Home » Khám Phá, Khoa học, Tiêu biểu sideshow » 7 hiện tượng tự nhiên khó tin
[Tindachieu] Đây là một vài hiện tượng tự nhiên đáng kinh ngạc mà có thể bạn chưa được nghe trước đây.

1.Mặt trời đen ở Đan Mạch

Vào mùa xuân ở quốc gia Đan Mạch, khoảng nửa giờ đồng hồ trước hoàng hôn, rất nhiều đàn chim gồm khoảng một triệu con chim sáo đá Âu Châu (chim sáo đá thường) tụ về từ tất cả ngóc ngách tạo thành những đội hình rất khác thường như trong ảnh bên trên. Hiện tượng này được gọi là Mặt trời đen (ở Đan Mạch), và có thể được chứng kiến vào đầu mùa xuân xuyên qua những vùng đầm lầy ở phía Tây Đan Mạch, từ khoảng tháng ba cho đến giữa tháng 4. Các con chim sáo đá này di cư đến từ miền nam và dành cả ngày kiếm ăn trên những cánh đồng, và ngủ trong những đám sậy vào ban đêm. Thỉnh thoảng có đủ chim trên bầu trời đến nỗi che kín toàn bộ mặt trời , vì thế xuất hiện thuật ngữ “Hiện tượng mặt trời đen”.

Hiện tượng mặt trời đen

2.Bão triền miên ở Venezuela

“Tia chớp Catalumbo” bí ẩn là một hiện tượng tự nhiên độc đáo trên thế giới. Có vị trí tại lòng sông Catalumbo ở Hồ Maracaibo (Venezuela), hiện tượng này là sự hình thành tia chớp giữa những đám mây trên bầu trời tạo nên một vòng cung điện thế ở độ cao trên 5000 m trong suốt 140 đến 160 đêm một năm, 10 giờ đồng hồ mỗi đêm, và liên tục đến 280 lần trong một giờ. Cơn bão dường như thường xuyên này xuất hiện qua những khu vực đầm lầy nơi sông Catalumbo đổ vào Hồ Maracaibo, và được xem như là nguồn sản sinh khí Ô zôn độc lập lớn nhất trên hành tinh chúng ta, xét từ cường độ giải phóng điện giữa những đám mây và tần số cực cao.

“Tia chớp Catalumbo”

Khu vực này ước tính có thể thấy được khoảng 1,176,000 lần phóng điện mỗi năm, với một cường độ lên đến 400,000 amperes, và có thể trông thấy được từ độ xa hơn 400 km. Đây chính là lý do tại sao cơn bão còn được biết đến như “Cột mốc Maracaibo”, bởi ánh sáng của nó đã được sử dụng cho việc định hướng bởi các tàu thuyền từ hằng bao thời đại. Sự va chạm với những cơn gió đến từ Dãy núi Andes tạo ra cơn bão kèm theo tia chớp, là kết quả của việc giải phóng điện từ khí ion, đặc biệt là khí mêtan tạo ra từ sự phân huỷ các chất hữu cơ trong đầm lầy. Vì nhẹ hơn cả không khí, khí này bốc lên trên những đám mây và nuôi dưỡng cơn bão. Một vài nhà nghiên cứu môi trường tại địa phương hi vọng có thể đặt khu vực này dưới sự bảo vệ của tổ chức UNESCO, vì nó là một hiện tượng ngoại lệ, một nguồn tái sinh lại lớp Ô zôn cho địa cầu tuyệt vời nhất từ trước đến nay.

3.Đàn dê leo cây ở Morocco

Dê mà ở trên cây thì chỉ có thể được thấy duy nhất ở Morocco. Chúng leo lên đó bởi vì chúng thích được ăn quả của cây argan, tương tự như quả ô liu vậy. Các nhà nông thậm chí đi sát theo các đàn dê từ cây này đến cây khác. Không phải vì nó thật sự kỳ lạ khi nhìn thấy các chú dê ở trên cây và các nhà nông thì có hứng thú đứng nhìn và chỉ này nọ, mà thật sự là do quả của loại cây này có chứa quả hạch ở bên trong, các chú dê do không thể tiêu hoá được các quả hạch này nên sẽ nhổ ra hoặc bài tiết ra ngoài cho các nhà nông thu gom lại. Bên trong quả hạch này có chứa từ 1 đến 3 hạt, được nghiền nát để lấy dầu argan sử dụng cho nấu ăn và mỹ phẩm. Chất dầu này đã được thu gom bởi cư dân địa phương từ hằng mấy trăm năm, nhưng cũng như những thứ hoang dã có ích khác, cây argan hiện nay cũng đang biến mất một cách từ từ do nạn khai thác cây lấy củi bừa bãi và sự gặm nhấm không thương tiếc bởi lũ dê. Kết quả là một nhóm người và các tổ chức đã họp lại tìm cách cứu lấy loài cây này. Để làm được việc này thì một trong những khu vực trọng yếu mà cây argan đang phát triển được công bố trở thành khu vực bảo tồn sinh quyển. Nó cũng đã được quyết định rằng việc khiến thế giới chú ý đến loại dầu, hương vị tuyệt vời cũng như khả năng được cho là chống lão hoá của nó, cũng sẽ tạo nên nhu cầu cứu sống loài cây này.

Dê leo cây

Tuy nhiên, những người có ý định đem loại dầu này ra tiêu thụ ngoài thị trường đã không thể hình dung được rằng người tiêu dùng đều muốn sử dụng loại dầu cho thức ăn và trên mặt của họ từ chất bài tiết của dê. Do đó, một chiến dịch được dẫn đến việc nghiêm cấm lũ dê tiếp tục ăn trên cây trong một vài giai đoạn trong năm nhằm giúp quả argan có thể được chín và tự rụng. Sau đó quả cây này sẽ được thu gom lại và chế biến thành dầu bởi các hợp tác xã dầu. Cho đến nay, sự sắp xếp này dường như đang tiến triển.

4.Mưa cá ở Honduras

Mưa cá thì thật sự bình thường đối với văn hoá dân gian ở Honduras. Nó xuất hiện ở Yoro, vào giữa tháng năm và tháng bảy. Những người chứng kiến hiện tượng này cho biết nó bắt đầu xuất hiện với một đám mây đen trên bầu trời rồi tiếp đến là tia chớp, sấm sét, gió lớn và mưa nặng trĩu hạt từ 2 đến 3 giờ đồng hồ.

Khi cơn mưa dứt, hàng trăm con cá đang sống nằm la liệt trên mặt đất. Mọi người đem cá về nấu và ăn. Kể từ năm 1998 trở đi, một lễ hội được biết đến như “Lễ hội mưa cá” được tổ chức hằng năm ở thành phố thuộc tỉnh Yoro, Honduras.

5. Mưa đỏ ở bang Kerala

Từ 25 tháng 7 đến 23 tháng 9 năm 2001, mưa đỏ thỉnh thoảng trút xuống bang Kerala miền nam Ấn Độ. Những trận mưa to như trút này có màu đỏ, thường để lại những vết ố trên áo quần trông cứ tương tự như những vệt máu. Các trận mưa màu vàng, xanh lá, và đen đều cũng đã được báo cáo lại. Nghi vấn ban đầu cho thấy rằng các cơn mưa này được nhuộm màu do bụi phóng xạ của một sự cố nổ sao băng theo giả thuyết, nhưng một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi Chính phủ Ấn Độ phát hiện rằng những trận mưa kia chịu ảnh hưởng từ những bào tử trên không của loài tảo sống trên mặt đất sinh sôi nảy nở một cách mạnh mẽ trong khu vực.

Mưa đỏ

Rồi vào đầu năm 2006, các cơn mưa đủ màu ở Kerala đột nhiên phát triển trở thành tâm điểm thế giới sau khi các báo cáo truyền thông từ một sự phỏng đoán xác nhận rằng các phần tử có màu này là những tế bào đến từ bên ngoài trái đất, đưa ra bởi Ông Godfrey Louis và Ông Santhosh Kumar của Đại học Mahatma Gandhi ở thành phố Kottayam. Lập luận về nguồn gốc mặt đất của loại chất liệu rắn có trong cơn mưa đỏ được củng cố bởi một cuộc điều tra về tỷ lệ đồng vị giữa khí nitơ và khí cacbon.

6.Con sóng dài nhất địa cầu ở Brazil

Cứ 2 lần hằng năm, vào giữa tháng 2 và tháng 3, nguồn nước của Đại Tây Dương lại đổ về sông Amazon, và sản sinh ra những con sóng dài nhất địa cầu. Hiện tượng này được biết đến với tên gọi là “Pororoca”, mà được tạo ra từ những đợt thuỷ triều của Đại Tây Dương khi gặp lòng sông. Cơn sóng thuỷ triều này tạo ra những đợt sóng cao đến độ cao 12 feet và có thể kéo dài hơn nửa giờ đồng hồ. Biệt danh “Pororoca” là từ ngôn ngữ của người dân da đỏ vùng Amazon bản địa, mà được phiên dịch thành những tiếng ồn có sức huỷ diệt mạnh mẽ. Cơn sóng có thể được nghe thấy khoảng 30 phút trước khi nó thực sự đến, và nó rất dữ dội đến mức có thể phá huỷ bất kể thứ gì, bao gồm cây cối, nhà cửa chung quanh và tất cả các loại động vật. Cơn sóng đã trở nên phổ biến đối với các tay lướt sóng. Kể từ năm 1999, một chức vô địch hằng năm được tổ chức ở thành phố Domingos do Capim ở Brazil. Tuy nhiên, chơi lướt sóng Pororoca thì đặc biệt nguy hiểm, bởi vì trong nước có lẫn vào một lượng lớn những mảnh vỡ từ rìa sông (thông thường, cả nguyên một thân cây). Kỷ lục lướt sóng dài nhất trên Pororoca đã được lập bởi Picuruta Salazar, một tay lướt sóng người Brazil, người đã cưỡi con sóng trong vòng 37 phút với độ dài 12.5 km. Ước mơ của một tay lướt sóng: có thể được cưỡi trên một con sóng mà dường như không bao giờ kết thúc.

Con sóng dài nhất địa cầu

7.Cầu vồng lửa Idaho

Hiện tượng thuộc về khí quyển này thì được biết đến như một hiện tượng quang học, hoặc “Cầu vồng lửa”, xuất hiện vào lúc mặt trời lên tít trên cao, và ánh sánh của nó chiếu xuyên qua những đám mây mỏng trên cao được tạo thành từ những mảng tinh thể hình lục giác.

Cầu vồng lửa Idaho

Ánh nắng mặt trời chiếu rọi vào những bề mặt dọc của các tinh thể và thoát ra từ bề mặt dưới đáy đã bị khúc xạ (như xuyên qua một lăng trụ) và tách thành một dãy gồm những màu có thể trông thấy được. Khi những mảng tinh thể trong các đám mây mỏng được sắp xếp theo hàng một cách tối ưu (nghĩa là khi các bề mặt của chúng song song với mặt đất), kết quả hiển thị sẽ là một quang phổ màu sắc rực rỡ làm ta liên tưởng đến một cầu vồng. Hình ảnh thí dụ bên trên đã được chụp lại bởi máy ảnh khi mà nó treo lơ lửng khoảng một giờ đồng hồ khắp một vùng trời dài đến hàng trăm dặm vuông, bên trên phía bắc Idaho (gần biên giới Washington) vào ngày 3 tháng 6 năm 2006.

Huy Hoàng

Theo funguerilla


Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc