Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Báo chí Trung Quốc tấn công Tập Cận Bình

Trong bối cảnh tràn ngập thông tin cho rằng có thế lực ở Trung Nam Hải đe dọa quyền lực của ông Tập Cận Bình, phe của ông Tập dưới chỉ đạo của ông Lật Chiến Thư phát động “cuộc chiến bảo vệ Tập hạt nhân”, nhấn mạnh bảo đảm vị trí tối cao của ông Tập. Tuy nhiên, Nhân dân Nhật báo lại đăng loạt bài viết lạ với quan điểm phản bác phát ngôn của ông Lật Chiến Thư. Trong khi nhân vật phụ trách ban tuyên truyền Vương Hộ Ninh thì bất ngờ “mất tích” gần một tháng, thu hút nhiều dự đoán về quyền lực của Vương.

>> Tân Hoa Xã đăng bài “chỉnh đốn” ông Tập Cận Bình?

>> Từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đến tin đồn đảo chính ở Trung Nam Hải

>> Trung Quốc bao phủ tin đồn đảo chính, ép cung Tập Cận Bình

Tập Cận Bình

Ông Tập Cận Bình (Ảnh: Getty Images)

“Nhân dân Nhật báo” tấn công Tập Cận Bình

Ngày 20/7, Nhân dân Nhật báo Trung Quốc đăng một bài báo lạ có tựa “Diễn đàn Nhân dân Nhật báo: Vui mừng khi nghe những lời chỉ trích là thể hiện đẳng cấp văn hóa” , bài viết có nhận đình rằng “mỗi Đảng viên phải tự rèn luyện để có thể dám tiếp nhận lời phê bình”.

Bài viết trích dẫn lời của cố lãnh đạo ĐCS Trung Quốc Mao Trạch Đông cho rằng, trước những lời phê bình, “cho dù là ai và thuộc loại người nào đều có quyền chỉ ra (sai lầm) của chúng ta”. Còn với người bị phê bình thì “cần rộng lượng lắng nghe những lời phê bình khó nghe, nhưng quan trọng hơn là nghe thông suốt thì phải có hành động sửa đổi”. Dĩ nhiên, lời của Mao hồi đó để cho những người phê bình Mao lộ diện, để “dụ rắn ra khỏi hang” hòng sau này tính sổ, cho nên đó là một lời nói dối trá.

Ngoài ra, vào ngày 16/7 tờ Nhân dân Nhật báo cũng xuất bản một bài bình luận “Làm gương” gây khiêu khích thần kinh của giới quan sát. Bài viết này nhắm vào những người quen nói những lời xu nịnh rỗng tuếch qua việc dẫn ra dẫn chứng về hai nguyên lão “kiểu mẫu” đã quá cố là Bành Đức Hoài (1898 – 1974) và Trương Ái Bình (1910 – 2003) dám “phạm thượng”. Bành Đức Hoài nổi tiếng qua việc chửi Mao Trạch Đông, còn Trương Ái Bình thẳng thắn lên án Đặng Tiểu Bình cho quân đội kinh doanh.

Lý do hai bài báo này xem là nhạy cảm vì thời điểm xuất hiện trùng với nhiều biến cố bất thường tại Trung Nam Hải: tin đồn có “đảo chính” tại Bắc Kinh, giới nguyên lão truy cứu trách nhiệm ông Tập Cận Bình, cuộc họp Bắc Đới Hà sắp tới sẽ thảo luận vấn đề “lãnh đạo tập thể” đi ngược lại xu hướng tập quyền của ông Tập Cận Bình.

Trong bối cảnh bùng nổ tin đồn như vậy, ngày 16/7 thân tín hàng đầu của ông Tập là ông Lật Chiến Thư, người nắm giữ Ban Thường vụ Nhân đại, đã tổ chức “buổi học tập” và cảnh báo các thuộc cấp cần chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật chính trị và quy tắc chính trị để đảm bảo quyền lực của “hạt nhân” Tập Cận Bình “định tại nhất tôn” (chỉ uy quyền tối cao, người duy nhất quyết định tất cả, ví như Vua).

Ngày 18/7 khi Bộ trưởng Công an ĐCS Trung Quốc Triệu Khắc Chí (Zhao Kezhi) chủ trì triệu tập Hội nghị mở rộng Ban Thường vụ Bộ Công an đã nhắc lại quan điểm này của ông Lật Chiến Thư, qua đó kêu gọi bảo vệ địa vị hạt nhân Tập Cận Bình là “nhiệm vụ hàng đầu, cũng là đại cuộc chính trị quan trọng nhất của cơ quan công an”.

Vào ngày 19/7, trong một hội nghị lãnh đạo ở Quảng Đông, Bí thư tỉnh Quảng Đông là Mã Hưng Thụy (Ma Xingrui) cũng nhấn mạnh rằng phải kiên định bảo vệ “hạt nhân Tập Cận Bình”.

Nhật báo Apple Hồng Kông trích dẫn lời học giả Trần Duy Kiến (Chen Weijian) sống lưu vong tại Mỹ cho biết, việc ông Lật Chiến Thư kêu gọi “định tại nhất tôn” đối với ông Tập là kỳ lạ hiếm thấy trong lịch sử xây dựng chính quyền ĐCS Trung Quốc, cho thấy thế lực chống đối ông Tập trong Đảng cũng rất mạnh mẽ, vì thế có thể diễn biến sắp tới sẽ rất phức tạp.

Nhà bình luận khác là Trịnh Thành thì phân tích, việc Nhân dân Nhật báo bàn về vấn đề người phê bình và người tiếp nhận phê bình rõ ràng là chĩa vào quan điểm “định tại nhất tôn” mà ông Lật Chiến Thư nêu ra, không khác gì muốn dùng lời của ông Mao Trạch Đông nhắc nhở ông Tập Cận Bình. Nhân dân Nhận báo dám chỉ thẳng cây kiếm vào ông Tập Cận Bình cho thấy có đủ thế lực chính trị hùng mạnh đứng sau.

Biến cố có liên quan gì đến việc Vương Hộ Ninh “mất tích”?

Ngoài ra, trong cơn bão tin đồn về diễn biến bất thường tại Trung Nam Hải từ đầu tháng Bẩy đến nay cũng nổi lên vấn đề “quốc sư ba triều đại” Vương Hộ Ninh (Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị phụ trách tuyên truyền), theo đó nhiều tin đồn chưa được xác thực như “tổng quản tư tưởng Vương Hộ Ninh bị hạ bệ”, “Vương Hộ Ninh thành tấm bia trong chiến tranh thương mại Trung-Mỹ, chức vụ do Đinh Tiết Tường thay thế”, “Tập vứt Vương (Hộ Ninh) bảo Lưu (Hạc)”.

Thực tế, kể từ ngày 4/7 sau Hội nghị Công tác Tổ chức toàn quốc của ĐCS Trung Quốc, ông Vương Hộ Ninh đã bất ngờ “mất tích”.

Ngày 12/7, Ủy ban Trung ương ĐCS Trung Quốc đã tổ chức Hội nghị “Công tác xây dựng chính trị của Đảng” ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình chỉ thị ông Đinh Tiết Tường (Bí thư Ủy ban Công tác các Cơ quan trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương, Bí thư Ban Bí thư Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị) phải có mặt. Nhưng bản thân ông Vương Hộ Ninh là người chức vụ cao hơn là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị lại không có mặt, vì thế gây nhiều suy đoán về vai trò hiện này của Vương Hộ Ninh.

Theo giới truyền thông chính thức của ĐCS Trung Quốc, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và vợ Bành Lệ Viên đã rời Bắc Kinh từ ngày 19/7 đến thăm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và bốn quốc gia châu Phi. Quan chức Trung Quốc đi cùng Tập Cận Bình thăm châu Phi bao gồm: Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đinh Tiết Tường, Chủ nhiệm Văn phòng Ngoại giao Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Vương Nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Hà Lập Phong. Ông Vương Hộ Ninh không đi cùng, trong khi vốn dĩ trước đây Vương Hộ Ninh luôn là “tùy tùng nòng cốt” trong những hoạt động ở nước ngoài của Tập Cận Bình.

Nhà bình luận thời sự nổi tiếng Trần Phá Không (Chen Pokong) sống tại Mỹ có phân tích rằng, trong hơn nửa năm kể từ Đại hội 19 ĐCS Trung Quốc, ông Vương Hộ Ninh trong vai trò là Uỷ viên Ban Thường vụ hàng thứ bẩy là người xuất hiện nhiều nhất chỉ sau ông Tập Cận Bình, vì là người phụ trách nhiều vấn đề quan trọng nhất. Nhưng gần đây không có thông tin về sự xuất hiện của Vương Hộ Ninh là rất bất thường. Xu hướng mới nhất của Trung Nam Hải có thể là hành động “thanh trừng” nhắm vào Vương Hộ Ninh.

Một nhà phân tích khác là ông Trương Hoài Ngọc cho rằng, xuất thân quan trường của Vương Hộ Ninh là từ Tăng Khánh Hồng giới thiệu cho Giang Trạch Dân. Sau khi Vương Hộ Ninh trở thành quản bút của Giang Trạch Dân, việc làm quan trọng nhất là giúp Giang Trạch Dân đưa ra thuyết “Ba đại diện”, vì thế Vương Hộ Ninh được xem là “nhà hóa trang chính trị” của Giang Trạch Dân. Cái gọi là “Ba đại diện” của Giang Trạch Dân từ lâu đã bốc mùi khó ngửi. Giang được coi là đại biểu tà ác nhất chính trị đương đại Trung Quốc, còn Tăng Khánh Hồng thì ví là “quân sư đầu chó” của Giang Trạch Dân. Kẻ mà được những người này xem trọng thì là loại người gì?

Tuyết Mai

Theo trithucvn.net

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc