Home » Chia sẻ, Cuộc sống số » Mặt Trái Của Sự Sáng Tạo
Sự sáng tạo hầu như luôn được nhìn nhận là tài sản của các cá nhân và tổ chức. Nhưng mà chính điều này cũng dẫn đến các hành xử tiêu cực (Kraigsta/Wikimedia Commons)

Sự sáng tạo hầu như luôn được nhìn nhận là tài sản của các cá nhân và tổ chức. Nhưng mà chính điều này cũng dẫn đến các hành xử tiêu cực (Kraigsta/Wikimedia Commons)

Sáng tạo – tạo ra những ý tưởng, những sản phẩm hoặc những giải pháp mới lạ và hữu ích  – được xem là một đặc tính quý giá mà nhiều người hay tổ chức muốn sở hữu.

Các tổ chức nắm trong tay sự sáng tạo để phát triển những sản phẩm, dịch vụ hoặc vật dụng mang tính sáng tạo giúp tăng khả năng sinh lợi nhuận, sức duy trì lâu dài và lợi thế cạnh tranh. Đối với cá nhân, nghiên cứu cho thấy rằng sự sáng tạo thường có liên hệ với sự hài hước và nghĩ đến người khác, tinh thần lạc quan và khả năng lấy lại thăng bằng tinh thần. Sharon Kim, giáo sư trường Đại học Johns Hopkins, Jack Goncalo, giáo sư trường Đại học Cornell, và tôi đã phát hiện ra rằng dưới những điều kiện nhất định, sự sáng tạo có thể giúp người ta lý trí hơn và đối phó với những hiệu quả xấu khi bị xã hội từ chối.

Nhưng, sự thật là sự sáng tạo không phải lúc nào cũng được đón nhận, một số ý tưởng có thể lúc đầu bị xem là phi lý nên ngay lập tức bị từ chối. Trong lịch sử Giấy ghi chú Post-it, nhiều tai nạn và nhiều lần thất bại đã ngẫu nhiên kết hợp lại với nhau để tạo ra một sản phẩm vô cùng thành công giúp cách mạng hóa và khẳng định lại tên tuổi của 3M.

Năm 1968, Spencer Silver, một nhà khoa học làm việc tại 3M nghiên cứu phát triển một loại chất kết dính bền và chắc để lắp ráp máy bay. Có một lúc, ông ấy đã làm ra một loại chất keo rất yếu. Mặc dù loại keo này thiếu độ chắc chắn cần thiết nhưng nó có những đặc tính  nổi bật như không có chất gì còn sót lại sau quá trình sản xuất và có thể tái sử dụng.

Tuy vậy, 3M đánh giá sản phẩm này là vô dụng, bỏ nó qua một bên và cho nó vào quên lãng.

Nhiều năm sau, Art Fry, một kỹ sư hóa của 3M và cũng là một thành viên của thánh ca đoàn đã rất bực bội vì bị mất chỗ trong một lần hát thánh ca. Fry, biết được phát minh của Silver đã nảy ra một ý tưởng: ông ta phủ lên giấy chất keo thất bại của Silver, đánh dấu những trang thánh ca đó bằng những mẩu giấy phủ keo và sau đó lấy những tờ giấy đó đi sau khi hát mà không làm hỏng những trang thánh ca.

Thấy được giá trị tìm năng của sản phẩm này, Fry đã giới thiệu lại cho cấp trên của ông ta. Họ đã chỉ trích nặng nề ý tưởng của Fry và lệnh cho ông ta ngưng nghiên cứu dự án đó.

Nhưng Fry phớt lờ lệnh của cấp trên và tiếp tục với dự án. Ông ta chế ra máy sản xuất Giấy ghi chú Post-it, chia những mẫu sản phẩm đầu tay cho các thư ký của 3M vốn rất yêu thích loại sản phẩm này. Fry phớt lờ yêu cầu của những người quản lý, sử dụng tài sản của công ty mà không được sự cho phép và làm ngơ những quy định của công ty – tất cả đều là để theo đuổi ý tưởng của mình.

3M cuối cùng cũng nhìn thấy được giá trị của sản phẩm đó và cho sản xuất. Giấy ghi chú thành công ở khắp nơi và mang lại lợi nhuận: Fry đã lấy sản phẩm từng bị xem là vô dụng và ứng dụng nó theo một cách riêng và hữu dụng. Nhưng câu chuyện Giấy Ghi chú Post-it cũng cho thấy cả mặt tích cực và mặt trái của sự sáng tạo. Một mặt, ý tưởng sáng tạo giúp tạo ra giá trị và lợi nhuận. Mặt khác, một cá nhân đã cố ý không thành thật để làm ra ý tưởng của ông ta.

Chính mặt trái này của sự sáng tạo – cụ thể là mối quan hệ giữa sự sáng tạo và sự không thành thật – đã khêu gợi sự thích thú của nhiều nhà nghiên cứu.

Ví dụ, Francesca Gino, giáo sư Đại học Harvard, và Dan Ariely, giáo sư Đại học Duke đã phát hiện ra rằng cách suy nghĩ sáng tạo cho phép người ta thanh minh cho sự không thành thật của họ (ví dụ “Tôi không ăn cắp cái này; Tôi chỉ mượn thôi”). Đó là một cú trượt dốc: ngay khi một người có thể thanh minh cho một hành vi, người đó có xu hướng sẽ thực hiện hành vi đó.

Nghiên cứu của tôi cho thấy rằng mặt trái của sự sáng tạo có thể nổi lên ở những người không sáng tạo một cách khách quan, nhưng đơn giản là họ nghĩ rằng họ có sáng tạo. Ví dụ, những người tự xem mình là sáng tạo có thể phát triển cảm giác tự cho mình đặc quyền – tin rằng họ xứng đáng hơn người khác. Họ xem những ý tưởng của họ là duy nhất, mới lạ và quan trọng, kết quả là họ nghĩ rằng họ được quyền hành động theo một cách nào đó hoặc được tưởng thưởng cho những nỗ lực của mình. Ví dụ, họ có thể xem việc đánh cắp là một phương tiện để tuyên bố một điều gì đó mà họ nghĩ là họ xứng đáng có được.

Trở lại với câu chuyện của Giấy ghi chú, Art Fry có thể đã tin rằng sản phẩm của ông ta quá giá trị và quan trọng đến nỗi ông được quyền làm sai luật và không thành thật để có thể sản xuất sản phẩm này.

Điều mỉa mai ở đây là những hành vi tiêu cực này có thể phát triển sự sáng tạo. Francesca Gino và Scott Wiltermuth, giáo sư USC phát hiện rằng không thành thật có thể thật sự khuyến khích sự sáng tạo. Trong nghiên cứu này, những người tham gia gian lận trong một bài toán bằng cách nhìn câu trả lời cho thấy tiến hành trong bài sáng tạo sau đó tốt hơn so với những người không gian lận. Khi ai đó không thành thật, thường người đó phải làm sai một số quy định, nhưng hành vi bẻ luật này có thể khuyến khích sự sáng tạo vì nó cho phép con người ta phớt lờ những quy cũ và kỳ vọng. Một lần nữa, ở câu chuyện Giấy ghi chú Post-it, mặc dù Art Fly đã không tuân lệnh và cũng không thành thật, ông ấy cuối cùng đã tạo ra một sản phẩm thành công rộng khắp.

Hơn nữa, Emily Zitek, giáo sư Đại học Cornell, và tôi đã phát hiện rằng những cảm xúc tạm thời của việc tự cho mình đặc quyền cũng khuyến khích sự sáng tạo.

Cũng giống như một lẽ tự nhiên: trong khi những người tự cho mình là sáng tạo có thể cảm thấy được đặc quyền hơn, thì có thể là việc tự cho mình quyền này khiến họ có những pha mạo hiểm sáng tạo mà họ đã có thể đã tránh đi nếu không có cảm giác đó.

Nguồn: vietdaikynguyen.com

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc