Home » Khám Phá » “Người rừng” gây xôn xao dư luận Trung Quốc
Rút cuộc có hay không ‘người rừng’? Đây là câu hỏi nhiều năm nay dẫn đến tranh luận của dư luận, các chuyên gia nghiên cứu nhưng vẫn chưa có câu trả lời xác đáng.

Theo lời đồn đại ‘truyền thuyết’ thì ‘người rừng’ vóc dáng cao to vượt trội

Bí ẩn về ‘người rừng’

Cao từ 2 mét trở lên, toàn thân có lông mao mầu đỏ sẫm như bã trầu, hoạt động nhanh nhẹn và khi bắt được người sẽ cười lớn từng chập không ngừng… Những hình dung miêu tả và thậm chí là bằng chứng ‘tận mắt chứng kiến’ mà người dân thế giới lưu truyền từ trước đến nay liên tục xuất hiện tại khu vực bảo vệ tự nhiên tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, với những dấu vết nhạt nhòa không đủ thuyết phục, giả thiết về sự tồn tại của người rừng vẫn chưa khi nào đi đến hồi kết.

Dấu vết người rừng được tìm thấy tại Trung Quốc

Mới đây, thời báo Tân hoa xã và Nhật báo Sơn Đông đã cùng lúc đăng tải bài viết về bí ẩn chưa lời giải đáp cho hiện tượng ‘người rừng’ này. Mọi tranh luận của chuyên gia nghiên cứu đều trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận.

Từ những năm 70 thế kỷ trước, sự kiện người rừng xuất hiện đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu Trung Quốc. Từ năm 1974 đến năm 1981, các nhà khoa học đã 3 lần tiến hành những cuộc vận động quy mô lớn tập hợp bằng chứng di vật liên quan đến người rừng như: lông mao kỳ dị, dấu vết chân to lớn, mẫu phân lạ và hang trú ngụ…. Tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy một minh chứng trực tiếp khẳng định sự tồn tại của người rừng.

Ý kiến bất đồng của các nhà nghiên cứu

“Người rừng” gây xôn xao dư luận Trung Quốc, Bí ẩn lịch sử, Phi thường – kỳ quặc, Bi an lich su,bi an lich su the gioi,nguoi rung,hien tuong la,phat hien hien tuong la

Một trong những hình dung về ‘người rừng’

Từ xuất phát điểm trên, giới khoa học cũng có nhiều tranh luận suy đoán chênh lệch khác biệt về sự tồn tại hoặc không tồn tại của đối tượng đặc biệt này.

Giáo sư Hồ Minh Hưng cùng đội ngũ nghiên cứu sinh tại trường đại học Vũ Hán cho rằng tính đến thời điểm hiện tại chưa khi nào phát hiện dấu vết thi thể hay xương cốt của người rừng. Về căn bản có thể đưa ra khẳng định không tồn tại ‘vật chủng’ này.

Trong khi đó, giáo sư Vương Tùng hiện đang làm việc tại viện nghiên cứu Trung khoa Trung Quốc lại đưa ra ý kiến: Từ lịch sử tiến hóa có thể nói rằng 1 vật chủng tồn tại cần có 1 quần thể sống chung, 1 nhóm hoặc ‘bộ’ (người) chứ không thể tồn tại đơn lẻ. Vậy lý do vì sao trong nhiều năm qua chưa bao giờ có nhân chứng trông thấy sự xuất hiện theo ‘bầy đàn’ của người rừng?

Mô hình ‘người rừng’ trong viện bảo tàng tự nhiên Trung Quốc

Một chất vấn khác mà nhà nghiên cứu Phùng Trác Kiện đặt ra: “Một loài động vật hay chủng người thường tập trung tại những khu vực có điều kiện sống mang đặc điểm chung nhất định. Chỉ cần ‘men’ theo dấu vết tại 1 địa bàn chắc chắn có thể lần ra dấu vết. Người rừng nếu thực sự tồn tại vì sao không có bằng chứng trực tiếp nào?”.

Những học giả khác lại lên tiếng bác bỏ ý kiến dùng biện pháp loại trừ để đi tới khẳng định chủ quan: “Những mẫu lông mao tìm thấy trong giai đoạn những năm 70 thế kỷ trước có thể mang ra so sánh với mẫu lông động vật; ít nhất nên so sánh với các loại động vật hoang dã trú ngụ tại lãnh thổ tìm thấy mẫu lông mao đó. Không thể công nhận tất cả những mẫu di vật lạ đều là dấu vết của người rừng”.

Theo lời đồn đại ‘truyền thuyết’ thì ‘người rừng’ vóc dáng cao to vượt trội

Giáo sư địa lý học Huỳnh Kiến Dân thông qua quan sát và nghiên cứu đã đưa ra lời tuyên bố trước giới truyền thông: “Tôi khẳng định khu vực Hồ Bắc không có người rừng”. Lý do gồm có 3 điểm: Thứ nhất, không có môii trường sinh tồn của người rừng. Những lời đồn đại về việc ‘phân khu’ đều chỉ nhằm tới khu vực rộng lớn là rừng núi hẻo lánh mà cùng lúc đó lại đưa ra bằng chứng chiều cao vượt trội của người rừng nên không tạo thành sự nhất quán cần thiết. Bởi để có thể tồn tại người rừng cần những thực phẩm và điều kiện sống đặc trưng hơn.

Thứ 2, theo phân tích mẫu di vật của vật chủng lạ để lại, người rừng không có khả năng sinh sản, không thể duy trì sự sống trong suốt thời gian dài qua. Cuối cùng là yếu tố: tất cả các chủng, giống động vật đều không thể tiến hóa thành người rừng; tất cả quần thể loài người cũng không thể ‘hậu hóa’ trở lại thành động vật.

Câu trả lời vẫn là ẩn số

Mặc dù quá trình tìm ra câu trả lời về hiện tượng lạ này luôn gặp bế tắc khó khăn trong quá trình xây dựng bằng chứng nhưng chưa khi nào các nhà nghiên cứu ngừng nỗ lực. Họ liên tiếp đưa ra các giả thiết mới mang tính suy đoán và mượn cơ hội quảng bá thông tin rộng rãi trong dư luận để kiếm tìm các di chứng vết tích thích hợp, góp phần thúc đẩy quá trình nghiên cứu tiến gần thêm 1 bước tới đích.

Theo 24h


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc