Home » Thế giới » Phe Giang Trạch Dân từng âm mưu lật đổ Tập Cận Bình vào năm 2015

Từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, các thông tin liên quan đến tập đoàn cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân âm mưu bí mật chính biến, ám sát ông Tập liên tục được truyền ra. Theo truyền thông Hồng Kông đưa tin, cách đây 3 năm, ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng từng có kế hoạch phát động chính biến nhân thời gian ông Tập đi thăm nước ngoài. Tuy nhiên đã bị ông Hồ Cẩm Đào từ chối và nhiều Ủy viên Bộ Chính trị bí mật báo cáo cho ông Tập, do đó kế hoạch lật đổ ông Tập của Giang, Tăng đã bị đổ bể.

Giang Trạch Dân

Ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng từng có kế hoạch phát động chính biến nhân thời gian ông Tập đi thăm nước ngoài. Tuy nhiên đã bị ông Hồ Cẩm Đào từ chối và nhiều Ủy viên Bộ Chính trị bí mật báo cáo cho ông Tập, do đó kế hoạch lật đổ ông Tập của Giang, Tăng đã bị đổ bể (Ảnh từ internet)

Gần đây, chiến tranh thương mại Mỹ Trung đang nóng lên dẫn đến cuộc đấu đá quyền lực tại Trung Nam Hải cũng theo đó mà kịch liệt thêm, các tin đồn liên quan đến chính biến tại Trung Nam Hải cũng liên tiếp được lan truyền. Theo các tin đồn, tại Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng, các nguyên lão trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc  mà đứng đầu là ông Giang Trạch Dân bức cung, ông Tập Cận Bình do những khó khăn về đối nội đối ngoại và cuộc chiến thương mại mà phải chịu nhiều công kích, trong thời gian diễn ra hội nghị, bộ đội cảnh vệ Bắc Kinh thay đổi người, giới nghiêm và trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Thậm chí còn có tin đồn Thường ủy Bộ Chính trị Vương Hộ Ninh “rớt đài” và người kế nhiệm ông Tập Cận Bình đã được xác định; ông Hồ Xuân Hoa vào Ban Thường vụ, trở thành người kế nhiệm chức Tổng Bí thư; sửa đổi hiến pháp lần thứ 2, một lần nữa lại cho thêm vào hạn chế nhiệm kỳ đối với chức Chủ tịch nước; v.v.

Dù đa số quan điểm đều cho rằng, ông Tập đã nắm đại quyền trong tay, không ai có thể thách thức quyền lực của ông. Tuy nhiên, từ khi ông Tập lên nắm quyền, các tin đồn về chính biến và ám sát nhắm vào ông cũng liên tục xuất hiện.

Theo truyền thông Hồng Kông tiết lộ, trước khi ông Tập Cận Bình kế nhiệm, do bị người của phe ông Giang Trạch Dân là Chu Vĩnh Khang ám sát đầy nguy hiểm, nên tại một hội nghị của Bộ Chính trị, ông Tập chính thức xin từ chức, điều này khiến Trung Nam Hải như nổ tung, người đứng đầu của tất cả phe phái hoảng hốt lo sợ. Sau khi ông Tập chắc chắn trở thành người kế nhiệm, ít nhất đã bị ám sát hụt 10 lần.

Năm 2015, ông Tập đã bị Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng liên thủ tiến hành một cuộc chính biến nhưng bất thành.

Đầu tháng 1/2015, Tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu đăng bài viết của Trương Kim Xương, người từng đứng đầu cơ quan phụ trách xây dựng cơ sở hạ tầng của Bộ Tổng hậu cần, lần đầu tiên tiết lộ bí ẩn và bối cảnh nguyên Phó Tư lệnh viên Hải quân Vương Thụ Nghiệp tham ô và “rớt đài”, bài viết ám chỉ Vương Thụ Nghiệp năm xưa dựa vào đồng hương Hà Nam là đương nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Quân ủy Trung ương khi đó là Giả Đình An để được thăng quan.

Giả Đình An bị vạch trần là một trong những chỗ dựa vững chắc cho các tập đoàn hủ bại trong quân đội, cũng được gọi là “chư thần” của ông Giang Trạch Dân. Giả Đình An bị truyền thông Đại lục bán công khai điểm tên, khiến cho ông Giang Trạch Dân một lần nữa bị đưa ra đứng mũi chịu sào.

Tạp chí Tiền Tiêu của Hồng Kông đưa tin, ông Giang Trạch Dân từng đề bạt Giả Đình An, do đó ông Giang vô cùng lo sợ, nên một lần nữa liên hợp với ông Tăng Khánh Hồng vạch kế hoạch chính biến nhằm “phế truất” ông Tập Cận Bình.

Ngày 25/2/2015, trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đăng một bài viết của tác giả “Tập Hoa” có tên “Vấn đề tác phong của Khánh Thân Vương triều Thanh”.

Bài viết này khiến ông Tăng Khánh Hồng sởn gai ốc bởi vì dường như nói về chính Tăng Khánh Hồng, chứ không chỉ nói riêng về Khánh Thân Vương.

Không còn đường lui, ông Tăng Khánh Hồng và ông Giang Trạch Dân bắt tay nhau vạch ra kế hoạch hành động lật đổ ông Tập Cận Bình. Họ dùng cách khi xưa phế truất ông Hồ Diệu Bang của ĐCS Trung Quốc, trong “Hội nghị sinh hoạt” của Bộ Chính trị sẽ chiểu theo trình tự nghi thức nội bộ ĐCS Trung Quốc để bãi miễn ông Tập Cận Bình.

Hai người Giang, Tăng bí mật âm mưu để ông Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đứng ra triệu tập hội nghị Bộ Chính trị hòng lật đổ ông Tập. Mà hội nghị gấp rút này lại phải lựa chọn lúc ông Tập Cận Bình không ở Bắc Kinh – hội nghị diễn ra nhân lúc ông Tập Cận Bình đi thăm Pakistan và không thể nào trở về kịp thời.

Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng sửa đổi “Hội nghị sinh hoạt” Bộ Chính trị vào ngày 23/3/2015 tức quốc khánh nước Pakistan. Sau đó, tìm cách gây áp lực cho các quan chức cấp nhà nước đã nghỉ hưu, trong các Thường ủy mấy khóa trước, Lý Cương Thanh, Lý Trường Xuân, Giả Khánh Lâm đều muốn tham gia làm đồng minh. Lý Thụy Hoàn từ chối, ứng cử viên không thể thiếu – Hồ Cẩm Đào cũng đã từ chối.

Bài báo dẫn nguồn tin từ nhân sĩ thân cận với ông Hồ Cẩm Đào cho biết, ông Tăng Khánh Hồng tìm đến ông Hồ Cẩm Đào thương lượng, nhưng bị ông Hồ Cẩm Đào dứt khoát từ chối. Tăng Khánh Hồng lấy việc Lệnh Kế Hoạch “ngã ngựa” để khiêu khích ly gián Hồ Cẩm Đào, nhưng ông Hồ Cẩm Đào không mềm lòng, từ chối tham gia vào hàng ngũ lật đổ ông Tập Cận Bình.

Do thái độ cứng rắn của ông Hồ Cẩm Đào, những quan chức cấp cao nghỉ hưu đã ký kết tham gia liên minh lật đổ ông Tập cũng lần lượt đánh chống lui, nhiều Ủy viên Bộ Chính trị bị Tăng Khánh Hồng thuyết phục khi nhìn thấy tình hình không ổn, cũng lần lượt thông qua Văn phòng Trung ương bí mật báo cáo với ông Tập Cận Bình. Như vậy, kế hoạch lật đổ ông Tập Cận Bình của ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đã bị đổ bể.

Sau khi ông Tập Cận Bình kinh ngạc biết được âm mưu chính biến này, việc đầu tiên chính là đến nhà Hồ Cẩm Đào biểu đạt “cảm ơn chân thành”.

Theo các thông tin công khai, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Tập Cận Bình trong năm 2015 chính là Pakistan. Quan chức Pakistan từng mời ông Tập cận Bình tham dự hoạt động kỷ niệm ngày quốc khánh của nước này (23/3). Nhưng cuối cùng ông Tập vẫn vắng mặt, sau đó, quan chức Pakistan nói chuyến thăm của ông Tập bị chậm trễ chỉ vì nguyên nhân an toàn.

Trí Đạt

Theo trithucvn.net

Bài liên quan:

>> Cuộc đấu trí giữa Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào (phần 3): Cao trào ám sát và chính biến

>> Cuộc đảo chính vang tiếng súng tại Bắc Kinh năm 2012 được nhắc lại

>> Điểm lại tất cả các vụ Giang Trạch Dân ám sát Tập Cận Bình 


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc