Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Ai đứng sau phần mềm Dominion tai tiếng trong bầu cử Mỹ?

Hệ thống bỏ phiếu Dominion – được sử dụng ở nhiều bang – đã bị cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử năm 2020 của Hoa Kỳ. Hệ thống này từng bị các chuyên gia truyền thông dữ liệu từ Văn phòng Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Ngoại giao Texas “từ chối ba lần” – vì không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật cơ bản.

Hệ thống bỏ phiếu ‘ma quỷ’ – Chiêu bài của cánh tả?

Theo nhà nghiên cứu David Solway tại American Thinker, chồng của thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Diane Feinstein là Richard Blum – là một cổ đông lớn của Hệ thống bỏ phiếu Dominion, một ứng dụng được sử dụng ở Michigan – nơi hàng nghìn phiếu bầu cho ông Trump đã được chuyển sang cho Joe Biden. 

Hơn nữa, hệ thống bỏ phiếu Dominion cũng được sử dụng ở các tiểu bang khác. “Đây không đơn thuần là những con bọ phá hoại hệ thống bầu cử, chúng còn là loài gặm nhấm theo bầy đàn”, ông Solway nói.

Hãy bắt đầu từ hệ thống bỏ phiếu Dominion, Văn phòng Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Ngoại giao Texas đã “từ chối ba lần” hệ thống này – vì không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật cơ bản.

Không giống như Texas, các tiểu bang khác đã sử dụng hệ thống này, bao gồm cả Pennsylvania – nơi có nhiều cáo buộc gian lận cử tri trong tuần này.

Dominion “gặp rắc rối” với một số công ty con vì các trường hợp gian lận bị cáo buộc. Một công ty con là Smartmatic, “đã đóng một vai trò quan trọng trên thị trường Hoa Kỳ trong thập kỷ qua”, theo một báo cáo được công bố bởi AccessWire có trụ sở tại Anh.

Các vụ kiện về “trục trặc” của Smartmatic đã cáo buộc rằng hệ thống này đã ảnh hưởng đến cuộc bầu cử năm 2010 và 2013 ở Philippines, làm dấy lên nghi vấn gian lận. 

Một cuộc đánh giá độc lập về các mã nguồn được sử dụng trong các máy đã phát hiện ra nhiều vấn đề, kết luận rằng “Kho phần mềm do Smartmatic cung cấp không đảm bảo… điều này dẫn đến nghi vấn về độ tin cậy của phần mềm”. 

Chủ tịch Mark Malloch Brown của Smartmatic là thành viên của Hạ viện Anh; và cũng là cựu phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới, đối tác quốc tế hàng đầu tại công ty tư vấn chính trị Sawyer Miller, và là cựu phó chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới – là người “vẫn tham gia sâu vào các vấn đề quốc tế”. Đặc biệt, ông này từng là phó chủ tịch Quỹ đầu tư của George Soros.

Cái tên Soros có vẻ “quen thuộc”. Tỷ phú George Soros, “chuyên gia lật đổ chính quyền”, đang chi lớn – 70 triệu USD theo báo cáo gần nhất – để “đuổi” ông Donald Trump ra khỏi Nhà Trắng. Nhà từ thiện cấp tiến này phỉ báng, miêu tả ông Trump không hơn gì “kẻ mạo danh, kẻ lừa đảo và kẻ độc tài của tương lai”. Ông Soros coi tổng thống thứ 45 của Mỹ là “mối nguy hiểm cho thế giới”, người muốn thành lập một “nhà nước mafia” tại quê nhà.

Trục trặc hệ thống hay kế hoạch sắp đặt sẵn?

Hệ thống Dominion đã được thực hiện ở Bắc Carolina và Nevada – nơi kết quả bầu cử đang bị nghi vấn, và ở Georgia và Michigan – nơi xảy ra “trục trặc” đã làm đảo ngược hàng nghìn phiếu bầu – từ bầu cho Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump sang thành phiếu bầu cho ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden.

Trong khi Biden tuyên bố chiến thắng hôm thứ Bảy (ngày 7/11) trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, chiến dịch tranh cử của ông Trump đang đưa ra một số yêu cầu tái kiểm phiếu ở các bang trên khắp đất nước, với cáo buộc gian lận.

Hệ thống Democracy Suite của Dominion đã được chọn để triển khai trên toàn tiểu bang ở New Mexico vào năm 2013, năm đầu tiên nó bị tiểu bang Texas từ chối. Khoảng 52 quận ở New York, 65 quận ở Michigan và toàn bộ tiểu bang Colorado và New Mexico đã sử dụng hệ thống Dominion.

Theo một nghiên cứu của Penn Wharton về “Kinh doanh của việc bỏ phiếu”, Hệ thống bỏ phiếu “thống trị” này đã tiếp cận khoảng 71 triệu cử tri tại 1.635 khu vực pháp lý ở Hoa Kỳ vào năm 2016.

Vào tháng Giêng, các nhà lập pháp Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại về sự can dự của nước ngoài thông qua việc các công ty này “tạo ra và giám sát thiết bị bầu cử Hoa Kỳ”. Các giám đốc điều hành hàng đầu của ba công ty lớn – đã bị các thành viên của cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Ủy ban Quản lý Hạ viện Hoa Kỳ – chất vấn về tính toàn vẹn của hệ thống của họ.

Vận hành bí mật

Cũng trong tháng Giêng, vấn đề “an ninh chuỗi cung ứng, việc giả mạo thiết bị bầu cử trong quá trình sản xuất” được đặt ra. Theo hãng tin AP đưa tin, “một tài liệu do ES&S đệ trình cho các quan chức bầu cử Bắc Carolina vào năm ngoái cho thấy, nó có các hoạt động gian lận bầu cử ở Philippines”.

Vào năm 2019, AP phát hiện ra rằng các công ty này từ lâu đã bỏ qua vấn đề bảo mật vì sự thuận tiện và vận hành “dưới sự che giấu bí mật về tài chính và hoạt động”.

Ngoài ra, trong lần kiểm tra thứ ba về các hệ thống Dominion vào năm 2019, các quan chức Texas một lần nữa từ chối sử dụng nó sau khi xác định “nhiều vấn đề phần cứng và phần mềm”, khiến nó khó có thể đáp ứng các yêu cầu về hệ thống được quy định trong Bộ luật Bầu cử Texas. 

Thiết bị sản xuất tại Trung Quốc ‘rất an toàn’

Thượng nghị sĩ Ron Wyden, D-Ore., một thành viên của Ủy ban Tình báo, cho biết: “Phòng vận động hành lang của các công ty cung cấp máy bỏ phiếu – do công ty lớn nhất là ES&S dẫn đầu – tin rằng họ có thể ngồi trên pháp luật. Đã không có ai bắt họ phải chịu trách nhiệm ngay cả về những vấn đề cơ bản nhất”.

Biden và Tập Cận Bình. (Ảnh từ ntdvn.com)

Biden và Tập Cận Bình. (Ảnh từ ntdvn.com)

Thậm chí NBC News còn đưa tin: “Nguồn gốc của hệ thống bỏ phiếu quốc gia đã trở thành một vấn đề cấp bách vì nguy cơ tin tặc, dù là nước ngoài hay trong nước, cũng có thể can thiệp vào cơ chế của hệ thống bỏ phiếu”.

Dominion Voting Systems tiết lộ chi tiết rằng một phần quyền sở hữu của họ và nguồn gốc của các bộ phận thiết bị đến từ… Trung Quốc.

Ngoài ra, NBC News đã kiểm tra hồ sơ vận chuyển trực tuyến công khai cho ES&S (một trong các công ty cung cấp hệ thống bỏ phiếu) và phát hiện ra rằng nhiều bộ phận của máy bầu cử Hoa Kỳ, bao gồm thiết bị điện tử và máy tính bảng, được sản xuất tại Trung Quốc và Philippines. 

Khi trả lời chất vấn liên quan đến mối lo ngại về khả năng bị đánh cắp hoặc phá hoại công nghệ, giám đốc ES&S Burt cho biết các cơ sở ở nước ngoài “rất an toàn” và việc lắp ráp máy cuối cùng diễn ra ở Mỹ.

Phần mềm bầu cử lỗi thời

AP cũng khảo sát phần mềm bầu cử đang được sử dụng bởi tất cả 50 tiểu bang, đặc khu Columbia và các vùng lãnh thổ.

Khoảng 10.000 khu vực pháp lý bầu cử trên toàn quốc đã sử dụng Windows 7 hoặc hệ điều hành cũ hơn vào năm 2019 để tạo phiếu bầu, lập trình máy bỏ phiếu, kiểm phiếu và báo cáo, AP cho biết. Trong khi Windows 7 kết thúc vòng đời hoạt động vào tháng 1 năm 2020.

Sau ngày 14/1, Microsoft đã ngừng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và sản xuất “bản vá” để sửa các lỗ hổng phần mềm, khiến Windows 7 dễ bị tấn công, trừ khi các khu vực pháp lý của Hoa Kỳ trả phí để nhận các bản cập nhật bảo mật đến năm 2023, AP cho biết.

Theo đánh giá của họ, nhiều bang đã bị ảnh hưởng bởi việc ngừng hỗ trợ kỹ thuật của Windows 7, bao gồm Arizona, Florida, Georgia, Iowa, Indiana, Michigan, North Carolina, nhiều quận ở Pennsylvania và Wisconsin.

Thiện Nhân

Theo ntdvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc