩa”. Tam quốc tranh bá tranh hùng để cuối cùng diễn về một chữ “Nghĩa”, ấy chính là nội hàm xuyên suốt được thể hiện trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Đối với Gia Cát Lượng, làm người thành bại ở đời vốn là chuyện đã định, tài năng thuộc hàng thần sầu quỷ khốc, cũng không thoát khỏi “thiên ý”. Điều quan trọng vẫn là cái “Nghĩa” để lại trong đời.
Nước Thục phía sau được bao bọc bởi núi lớn hiểm trở không thể vượt qua, nhưng khi còn sống Gia Cát Lượng đã tiên đoán trước quân Ngụy sẽ đưa quân tiến vào đường núi diệt Thục, ông đã nói trước cả điều này và đã ra lệnh các chốt đóng quân trên núi này.
Khi Gia Cát Lượng mất, các tướng Thục cho rằng đường núi Âm Bình này rất hiểm trở không thể hành quân qua được nên rút hết quân khỏi đây. Kết quả Đặng Ngải đưa quân liều chết qua núi, qua đường núi thì quân sĩ chết gầ hết, chỉ còn 500 quân bất ngờ đánh vào, trong khi đó quân Thục đưa toàn quân đi chặn đường tiến của Chung Hội nên không còn quân ở lại nữa, vua Thục phải đầu hàng.
Trên đường hành quân qua núi Đặng Ngải thấy có tấm bia ghi rõ lời của Gia Cát Lượng tiên toán Đặng Ngải sẽ tiến quân qua núi và diệt Thục, tấm bia cũng tiên đoán rõ ràng sau khi diệt Thục thì cả hai tướng Đặng Ngải và Chung Hội đều bị giết chết, các tiên đoán này đều chính xác.
Những điều đấy cũng cho thấy Gia Cát Lượng biết trước sự tình nước Thục, nhưng ông vẫn phò giúp Lưu Bị bởi đó chính là sứ mệnh, là an bài của trời đất dành cho ông. Thơ rằng:
Biết rằng không thể vẫn cứ đi,
Diễn vai trung nghĩa mãi khắc ghi.
Thị phi thành bại còn đâu nữa,
Buồn đau chua xót tỏ cùng mi.
Gia Cát Lượng diễn vai trung nghĩa, thế nào là Trung, là Nghĩa, nếu chỉ nói bằng lời là không đủ, đều có nhưng an bài lịch sử cho những nhân vật sắm vai này để làm nổi bật nội hàm, để con người hiểu ý nghĩa sâu xa Trung là gì? Nhân nghĩa là gì?
Gia Cát Lượng lưu lại cuốn tiên tri “Mã Tiền Khoá” cảnh tỉnh hậu thế, rằng hết thảy mọi sự đều có định số, đều được an bài vô cùng chu toàn cẩn mật, kể cả việc phò tá Lưu Bị chứ không phải Tào Tháo hay Tôn Quyền, đó đều là hành sự thuận theo “thiên ý”
Giống như Lão Tử đã từng giảng: “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, và Đạo thuận theo tự nhiên“. Gia Cát Lượng và một người tu Đạo từ bé nên hết sức thấu hiểu được điều này.
Ánh Trăng biên tập
Theo daikynguyenvn.com
Bài liên quan:
>> Gia Cát Lượng tiên tri nhân loại sẽ tiến nhập vào nền văn minh mới (phần 1)
>> Truyền thuyết dân gian: Gia Cát Lượng bái sư học Đạo
>> Khương Tử Nha bốn lần chuyển sinh đều là người tài ba xuất chúng
>> Các sản phẩm được sáng chế bởi Gia Cát Lượng
>> Lưu Bang có quen biết Tào Tháo không?
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!