Home » Kinh doanh » Trung Quốc: Buộc phá giá nhân dân tệ để duy trì việc làm
Từ cuối năm 2015 đến nay Trung Quốc buộc phải liên tục phá giá nhân dân tệ, một trong những lý do là để duy trì việc làm.
Công nhân sản xuất trong một nhà máy ở Trung Quốc (Ảnh: Getty Images)

Công nhân sản xuất trong một nhà máy ở Trung Quốc (Ảnh: Getty Images)

Kinh tế Trung Quốc khốn đốn: Để duy trì việc làm nên buộc phải phá giá đồng nhân dân tệ.

Trung Quốc đang ngày càng hứng thú với các giỏ tiền tệ. Sau khi Quỹ tiền tệ Thế giới IMF đưa đồng Nhân Dân tệ (NDT) vào giỏ dự trữ tiền tệ, Trung Quốc đã quyết định sử dụng một hệ thống để theo dõi tỷ giá hối đoái của NDT, hơn là chỉ theo đồng đô la Mỹ như trước.

Chính sách mở cửa này sẽ đẩy mạnh việc phá giá nhân dân tệ, dù không tăng trưởng kinh tế, nhưng ngăn chặn được làn sóng thất nghiệp tăng cao.

Cho đến năm 2005, Trung Quốc vẫn luôn neo chặt vào sự biến động của tỷ giá đồng đô la Mỹ. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã bắt đầu áp dụng chính sách quản lý tỷ giá mềm mỏng hơn, nhưng vẫn kiểm soát tỷ giá chặt chẽ. Vào mùa hè năm ngoái, PBOC gần như đã từ bỏ chính sách này và phá giá nhân dân tệ trước sự ngạc nhiên của toàn bộ thị trường. Kể từ đó, đồng NDT giảm giá dần dần so với đồng đô la Mỹ, và chạy theo xu hướng của giỏ tiền tệ mà nó mới gia nhập.

Cũng giống như quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF, chỉ số gia quyền thương mại của PBOC là một cái giỏ rỗng. Nó chỉ cung cấp sự tham chiếu giữa giá trị đồng NDT so với giá trị các loại tiền tệ của các đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc

Trong trường hợp bình thường, giỏ tiền tệ này hầu như không được nhắc đến. Chỉ số giá đồng đô la Mỹ, (còn gọi là DXY) cũng tương tự như vậy, và không ai nghĩ rằng đó là điều kỳ lạ.

nhan-dan-te-1
Đồng đô la Mỹ quy đổi theo đồng NDT. Hướng đi xuống có nghĩa là đồng NDT tăng giá (Google Finance)

Những giỏ tiền tệ này giúp các nhà hoạch định chính sách tiền tệ đánh giá xem đồng tiền của một quốc gia thấp hơn hay cao hơn so với giá trị đồng tiền của các đối tác thương mại của họ. Trong trường hợp của Trung Quốc chẳng hạn, đồng NDT không bị định giá quá cao giá so với đồng đô la Mỹ, nhưng cao hơn nhiều so với các ngoại tệ khác.

nhan-dan-te-2
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc so với một số loại tiền tệ toàn cầu (SLJ Macro Partners)

Hệ thống Thương mại Ngoại hối Trung Quốc (CFETS), một bộ phận của PBOC, chịu trách nhiệm tính toán giỏ quyền số thương mại, đã từng tuyên bố trong một thông cáo báo chí “NDT là một đồng tiền tương đối mạnh trong số các đồng tiền quốc tế chủ chốt”.

Ông Mark Williams, chuyên gia kinh tế tại Capital Economics cho biết: “Bởi vì có mối liên hệ làm tăng sức mạnh của đồng đô la Mỹ, nên đồng NDT đã tăng giá đáng kể, nếu xét về tỷ trọng thương mại. Tuy nhiên, điểm yếu cố hữu của đồng NDT trong mối tương quan với đồng đô la Mỹ là xu hướng “mất giá” và điều này khiến thị trường càng lo ngại hơn.

Việc đồng NDT mất giá không đến 3% vào tháng 8 vừa qua đã khuấy đảo các thị trường tài chính trên khắp thế giới ở thời điểm đó.

Kể từ khi IMF bổ sung đồng nhân dân tệ vào giỏ SDR, PBOC đã thả nổi tỷ giá đồng NDT trong 7 ngày liên tiếp, và ngày 15/12 là ngày đồng NDT bị mất giá lớn nhất. Một lần nữa, biến động của đồng NDT đã thu hút sự chú ý của truyền thông và các thị trường tài chính.

Đồng NDT đã giảm thêm 1% so với đồng đô la Mỹ từ ngày 16/11, cùng ngày đồng NDT của Trung Quốc chắc chắn được chấp thuận vào giỏ tiền tệ SDR.

Nếu Trung quốc muốn giảm mạnh giá đồng NDT để đối phó với các đối tác thương mại lớn, họ thậm chí sẽ phải phá giá mạnh hơn so với đồng đô la Mỹ; vốn chỉ chiếm 26% giỏ tiền tệ và đang tăng giá so với các đồng tiền mạnh khác như EURO hay đồng YEN, và khiến cho đồng NDT cũng tăng giá theo.

nhan-dan-te-3

Đồng NDT được định giá theo chỉ số CFET và BIS (Goldman Sachs)

Theo báo cáo của Goldman Sachs: “các nhà chức trách nhận ra rằng công chúng quan tâm về hiệu suất của đồng NDT trên cơ sở quyền số thương mại hơn là so với đồng đô la Mỹ, nó củng cố thêm khả năng phá giá nhẹ đồng NDT so với đồng đô la Mỹ, nếu như đồng đô la Mỹ tiếp tục vững mạnh”.

Nói cách khác, theo Goldman Sachs, nó cho Bắc Kinh có cớ để nói: “đồng NDT của chúng tôi đang bị định quá quá cao, và chúng tôi cần phá giá, đặc biệt là so với đồng đô la Mỹ.”

Các nhà phân tích tại Macquarie cho rằng đồng NDT nên phá giá ít nhất là 5% so với đồng đô la Mỹ trong năm 2016. Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích tin rằng đồng NDT đang được định giá cao hơn giá trị thực từ 15-20% trên cơ sở tỷ trọng thương mại. Với lý do nằm trong giỏ tiền tệ mới, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ phá giá nhân dân tệ mạnh hơn nữa so với đồng đô la Mỹ.

Tại sao Trung Quốc phá giá nhân dân tệ?

Tại sao Trung Quốc phải nỗ lực đến vậy chỉ để hợp lý hoá việc phá giá nhân dân tệ không chỉ so với đồng đô la Mỹ mà còn so với đồng tiền của các đối tác thương mại lớn của của nước này?

Nhiều nhà phân tích kinh tế tin rằng, lý do bởi quốc gia này muốn thúc đẩy tăng trưởng thông qua xuất khẩu. Tuy nhiên, nhận định này là không thuyết phục.

“Họ đã ở đỉnh cao chỉ trong vài năm trước. Xuất khẩu ròng của Trung Quốc chiếm 8% GDP. Giờ tỷ lệ này chỉ còn vài phần trăm GDP”, theo nhận định của ông Richard Vague, tác giả cuốn “The Next Economic Disaster”, tạm dịch “Thảm họa kinh tế tiếp theo”. Xuất khẩu ròng gần như đóng góp không đáng kể vào tăng trưởng GDP.

Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới, tổng kim ngạch xuất khẩu GDP của nước này giảm từ 25,5% năm 2011 xuống còn 22,6% năm 2014. Vậy tất cả các động thái này Trung Quốc thực sự nhắm vào điều gì?

kim-ngach-xuat-khau-cua-trung-quoc

Thị phần kim ngạch xuất khẩu của Thế giới và Trung Quốc theo GDP (Ngân hàng Thế giới)

Thương mại vẫn đóng góp đáng kể vào việc làm ở Trung Quốc.

Ông Wilbur Ross, một tỷ phú và là nhà đầu tư của Công ty WL Ross & Co cho biết: “Mối bận tâm của Trung Quốc về việc làm còn lớn hơn về lợi nhuận. Việc duy trì việc làm đối với chính quyền Trung Quốc là rất quan trọng”.

Duy trì việc làm trở nên đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc rơi vào đình trệ và chi phí nhân công trở nên kém cạnh tranh. Ở khía cạnh này, năm 2015 là một thảm hoạ:

“Từ tháng 1 đến tháng 11/2015, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ các khu vực cần nhiều lao động giảm 6% so với cùng kỳ năm trước, trong khi kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao không tăng. Kim ngạch xuất khẩu ngành chế biến, vốn dựa trên chi phí lao động giá rẻ, giảm 10%, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá thông thường tăng 2%,” trích từ báo cáo của ngân hàng đầu tư Macquarie.

Theo một báo cáo của Ngân hàng Bundesbank, các ngành xuất khẩu tạo ra 99 triệu việc làm năm 2007 (chiếm 12,9% tổng số việc làm trên cả nước), đã giảm xuống còn 80 triệu việc làm năm 2009 (chiếm 10,2% tổng số việc làm của cả nước).

Mặc dù báo cáo này được công bố vào năm 2014, nhưng số liệu từ năm 2009 là thiếu cập nhật và nó cũng phản ánh tình trạng sụt giảm việc làm do khủng hoảng tài chính.

Theo một báo cáo của Đại học George Washington, hơn 20 triệu người ở vùng duyên hải Trung Quốc bị mất việc làm sau cuộc khủng hoảng tài chính – đây là lý do chính buộc Trung Quốc phải tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các dự án nhằm tạo ra việc làm bất chấp thực trạng dư thừa sản xuất.

Xuất khẩu phục hồi nhanh sau một vài năm nhưng bắt đầu suy giảm trong 5 tháng cuối năm 2015.

Bởi chi tiêu đầu tư đang chậm lại trong khi tiêu dùng cá nhân không đủ mạnh để bù đắp, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có lý do để lo lắng.

Tiến sĩ Woody Brock, Chủ tịch của Strategic Economic Decision, nhận định: “Trung Quốc khác hẳn với Nga. Ở Nga, khi có khủng hoảng kinh tế, công nhân sẽ uống rượu cho đến say. Nhưng ở Trung Quốc, người dân sẽ bạo động, và họ ghét Đảng Cộng sản, nơi toàn những tên côn đồ và kẻ lừa đảo.”

Thực tế đúng như vậy, theo Tạp chí Lao động Trung Quốc, số lượng các cuộc đình công và biểu tình vào năm 2015 đang phá vỡ mọi kỷ lục tại quốc gia này.

Đây là lý do tại sao chính quyền Trung Quốc đang ra sức khuyến khích trên mọi mặt trận: thị trường chứng khoán, đầu tư, và giờ là xuất khẩu. Nhưng liệu những chính sách này có tác dụng?

Gordon Chang tác giả cuốn “The Coming Collapse of China” (tạm dịch: Sự sụp đổ đang đến gần ở Trung Quốc) thì không nghĩ như vậy: “Nền tảng cơ bản để duy trì sự tồn tại hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc chính là khả năng tiếp tục duy trì sự thịnh vượng… Nếu bạn nhìn vào mọi thứ mà họ đang cố gắng thực hiện, và trong quá khứ, họ đã đạt được tăng trưởng cao nhờ những kỹ thuật này. Nhưng giờ họ không thể làm thế được nữa và có nghĩa là họ thực sự đang lâm nguy; họ sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều các cuộc biểu tình phản đối.”

Đàm Linh biên dịch từ Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Theo daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc