Ngày 8 Tháng 10 Năm 2010, để thảo luận về việc nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc đang bị giam giữ, ông Lưu Hiểu Ba, đoạt giải Nobel Hòa bình, hai nhà hoạt động Chai Ling và Huang Ciping đã được mời để bình luận ở đài TV
Bản đồ Trung Quốc
Canadian Broadcasting Corp, chương trình Connect With Mark Kelly, được phát sóng lúc 8:00 tối hôm đó.
Sau đây là ý kiến của Ciping Huang.
Tất nhiên, trên một phương diện, người dân nói chung sẽ nghĩ rằng giải Nobel Hòa bình này đáng lý đã xảy ra từ lâu cho người bất đồng chính kiến Trung Quốc. Bằng cách trao giải thưởng này cho một nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc, nó sẽ làm nổi bật các vấn đề nhân quyền của Trung Quốc, và có thể khuyến khích sự phát triển dân chủ Trung Quốc và cải cách chính trị. Tuy nhiên, trên một phương diện khác, ông Lưu Hiểu Ba đại diện cho những nhà cải cách ôn hòa, những người cố gắng hết sức mình để không xúc phạm đến chính quyền. Và, cho dù như vậy, ông đã phải nhận một bản án 11 nằm tù mà đáng lý ra ông ấy không phải có. Điều này tự nó chứng minh rằng tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc đã bị vi phạm trầm trọng như thế nào. Thật vậy, nó quan trọng cho chúng ta nhìn vấn nạn của Trung Quốc thông qua con người và giải thưởng này.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn vào tình hình theo cách này: tình hình chính trị của Trung Quốc rất là nghiêm trọng mà chính quyền Trung Quốc lại không muốn tự cải tổ chính trị, trừ khi có những áp lực đặt lên. Cho nên, khi các nhà cải cách ôn hòa cố gắng để hợp tác với chính quyền Trung Quốc thay vì có một lập trường cứng rắn, chính quyền bắt họ thay vì bắt những nhà bất đồng cứng rắn. Vấn nạn ở Trung Quốc bây giờ là Trung Quốc sẵn sàng nổ tung giống như một nồi áp suất nóng, vì do những thứ như sự chênh lệch quá cao độ giữa người giàu và người nghèo, và tất cả các vấn đề xã hội khác. Vì vậy mà càng mềm mỏng bao nhiêu, chính quyền càng ít thay đổi bấy nhiêu trên bình diện chính trị, bởi vì họ không từ bỏ quyền lực của họ, và họ không muốn thay đổi bất cứ điều gì nếu họ không phải bị bắt buộc. Trong ý nghĩa đó, với lời nói vuốt ve “Tôi không có kẻ thù” như ông Lưu Hiểu Ba đã nói, nó sẽ chỉ có tác dụng ngược, bởi vì đa số người dân Trung Quốc sẽ không đồng ý với điều đó hay đơn giản là không thể chấp nhận được nữa, và cuối cùng có thể đưa Trung Quốc vào cuộc cách mạng .
Vì vậy, câu tuyên bố “Tôi không có kẻ thù” này có vẻ hấp dẫn và thậm chí lãng mạn cho những người đang sống trong một môi trường an toàn và thoải mái ở các nước dân chủ như Na Uy, nhưng sẽ không thực sự thuyết phục đại đa số người dân Trung Quốc, đặc biệt là công nhân và nông dân ở Trung Quốc, những kẻ đã bị đau khổ dưới chế độ Cộng sản. Người dân bình thường sẽ khó mà chấp nhận những người nói theo âm điệu này. Nếu bạn hỏi những người dân trung bình này tại sao họ đang chịu đau khổ, họ sẽ chỉ cho bạn “kẻ thù” của họ – chế độ độc tài toàn trị cộng sản Trung Quốc. Hệ tư tưởng “không có kẻ thù” nghe rất hay, nhưng không phản ánh được thực trạng của Trung Quốc và sẽ không giải quyết được vấn nạn của Trung Quốc. Rốt cuộc là, nếu không có kẻ thù, thì tại sao ông Lưu, một nhà cải cách ôn hòa, phải gánh chịu 11 năm tù?
Nguồn: library.thinkquest
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!