Home » Thế giới » Lưu Hiểu Ba: Một vấn đề nhức nhối của Trung Quốc

Các nhà hoạt động nói rằng mặc dù ảnh hưởng trước mắt của vụ trao giải này không nhiều đối với cải cách chính trị tại Trung Quốc, nhưng nó cho thấy chế độ kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc cần phải tiếp tục thay đổi.

Trung Quốc mở đợt truy quét mới vào lúc sắp trao giải Nobel

Bắc Kinh có thể gia tăng đàn áp giới ly khai sau lễ trao giải Nobel Hòa bình

Công an mặc thường phục (trái và phải) canh phía ngoài nhà của nhân vật bất đồng chính kiến đang bị cầm tù Lưu Hiểu Ba

Công an mặc thường phục (trái và phải) canh phía ngoài nhà của nhân vật bất đồng chính kiến đang bị cầm tù Lưu Hiểu Ba.Hình: AFP

Trung Quốc tiếp tục khoanh vùng tác động của ngày lễ trao giải Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba. Họ đã cảnh báo các nước gửi đại diện đến dự và gọi giải này là “tầm thường.”.

Kwame Anthony Appiah, Chủ tịch Văn Bút PEN của Mỹ nói rằng bất kể phản ứng của Trung Quốc, vấn đề của ông Lưu là một vấn đề quốc tế:

“Khi giam ông Lưu Hiểu Ba hơn một năm rồi kết án ông 11 năm tù, vi phạm rõ ràng các quyền được quốc tế công nhận của ông, Trung Quốc đã tự cho thấy vụ này không phải và không thể thuần túy là một vấn đề nội bộ.”

Bên trong Trung Quốc các bài trên Internet nói về ông Lưu Hiểu Ba nhận giải Nobel đều bị chặn, do đó rất ít người biết đến ông. Những gì mà người dân Trung Quốc được phép biết về ông chỉ toàn là chuyện tiêu cực.

Nhà nghiên cứu Phelim Kine của Human Rights Watch nói rằng những gì mà Bắc Kinh nói về ông Lưu Hiểu Ba càng làm cho người bên ngoài Trung Quốc chú ý đến ông hơn:

”Điều mà giải Nobel đã tạo ra cho chính quyền Trung Quốc là một sự nhức nhối kéo dài, bao lâu ông ấy vần còn bị giam cầm. Đây là một bối rối to lớn cho Trung Quốc.”

Ngay khi có tin ông Lưu được trao giải, 23 đảng viên cộng sản về hưu đã công bố thư ngỏ gọi đây là “một lựa chọn tuyệt vời” và kêu gọi chính phủ Trung Quốc chấm dứt chính sách kiểm duyệt quyền tự do phát biểu.

Ông Kine hy vọng giải thưởng sẽ dẫn đến thêm các cuộc thảo luận để xem những vụ như vậy sẽ được xử lý ra sao trong tương lai:

“Đây là sự khởi đầu của một xu hướng mà chúng ta sẽ chứng kiến. Dĩ nhiên sẽ có những thảo luận giữa những người ôn hòa và những người đã cổ vũ và thắng thế trong chuyện trừng phạt ông Lưu Hiểu Ba.”

Bà Elizabeth Economy của tổ chức nghiên cứu Quan hệ Đối ngoại, trụ sở ở New York, nói rằng lãnh đạo Trung Quốc lo sợ sẽ mất quyền kiểm soát trong vấn đề truy cập thông tin:

“Internet là một động lực tổ chức chính trị. Nó có thể giáo dục giống như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trao đổi với mọi người trên trang Twitter. Nó có thể giúp huy động 7.000 người đi biểu tình ở Hạ Môn. Nó có thể gây sức ép lên chính quyền đã có những quyết định bất công. Về mặt nào đó, mỗi công dân Trung Quốc có điện thoại di động có điều kiện truy cập Internet đều có thể trở thành nhà báo.”

Về số phận của ông Lưu Hiểu Ba, các nhà phân tích nói rằng lãnh đạo Trung Quốc thế nào cũng phải trả tự do cho ông và để cho ông ra nước ngoài trước áp lực của quốc tế.

Theo voanews

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc