Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Bùn đỏ: Chất độc hại khôn lường.

Thảm họa vỡ bể chứa chất thải bùn đỏ của Nhà máy sản xuất nhôm Ajka Timfoldgyar (Hungary) hôm 4.10 khiến mọi người lại quan tâm đến chất này. Dưới góc độ khoa học, đây là chất cực độc!

Đến ngày 7/10, gần một triệu mét khối bùn đỏ tràn xuống các ngôi làng bên dưới nhà máy và đã tràn đến sông Danube, con sông dài thứ hai châu Âu. Kolontar và Devecser là hai thị trấn bị thiệt hại nặng nề nhất.

Đừng nhầm lẩn hai loại bùn đỏ

Bộ trưởng Môi trường Hungary Zoltan Illes xác nhận lớp bùn, phủ trên một diện tích 41 km2, chứa “một hàm lượng cao các kim loại nặng, trong đó có chất gây ung thư”. Tổ chức Greenpeace cho biết trong các mẫu bùn đỏ có lượng thạch tín và thủy ngân cao đến mức “đáng kinh ngạc”.

Một trong 10 bể chứa bùn đỏ khổng lồ của nhà máy sản xuất Alumin TP Ajka (trực thuộc Tập đoàn Nhôm Hungary – MAL Zrt.) đột ngột bị vỡ vào trưa ngày 4/10, khiến hơn 1 triệu m3 bùn đỏ tràn ra ngoài. (Ảnh: Varga György (Hãng Thông tấn Hungary MTI)

Tuy nhiên chất gây hại nhãn tiền của bùn đỏ chính là độ kiềm rất cao, gây bỏng, mù mắt và các hội chứng liên quan khác. Một trong những quan tâm là bùn đỏ thải ra trong quá trình chế biến alumin có chứa phóng xạ, kim loại nặng và các chất độc hại khác không?

Có 2 loại bùn màu đỏ liên quan đến khai thác bauxit laterit và sản xuất alumin mà không ít người vẫn nhầm là một loại. Loại thứ nhất xuất hiện khi tuyển rửa quặng bauxit nguyên khai (tuyển rửa bằng nước) thành quặng tinh. Loại bùn đất này tuy cũng có màu đỏ nhưng thuật ngữ chuyên môn gọi là bùn thải đuôi quặng, không phải bùn đỏ (Red Mud), và cũng không phải là chất thải công nghiệp hay chất thải độc hại..

Loại thứ hai sinh ra trong quá trình sản xuất alumin từ bauxit theo công nghệ Bayer và có tên là bùn đỏ (Red Mud). Quy trình Bayer có sử dụng xut (NaOH) nên bùn đỏ là loại chất thải công nghiệp độc hại. Độ pH trong loại bùn đỏ của Nhà máy sản xuất nhôm Ajka Timfoldgyar (Hungary) đạt đến trị số 13, nghĩa là có độ kiềm cao hơn nước trung tính (pH = 7,0) 1.000.000 (một triệu) lần.

Trung bình cứ sản xuất 1 tấn alumin thì thải ra 1 – 1,5 tấn bùn đỏ tùy chất lượng quặng bauxit đầu vào, vì vậy nếu trong quặng bauxit đầu vào có chứa chất phóng xạ thì trong bùn đỏ, hàm lượng chất phóng xạ sẽ tăng từ 1,6 – 2 lần so với hàm lượng phóng xạ trong quặng đầu vào. Ngoài ra cũng có thể có các kim loại nặng, kim loại hiếm hay các nguyên tố đất hiếm.

Chất phóng xạ trong bùn đỏ

Sản xuất alumin không tự tạo ra chất phóng xạ, kim loại nặng các nguyên tố hiếm hay đất hiếm. Quy trình sản xuất chỉ làm giàu phóng xạ lên sau khi đã tách lấy đi alumin sạch. Vì thể mà giới chuyên môn gọi bùn đỏ là loại “vật liệu có phóng xạ tự nhiên được làm giàu nhờ công nghệ” (Technologically Enhanced Naturally Occurring Radioactive Material – TENORM).

Cá chết trên sông Marcal, con sông bị bức tử do bùn đỏ – (Ảnh: Győri Károly (Hãng thông tấn MTI – Hungary)

Khi đạt đến quy mô 1500T bùn đỏ/ha thì cường độ phóng xạ đạt ngưỡng an toàn môi trường là 0,1mSv (đơn vị đo mức phóng xạ trong môi trường). Nếu quy mô bãi thải lớn hơn 1500T/ha thì phóng xạ bắt đầu vượt ngưỡng. Cũng tại Australia, tập đoàn alumin – nhôm của nước này là ALCOA kiên trì quan trắc phóng xạ trong bùn đỏ suốt 25 năm và đã tuyên bố là tuy có phóng xạ nhưng cường độ nhỏ hơn tiêu chuẩn môi trường là 1mSV/năm và rất an toàn.

“Chất phóng xạ trong bùn đỏ không nhiều như kẽm trong sò, như fluor trong kem đánh răng, như thủy ngân trong thịt cá mập, như chì trong đất, như cadmi trong phân bón” – theo tuyên bố của ALCOA. Tuy nhiên, người dân địa phương không tin tuyên bố của ALCOA và đã thuê cơ quan môi trường của ngành nông nghiệp Australia phân tích. Kết quả khiến người dân rất bất bình khi nhận ra bùn đỏ của ALCOA nguy hiểm quá sức tưởng tượng. Chỉ một hồ bùn đỏ với sức chứa trung bình 20T/ha, người ta thấy có 30kg phóng xạ Thori, 6kg Crom, trên 2kg Bari và gần 1kg phóng xạ Uranium. Ngoài ra, còn có thêm 24kg Fluor, hơn 0,5kg kim loại nặng như arsenic; đồng; kẽm; Cobalt và một hàm lượng nhỏ chì, Cadmi và Beryli.

Các chuyên gia cũng cho biết thêm, nếu mức chứa trung bình tăng lên 200T bùn đỏ/ ha thì hàm lượng các chất nguy hiểm trên cũng tăng lên 10 lần.

Theo tin baodatviet

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc