Home » Thế giới » Ngày Nhân quyền năm 2010: Nêu bật những người bảo vệ Nhân quyền
Mỗi năm Liên Hợp Quốc dành ngày 10/12, Ngày Nhân quyền, cho một chủ đề khác nhau. Điểm sáng của năm 2010 là về những người bảo vệ nhân quyền.

Jeffrey Imm, người sáng lập của tổ chức Trách nhiệm với Bình đẳng và Tự do (R.E.A.L.), phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia hôm thứ năm 9/12. Ông Imm đã tổ chức một cuộc họp báo với chủ đề “Bác ái và Nhân quyền” để kỷ niệm Ngày Nhân quyền. (Andrea Hayley/Epoch Times Staff)

Ngày Nhân quyền này là một dịp để ngả mũ chào lòng dũng cảm và các thành tựu của những người bảo vệ nhân quyền ở khắp mọi nơi – và để cam kết làm nhiều hơn để bảo vệ công việc của họ,” dẫn lời Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon trong một tuyên bố đăng trên trang web của LHQ.

Có một người đã để tâm đến cam kết của Tổng thư ký Ban là Jeffrey Imm, người sáng lập của tổ chức Trách nhiệm với Bình đẳng và Tự do (R.E.A.L.).

Ông Imm đã chủ trì một cuộc họp báo tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia ở Washington hôm thứ 5 nơi ông cho phép một nhóm đa thành phần gồm những người bảo vệ nhân quyền cơ hội để lên tiếng.

Các chủ đề bao gồm các cuộc diệt chủng ở Sudan và Darfur, việc hành hình phụ nữ bằng cách ném đá cho đến chết ở Iran, cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, và thách thức của việc không khoan dung chủng tộc và tôn giáo ở Mỹ.

Một người phát biểu có tên là Mohamed Yahya nói rằng ông đã mất 20 thành viên gia đình thân thiết của mình – họ đã bị bắn, cưỡng hiếp, hoặc bị thiêu sống bởi các tay súng có vũ trang – trong cuộc diệt chủng Darfur, và rằng việc giết người vẫn đang diễn ra. Yahya, người sáng lập và giám đốc chấp hành của Tổ chức Damanga, đang học tại Trường Đại học Al-Azhar ở Cairo vào thời gian làng của ông bị tấn công, và là một trong số những người đầu tiên bắt đầu báo động với các cơ quan có thẩm quyền quốc tế về những tội ác đang diễn ra.

Mohamed Yahya, người sáng lập và giám đốc chấp hành của Tổ chức Damanga, phát biểu về Sudan và Darfur tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia hôm thứ năm 9/12, trong một sự kiện nhân Ngày Nhân quyền. (Andrea Hayley/Epoch Times Staff)

Yahya đã sử dụng phương tiện hòa bình như giáo dục để cố gắng giúp những người đồng hương của mình từ năm 1993.

Phát biểu hôm thứ 5, ông đã mở đầu bài diễn văn của mình bằng cách công nhận Ngày Nhân quyền.

“Vào ngày này, điều quan trọng là tất cả mọi người trên toàn thế giới lên tiếng cho những đồng loại của mình,” ông nói.

Như Yahya nhìn nhận, lòng tham là một nhân tố chính.

“Con người không phải là vấn đề. Vấn đề là đất đai, quyền lợi và dầu lửa, vàng và các tài nguyên, trở nên giá trị hơn con người,” ông nói.

Mối quan ngại mới nhất của ông, sự ly khai của Nam Sudan trong chưa đầy một tháng, có nghĩa với ông rằng đất nước ông đang bắt đầu tan rã.

Maria Rohaly, một người phát ngôn tình nguyện cho Sứ mệnh Giải phóng Iran, đã phát biểu về việc kết án tử hình một người phụ nữ, Sakineh Ashtiani, bằng cách ném đá đã thúc giục bà giúp phát động một chiến dịch quốc tế nhằm chấm dứt cách làm cổ xưa này và chỉ trích chính quyền Iran tại LHQ như thế nào.

Caylan Ford, người liên hệ và nhà phân tích tại Washington D.C. cho Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia hôm thứ năm 9/12, trong một sự kiện nhân Ngày Nhân quyền. (Andrea Hayley/Epoch Times Staff)

Con trai và con gái của Ashtiani đã thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới bằng cách công bố cảnh ngộ của mẹ họ, người đã bị kết tội ngoại tình năm 2007.

Sự phẫn nộ về mặt đạo đức sau đó đã dẫn đến các cuộc họp ngoại giao, và sự tham gia lớn tiếng của các tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Ân xá Quốc tế.

Hôm thứ 7 Rohaly có kế hoạch tham gia một cuộc biểu tình ở bên ngoài trụ sở LHQ ở New York để yêu cầu LHQ thông qua một nghị quyết lên án cách hành hình bằng ném đá trên toàn thế giới, và yêu cầu rằng các chế độ như Iran và A-rập Xê-út phải bị cấm và/hoặc loại ra khỏi các tổ chức của LHQ có nhiệm vụ cải thiện cuộc sống của phụ nữ.

Ông Imm lấy chủ đề cho cuộc họp báo nhân ngày này là Bác ái và Nhân quyền, bởi vì ông tin rằng sự bác ái là then chốt đối với tính nhân văn chung mà chúng ta chia sẻ, và đối với việc cải thiện nhân quyền mà ông tin rằng là trung tâm đối với phẩm giá và sự tự do của con người. Mục đích của ông là xây dựng lại một văn hóa nơi nhân quyền là một ưu tiên, chứ không phải là một suy nghĩ muộn màng.

Ông Imm đã khích lệ những người Mỹ đưa ra “quyết định dũng cảm nhằm để sự thù ghét và không khoan dung lại vào quá khứ, và khiến sự bác ái và nhân quyền trở thành tương lai của chúng ta.”

Andrea Hayley
(Theo The Epoch Times)

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc