Home » Thế giới » Tại sao Trung Quốc lại im lặng về thỏa thuận sắp ký với Mỹ vào ngày 15/1?

Vào ngày cuối cùng của năm 2019, Nhà Trắng thông báo rằng vào ngày 15/1, thỏa thuận Thương mại Mỹ-Trung (Giai đoạn 1) sẽ được ký kết tại Nhà Trắng. Tuy nhiên, phía Trung Quốc vẫn chưa xác nhận điều này và phản ứng có phần kỳ lạ. Về sự kiện lớn này, cho đến ngày 2/1, phía Bắc Kinh vẫn kín tiếng và chưa thấy có động tĩnh gì.

Mỹ Trung

Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Getty Images)

Trump nói với truyền thông tại Mar-a-Lago rằng, thỏa thuận có thể được ký vào ngày 15/1. Ông nói, “Sẽ đến Bắc Kinh một lúc nào đó để gặp Chủ tịch Tập”, bắt đầu giai đoạn đàm phán thứ hai. Ông tuyên bố rằng, “giai đoạn thứ hai có thể hoàn tất”. Ông nhắc lại rằng ông có “mối quan hệ rất tốt” với Tập Cận Bình và nhấn mạnh: “Chúng tôi (Mỹ-Trung) phải làm những việc công bằng”.

“Công bằng” là một trong những nhu cầu chính của Hoa Kỳ trong thương mại. Trump tin rằng, đối với hoạt động thương mại Mỹ – Trung trong quá khứ, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCS Trung Quốc) đã có rất nhiều lợi thế và làm tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của Mỹ, và điều này “không thể chấp nhận được”. VOA nói rằng, ông Trump “liên tục cáo buộc các đời tổng thống Mỹ trước không có năng lực”, dẫn đến sự mất cân bằng nghiêm trọng trong thương mại Mỹ – Trung.

Sau đó, Trump cũng đã đăng lên Twitter nói rằng, ông sẽ tham dự lễ ký kết tại Nhà Trắng với các quan chức “cấp cao” của ĐCS Trung Quốc, nhưng ông không tiết lộ quan chức “cấp cao” này là ai.

Những người quen thuộc với các cuộc đàm phán đã nói với tờ South China Morning Post rằng, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Washington vào ngày 4/1 (Thứ Bảy). “Bắc Kinh đã chấp nhận lời mời từ Washington”. Lưu Hạc và nhóm của ông sẽ ở lại Washington trong vài ngày.

Tại sao Bắc Kinh lại im lặng?

Phân tích cho thấy, có thể có hai lý do cho sự im lặng của Bắc Kinh. Một là có thể là sợ mất mặt; hai là vẫn hy vọng có thể tiếp tục kéo dài cuộc giằng co để đợi ông Trump thất cử trong mùa bầu cử sắp tới.

Nỗi sợ mất mặt là vì thỏa thuận gần như “một chiều”, điều này rất có lợi cho Mỹ. Nếu mà cho mọi người biết, hình ảnh của Bắc Kinh có thể bị hư hại, hoặc sẽ bị những người theo phe bảo thủ cứng rắn gọi là “kẻ phản bội”.

Trước đây, ĐCS Trung Quốc không ngừng kích động chủ nghĩa dân tộc. Xúi giục người dân “Không muốn đánh, không sợ đánh, nhưng khi cần thì không thể không đánh”, làm cảm xúc của người dân dâng cao. Tuy nhiên, bây giờ tự nhiên lại bị “khuất phục” trước Mỹ, vậy thì hình ảnh của ĐCS Trung Quốc sẽ sụp đổ trong mắt người dân Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Chẳng phải họ luôn ca ngợi rằng đất nước Trung Quốc phát triển mạnh về kinh tế là do sự lãnh đạo tài tình của ĐCS Trung Quốc hay sao?.

Bắc Kinh có thể muốn tiếp tục kéo dài, hy vọng sẽ kéo dài nó cho đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay, và xem liệu tổng thống Mỹ có thể được thay thế bằng một người nhẹ nhàng hơn không. Nói một cách rõ ràng, mục đích trì hoãn của ĐCS Trung Quốc vẫn là không muốn thực hiện cam kết, hi vọng tiếp tục duy trì thương mại Mỹ – Trung như trong quá khứ, tiếp tục dùi vào lỗ hổng trong quy tắc thương mại thế giới và lợi dụng nước Mỹ.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã gặp ông Trump khi ông Trump công bố thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” với Trung Quốc tại Nhà Trắng hôm 11/10/2019 ở Washington. (Ảnh: Getty Images)

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã gặp ông Trump khi ông Trump công bố thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” với Trung Quốc tại Nhà Trắng hôm 11/10/2019 ở Washington. (Ảnh: Getty Images)

Thỏa thuận “một chiều” làm Bắc Kinh bối rối ?

Theo truyền thông Mỹ, giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận bao gồm ít nhất năm lĩnh vực chính: mua sắm, bảo vệ sở hữu trí tuệ, tự do hóa tài chính, cơ chế thực thi và chính sách ngoại hối.

Một số người tham gia vào các cuộc đàm phán đã nói với tờ Wall Street Journal rằng, phần thú vị nhất của thỏa thuận là “cơ chế thực thi thỏa thuận”. Hai bên sẽ cố gắng giải quyết sự khác biệt thông qua ba vòng đàm phán. Nếu các cuộc đàm phán không có kết quả, Mỹ sẽ có các biện pháp xử lý tương ứng. Các nguồn tin cho biết, Mỹ có thể “áp đặt lại thuế quan”.

Nguồn tin chỉ ra rằng, mặc dù Trung Quốc cũng có thể có các hành động đáp trả lại, tuy nhiên Bắc Kinh hiện đang ở trong “thế phòng thủ thụ động” và thỏa thuận này là “gần như tất cả các cam kết của Trung Quốc”.

Không rõ Bắc Kinh sẽ làm gì trong trường hợp này. Tuy nhiên, những người theo dõi các cuộc đàm phán cho biết, Bắc Kinh đã đồng ý “không có biện pháp đối phó”.

Ngoài ra, Mỹ tuyên bố rằng, Trung Quốc đã đồng ý bắt đầu từ năm nay, mỗi năm sẽ mua trung bình ít nhất 40 tỷ đô la sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, gấp đôi số lượng mà Trung Quốc đã mua trước cuộc thương chiến. Đồng nghĩa với việc này, Bắc Kinh có thể phải điều chỉnh nhập khẩu từ các nước khác, chẳng hạn như giảm nhập khẩu nông sản từ Brazil và Argentina.

Phía Mỹ cũng nói rằng, Trung Quốc đã đồng ý tăng đáng kể nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ lên 200 tỷ đô la trong hai năm tới. Tạp chí Phố Wall (The Wall Street Journal ) nói rằng, đây là tốc độ tăng trưởng mà Bắc Kinh chưa bao giờ tiếp cận kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001.

Một thỏa thuận “một chiều” như vậy, tất nhiên, Bắc Kinh không muốn người Trung Quốc biết chi tiết, thậm chí còn sợ bị chỉ trích bởi phe bảo thủ cứng rắn trong chế độ, có thể còn bị gán cho là “kẻ phản bội”. Do đó, sự im lặng lúc này của truyền thông Trung Quốc là hy vọng sẽ giảm ảnh hưởng càng nhiều càng tốt, giảm sự chú ý của người dân.

Eswar Prasad, chuyên gia về Trung Quốc của Đại học Cornell cho biết, Bắc Kinh “không muốn người dân trong nước nhìn thấy chính mình (ĐCS Trung Quốc) phải đi thỏa hiệp với yêu cầu của Mỹ”.

Kéo dài để chờ thay đổi?

Tuy nhiên, thỏa thuận tạm thời chưa hoàn tất và “các vấn đề cơ cấu” trong các chính sách kinh tế và thương mại của ĐCS Trung Quốc vẫn chưa được đưa ra. Ví dụ, trợ cấp công nghiệp của ĐCS Trung Quốc sẽ được đưa vào giai đoạn tiếp theo là một vấn đề lớn. Đây là điều mà Bắc Kinh không muốn chạm vào, vì vậy lý do cho sự im lặng cũng có thể là nỗ lực tiếp tục kéo dài của Bắc Kinh.

Các doanh nghiệp nhà nước là một trong những nền tảng cho sự cai trị của ĐCS Trung Quốc. Nếu trợ cấp của ĐCS Trung Quốc cho quốc gia bị cắt đứt thì ĐCS Trung Quốc sẽ cắt đứt một trong những huyết mạch kinh tế của nó. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển khoa học và công nghệ của ĐCS Trung Quốc, và thậm chí cả công nghệ quân sự.

Cái gọi là kế hoạch công nghiệp của ĐCS Trung Quốc “Made in China 2025” sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Mặc dù ĐCS Trung Quốc hiếm khi đề cập đến điều này gần đây, nhưng trên thực tế, ĐCS Trung Quốc đã không dừng lại, đây là để giảm sự chú ý và tiếp tục thực hiện trong thầm lặng.

Chuyên gia thương mại Mỹ Alan Tonelson đã chỉ ra rằng, ĐCS Trung Quốc sẽ không từ bỏ tham vọng công nghệ cao Made in China 2025 hoặc lớn hơn, bởi vì hoàn thành mục tiêu này là rất quan trọng để ĐCS Trung Quốc tiếp tục nắm quyền.

Nhà kinh tế học kinh tế quốc tế Peterson Nicholas Lardy nói rằng, ĐCS Trung Quốc đã chi hơn 3% GDP của Trung Quốc cho các khoản trợ cấp thương mại trực tiếp hoặc gián tiếp, tương đương với tỷ lệ chi tiêu của quân đội Mỹ so với GDP.

Nếu trợ cấp bị cắt, nó sẽ “gây tử vong” cho ĐCS Trung Quốc. Vì vậy, đối với những “vấn đề cơ cấu” này, Bắc Kinh luôn tạo ra các trở ngại và không muốn thay đổi. Không chỉ không thay đổi, kể từ năm 2012, ĐCS Trung Quốc đã tăng cường vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong một số lĩnh vực.

Tất nhiên, ĐCS Trung Quốc sẽ không muốn nhắm mắt và chờ chết. Vì vậy, nó muốn kéo dài càng lâu càng tốt, tốt nhất là cho đến khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra xong. ĐCS Trung Quốc hy vọng rằng Mỹ sẽ đổi một tổng thống nhẹ nhàng hơn Trump. Vào thời điểm đó, không cần thiết phải thay đổi các chính sách kinh tế và thương mại vô đạo đức nữa. Thay vào đó, nó sẽ tìm cách dụ dỗ bằng lợi ích đối với các tổng thống Mỹ trước đây và khiến họ bối rối.

Làm thế nào để lựa chọn giữa hai con đường?

Dù với bất kỳ lý do gì, giai đoạn đàm phán tiếp theo giữa hai bên thực sự rất khó để lạc quan. Bây giờ Bắc Kinh đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Tiến sĩ Jason, bình luận viên thời sự nói rằng, cuộc chiến thuế quan do Trump phát động đã đưa Bắc Kinh lên đài. Nếu điều kiện của Mỹ không được chấp nhận, Chiến tranh thương mại Mỹ Trung có thể sẽ tái hiện. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục suy giảm, và ĐCS Trung Quốc sẽ mất đi tính hợp pháp trong việc cầm quyền.

Jason chỉ ra rằng, nếu các điều kiện của Mỹ được chấp nhận, đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để Bắc Kinh chiếm được cảm tình của người dân. Trong hai năm qua, vì cố tình làm ngược nên sự tình mới trở nên tồi tệ hơn. Hai con đường, Bắc Kinh sẽ đi như thế nào? Chúng ta hãy chờ xem!

Theo Epoch Times, tinhhoa.net


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc