Home » Khám Phá, Khoa học » Xem “Bọ cạp sắt” của lực lượng đổ bộ đường không Nga
Ngày 26/12, Hãng Thông tấn Nga Ria Novosti đưa tin, các đơn vị phòng không thuộc lực lượng bộ đội đổ bộ đường không Nga đã nhận được các tổ hợp tên lửa phòng không Strela-10M3 trang bị tên lửa mới. Dự kiến, các tổ hợp này sẽ được dùng để thay thế hệ thống pháo phòng không Zu-23 cỡ nòng 23mm đã quá lạc hậu.

Strela-10M3 dùng để trực tiếp yểm trợ cho các trung đoàn xe tăng và bộ binh cơ giới, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay thấp, trong đó gồm máy bay, trực thăng, tên lửa có cánh và máy bay điều khiển từ xa…

Strela-10 cải tiến (Strela-10M3) khác với các phiên bản thế hệ trước bởi các tên lửa của nó được trang bị đầu tự dẫn hai kênh, cho phép tiêu diệt các mục tiêu trong điều kiện nhiễu nhiệt và quang học. Trả lời phỏng vấn của hãng tin trên, đại đội trưởng Đại đội tên lửa phòng không số 3, đại uý Alexander Burgin nói: “Các tổ hợp mới này có độ tin cậy cao hơn các tổ hợp tên lửa phòng không khác như Igla”.

Strela-10 cải tiến (Strela-10M3) khác với các phiên bản thế hệ trước bởi các tên lửa của nó được trang bị đầu tự dẫn hai kênh, cho phép tiêu diệt các mục tiêu trong điều kiện nhiễu nhiệt và quang học.

Strela-10 cải tiến (Strela-10M3) khác với các phiên bản thế hệ trước bởi các tên lửa của nó được trang bị đầu tự dẫn hai kênh, cho phép tiêu diệt các mục tiêu trong điều kiện nhiễu nhiệt và quang học.

Bệ phóng của tổ hợp được bố trí trên xe vận tải bọc thép bánh xích có khả năng cơ động trên cát, tuyết, đầm lầy và vượt qua các chướng ngại vật dưới nước. Tổ hợp tên lửa phòng không Strela-10M3 có thể được sử dụng như là một đơn vị chiến đấu độc lập hoặc phối hợp tác chiến với các đơn vị (xe) khác, nhận các dữ liệu về mục tiêu từ các xe chỉ huy và các đơn vị phòng không khác theo kênh liên lạc mã hoá truyền hình. Trong trường hợp này, xe bố trí tổ hợp sẽ “tàng hình”. Điều này tăng khả năng sống còn cho xe trong quá trình chiến đấu.

Các mẫu “Strela-10” được đưa vào trang bị từ thời Liên Xô. Tổ hợp tên lửa phòng không Strela-10M3 gồm các phương tiện chiến đấu và các phương tiện bảo đảm kỹ thuật. Các phương tiện chiến đấu gồm xe chiến đấu 9A35MZ, xe chiến đấu 9A34MZ, các tên lửa phòng không có điều khiển 9MZZZ (9M37M). Các phương tiện bảo đảm kỹ thuật gồm xe bảo dưỡng (MTO) 9V915, hệ thống cung cấp điện từ bên ngoài 9I111, xe kiểm tra – kiểm soát (KPM) 9V839M.

Cơ sở của tổ hợp tên lửa phòng không là xe chiến đấu 9A35MZ và 9A34MZ. Cả hai xe chiến đấu được bố trí trên xe tự hành lội nước bánh xích loại MTLB có thiết bị định hướng và kết nối lắp đặt bên trong, thiết bị liên lạc vô tuyến và bộ đàm, các hệ thống bảo vệ và bảo đảm khả năng sống còn cho cá nhân.

Xe chiến đấu 9A35MZ bao gồm bệ phóng (PU) với hệ thống dẫn động điện tử, thiết bị phóng tên lửa phòng không có điều khiển, các phương tiện phát hiện và ngắm bắn quang học, thiết bị định vị mục tiêu vô tuyến thụ động, thiết bị đánh giá vùng phóng, thiết bị tự động nhận chỉ thị mục tiêu và thực hiện chỉ thị mục tiêu.

Để huấn luyện trắc thủ điều khiển xe chiến đấu sử dụng thiết bị luyện tập hỗn hợp 9F624-1. Xe chiến đấu 9A34MZ khác với xe chiến đấu 9A35MZ ở chỗ không có thiết bị định vị vô tuyến thụ động.

Cho đến thời điểm này, các biến thể khác nhau của tổ hợp tên lửa phòng không “Strela-10” đang được sử dụng ở các nước châu Âu, Á, Phi và Mỹ La Tinh. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, các thiết bị của tổ hợp có ưu điểm như kết cấu đơn giản, thuận tiện và có nhiều triển vọng trong khai thác sử dụng.

Một số hình ảnh về Strela-10 và phiên bản cải tiến:

 
 
 
 
 
 
 
 

Nguyễn Hoàng (Tổng hợp)

Theo bee.net.vn

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc