Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Bộ tộc sống du mục trên biển độc đáo

Nhiều thế hệ, họ đã sinh ra và lớn lên trên biển, rất giỏi lặn dưới biển bắt cá và rất ít khi đặt chân lên đất liền…

Bà Diana Botutihe được sinh ra trên biển 50 năm trước và đã dành toàn bộ cuộc đời sống trên chiếc thuyền dài 5m, rộng 1,5 m của mình. Những lần ghé đất liền chỉ có mục đích duy nhất là để đổi những thứ bà kiếm được trên biển lấy gạo, nước ngọt và những món đồ phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cùng ít đồ trang trí cho ngôi nhà di động.

Một em bé người Bajau lặn vui chơi cùng người bạn là cá mập của mình. Ảnh James Morgan

Bà là một trong những người sống du mục trên biển mà sự tồn tại của họ ít được biết đến nhất trên thế giới. Bà Diana là người của bộ tộc Bajau, một nhóm người Malay đã sống trên biển nhiều thế kỷ qua và thường đi lại trên một tuyến đường biển nằm giữa Philippines, Malaysia và Indonesia.

Nguồn gốc của những người Bajau, được kể trong thuyền thuyết, bắt đầu từ một cô công chúa tên là Johor người Malaysia bị cuốn trôi trong một trận lũ quét. Vua cha quá đau buồn đã ra lệnh cho một nhóm người ra khơi tìm kiếm công chúa cho đến khi nào tìm thấy Nàng thì họ mới được trở về. Cuộc tìm kiếm thất bại nên đã hình thành lên bộ tộc du mục trên biển ngày nay.

Trải qua nhiều thế hệ, người Bajau đã thích nghi với cuộc sống lênh đênh trên biển của họ. Mặc dù phải chịu sự thiệt thòi rất lớn khi con cái họ không được học hành và không biết tới một xã hội văn minh hiện đại khác tồn tại. Nhưng bù lại kinh nghiệm tồn tại trên biển của họ được rất nhiều người kính trọng và họ đã thiết lập nên một tuyến đường thương mại trên biển vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, họ cũng còn là những  thợ lặn có tay nghề cao. Họ có thể lặn sâu 30m hoặc hơn nữa để săn cá, tìm ngọc trai hay hải sâm – những tài nguyên biển quý giá. Để làm được điều đó, những đứa trẻ Bajau buộc phải được làm thủng màng nhĩ từ rất nhỏ:

Nhà di động của người Bajau ở gần Sulawesi, Indonesia. Ảnh James Morgan

“Máu chảy ra từ tai và mũi của tôi và tôi phải mất 1 tuần nằm im bất động vì chóng mặt. Nhưng sau đó tôi có thể lặn mà không đau đớn” – ông Imran Lahassan sống ở Bắc Sulawesi, Indonesia cho biết.

Bởi vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết những người Bajau đều nặng tai.

Ngôi nhà nổi của những người Bajau là những con thuyền hẹp và cao được thiết kế theo truyền thống gọi là lepa-lepa. Đời sống du mục luôn luôn không có ranh giới quốc gia rõ ràng nên trong nhiều năm qua việc đi lại trên con đường biển của họ qua 3 nước Đông Nam Á đã gây ra cuộc tranh cãi giữa các Chính phủ khiến Malaysia buộc phải vận động người Bajau di chuyển về đất liền và cấp đất cho họ. Hiện tại, đa số người Bajau đã chuyển tới các làng nhà sàn như làng Torosiaje nằm kéo dài 1km trên bờ biển nhưng một số vẫn chọn cách duy trì lồi sống như cũ.

Bà Ane Kasim  và người con trai Ramdan đã dành 6 tháng lênh đênh trên chiếc thuyền lepa-lepa của họ ở khu vực có các rạn san hô. Lúc hoàng hôn, gia đình bà cùng nhiều gia đình khác lại tập trung ở khu vực gần một hòn đảo nhỏ, bên cạnh khu rừng ngập mặn để nghỉ ngơi. Họ đốt lửa trại và nướng những thứ họ tìm được dưới biển cho bữa tối tươi ngon.

“Tôi rất thích được ở trên biển câu cá, chèo thuyền và cảm nhận mọi cảm giác cả nóng, lạnh” – bà Ane nói.

Nhưng cuộc sống trên biển chẳng hề dễ dàng.  “Khi chúng tôi tới Torosiaje, chúng tôi chẳng có bất kỳ thứ gì. Chồng tôi đã chết vì bị chuột rút” – Ane kể.

Làng nổi  Torosiaje. Ảnh James Morgan

Hầu hết những chiếc lepa-lepa để chỉ được trang bị động cơ thô sơ, nhưng bà Ane cũng không có khả năng mua 1 cái gắn vào thuyền của mình. Không những thế, họ chỉ tập trung vào việc làm sao có thể lặn được càng sâu càng tốt, đến 40m để kiếm ngọc trai, hải sâm và quên mất hạn chế mức chịu đựng được áp lực nước của cơ thể. Vô số người Bajau đã phải kết thúc cuộc sống du mục của mình trong tình trạng bị liệt hoặc chết đuối.

Nhưng Coral Triangle – một khu vực đa dạng sinh vật biển rộng lớn nhất hành tinh nằm trải dài trên vùng biển của 6 nước Đông Nam Á sở hữu khoảng  76% các loài san hô được biết đến trên thế giới này đã khiến nhiều người Bajau vẫn liều mạng để kiếm sống. Ngành công nghiệp đánh bắt cá ở khu vực này hàng năm thu lợi lên tới 800 triệu đô la mỗi năm.

Để bắt được nhiều cá, những người ngư dân Bajau đã học cách sử dụng Kali xyanua của những tàu đánh cá Hong Kong đánh bắt cá khiến nhiều rạn san hô bị phá hủy và trở thành rạn san hô chết. Hiện tổ chức Bảo tồn quốc tế và  WWF đã can thiệp kịp thời, tạo ra những chương trình quản lý khuyến khích người dân đánh bắt hải sản một cách bền vững.

Nguyễn Hường

Theo Guardian, Bee.net


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc