Home » Thế giới » Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công khiến ĐCSTQ giải thể (4): Kỵ hổ nan hạ hổ
Gần đây, tin đồn cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “Giang Trạch Dân tử vong” truyền khắp Trung Quốc và nước ngoài; bất chấp Tân Hoa Xã bác bỏ tin đồn, cũng như chưa biết có thật không, dân chúng Trung Quốc vẫn cứ vui mừng phấn khởi, bắn pháo hoa trừ tà và ăn mừng. Không chỉ dân chúng Trung Quốc thống hận “Giang quỷ”, mà cấp cao ĐCSTQ cũng không ngừng mạ lỵ “đúng là ngu xuẩn mà gây họa!” Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân đã phát động cuộc vận động trấn áp Pháp Luân Công, kêu gọi “tiêu diệt Pháp Luân Công trong 3 tháng”, khởi động bộ máy đàn áp của cả một quốc gia để bức hại tàn khốc học viên Pháp Luân Công, ép họ từ bỏ tín ngưỡng. Thế nhưng 12 năm đã trôi qua, Pháp Luân Công không chỉ phát triển mạnh mẽ và phổ biến tới hơn 100 quốc gia trên thế giới, mà sự ngu xuẩn của Giang Trạch Dân đã khiến ĐCSTQ gia tăng tốc độ giải thể, đến nỗi không còn đường rút lui.

Hàng vạn học viên Pháp Luân Công lên Bắc Kinh thỉnh nguyện

Cũng giống dân chúng Trung Quốc bị cưỡng đoạt đất đai ngày nay đi khiếu oan, các học viên Pháp Luân Công thời bấy giờ tin rằng chính phủ sẽ sửa chữa sai lầm “đàn áp Pháp Luân Công”; do đó bắt đầu từ tháng 7 năm 1999, họ đã không ngừng tới các ban ngành chính quyền để thỉnh nguyện. Thế nhưng chính quyền sở tại nói, “đây là quyết định của Trung ương, lên Bắc Kinh đi”; kết quả sau đó, các học viên Pháp Luân Công đã đồng loạt tới Bắc Kinh thỉnh nguyện, chỉ để nói với chính phủ rằng: Pháp Luân Công là chính Pháp, học viên Pháp Luân Công đều tuân theo Pháp lý “Chân-Thiện-Nhẫn” để làm người tốt, trả lại sự trong sạch cho Pháp Luân Công…

Chỉ trong mấy ngày, hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công đã tới các ban ngành chính phủ để thỉnh nguyện ôn hòa, với mục đích ngăn chặn cuộc bức hại vô căn cứ này. Thế nhưng họ đều bị cảnh sát giải tán hoặc bắt giữ, và bị đưa trở về quê. Những người lãnh đạo Bắc Kinh không chỉ bít cứng cánh cửa thỉnh nguyện của họ, mà còn dàn dựng “vụ tự thiêu Thiên An Môn”, kích động dân chúng thù hận Pháp Luân Công và mở rộng bức hại. Tới tháng 5 năm 2001, đã có hơn 200 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết.

Bên cạnh các học viên Pháp Luân Công trong nước liên tục đi thỉnh nguyện, các học viên Pháp Luân Công hải ngoại, bao gồm học viên người Tây phương cũng ào ào đổ tới Bắc Kinh thỉnh nguyện, với hy vọng chính phủ sẽ chấm dứt bức hại, trả lại sự thanh sạch cho Pháp Luân Công, và trả lại tự do tín ngưỡng cho các học viên Pháp Luân Công.

Ngày 11 tháng 2 năm 2002, hai học viên Pháp Luân Công người Mỹ là Levi Browde và Jason Loftus bị bắt giữ tại Thiên An Môn. Ngày 14 tháng 2, hơn 40 học viên Pháp Luân Công người Tây phương đã bị bắt giữ khi đang thỉnh nguyện trên quảng trường Thiên An Môn.

Các học viên Pháp Luân Công còn dùng các phương thức khác, các con đường khác để giảng rõ sự thật, kêu gọi chính phủ chấm dứt bức hại, và nói với dân chúng chân tướng về Pháp Luân Công. Ngày 20 tháng 4 năm 2002, tại các thành phố Cáp Nhĩ Tân, Đại Khánh, Song Thành, Tề Tề Cáp Nhĩ, Mẫu Đơn Giang, Giai Mộc Tư, Hạc Cương, Song Áp Sơn, Kê Tây, v.v. thuộc tỉnh Hắc Long Giang, các học viên Pháp Luân Công đã chèn vào mạng truyền hình để phát tiết mục nói rõ chân tướng về Pháp Luân Công, thời gian lâu nhất là 75 phút. Các học viên Pháp Luân Công tham gia sự kiện này sau đó đã bị bức hại dã man.

Cứu viện khẩn cấp “SOS” của các học viên Pháp Luân Công hải ngoại

Tại hải ngoại, các học viên Pháp Luân Công đã gửi thư thỉnh nguyện đến chính phủ nước sở tại và tổ chức họp báo với hy vọng giúp kêu gọi chính phủ Trung Quốc ngừng bức hại Pháp Luân Công. Trong Hội nghị Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, tại câu lạc bộ nhà báo quốc gia của Mỹ, trong Hội nghị Thượng đỉnh do Liên Hợp Quốc tổ chức, hay tại Quốc hội Canada, v.v. người ta thường thấy bóng dáng các học viên Pháp Luân Công; họ ở đó để phơi bày cuộc bức hại tàn khốc đối với Pháp Luân Công của chính phủ Trung Quốc do Giang Trạch Dân đứng đầu.

Tháng 9 năm 2000, gần 2.000 học viên Pháp Luân Công đến từ hơn 30 quốc gia đã tập hợp tại New York và hướng về đoàn đại biểu Trung Quốc tham gia “Hội nghị Thiên niên kỷ” của Liên Hợp Quốc để tiến hành hàng loạt các hoạt động như thỉnh nguyện, họp báo, tuần hành, luyện công tập thể, v.v.

Mỗi khi người lãnh đạo ĐCSTQ công du nước ngoài, các học viên Pháp Luân Công lại có mặt để thỉnh nguyện, kháng nghị và yêu cầu lập tức chấm dứt bức hại Pháp Luân Công. Tháng 9 năm 1999, hơn 200 học viên Pháp Luân Công đến từ New Zealand, Australia, Thụy Điển, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, v.v. đã tập trung tại New Zealand để kháng nghị khi Giang Trạch Dân tham gia hội nghị APEC. Ngày 24 tháng 10 năm 2002, hơn 1.000 học viên Pháp Luân Công đã tụ tập tại Thư viện Tổng thống George Bush của Đại học Texas A&M để kháng nghị trong chuyến viếng thăm của Giang Trạch Dân.

Tháng 7 năm 2001, các học viên Pháp Luân Công hải ngoại còn phát động chiến dịch phản bức hại “SOS” với khí thế hừng hực. Đây là cuộc bộ hành, đi xe đạp và xe hơi quy mô lớn trên toàn cầu của các học viên Pháp Luân Công tại Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Úc, Châu Á-Thái Bình Dương, v.v. Tuyến đường chính là xuyên qua Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á, đi qua trên 100 thành phố thuộc hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ, với hành trình lên tới hàng vạn km.

Từ tháng 8 năm 2001, các học viên Pháp Luân Công hải ngoại trên toàn cầu đã khởi xướng chiến dịch thỉnh nguyện tĩnh tọa và tuyệt thực trước lãnh sự quán Trung Quốc tại các nước, lên tiếng yêu cầu thả các học viên bị bức hại trong trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia và phản đối đàn áp. Trong đó các học viên Pháp Luân Công tại Vancouver, Canada đã duy trì thỉnh nguyện liên tục ngày đêm 24/24 trong 1 năm 9 tháng, tới tận tháng 5 năm 2003 mà không hề gián đoạn.

Khởi tố Giang Trạch Dân và 30 quan chức cấp cao ĐCSTQ

Mặc dù các học viên Pháp Luân Công ở cả trong và ngoài Trung Quốc đã liên tục thỉnh nguyện và kháng nghị, nhưng những người lãnh đạo ĐCSTQ vẫn nhắm mắt làm ngơ và tiếp tục bức hại; thủ đoạn bức hại của họ đã lên tới mức cực kỳ tàn nhẫn, khiến người ta phẫn nộ. Do đó, các học viên Pháp Luân Công bắt đầu khởi tố Giang Trạch Dân và các tòng phạm.

Ngày 29 tháng 8 năm 2000, Chu Kha Minh, học viên Pháp Luân Công Hồng Kông và Vương Kiệt, học viên Pháp Luân Công Bắc Kinh đã tiên phong khởi tố Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm sát Tối cao Trung Quốc; Trưởng ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ Tăng Khánh Hồng và Bí thư Bộ Chính trị La Cán cũng bị khởi tố cùng Giang Trạch Dân vì bức hại Pháp Luân Công. Họ đề xuất thủ tiêu lệnh truy nã đối với người sáng lập Pháp Luân Công, Ông Lý Hồng Chí, hủy bỏ “sáu điều cấm” vi phạm hiến pháp của công an, phóng thích các học viên Pháp Luân Công bị giam cầm, đồng thời truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ba thủ phạm chính là Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng và La Cán.

Ngày 20 tháng 1 năm 2003, Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) được thành lập ở Mỹ và tuyên bố liệt sự kiện “tự thiêu tại Thiên An Môn” vào đối tượng điều tra hàng đầu. Cho đến nay, tổ chức này đã ghi lại tội ác của hơn 200 quan chức cấp cao ĐCSTQ, đồng thời phát lệnh truy nã các quan chức này.

Ngày 20 tháng 3 năm 2003, tổ chức “Pháp võng khôi khôi” đã đệ trình bản báo cáo dài hơn 4.000 trang về cuộc bức hại Pháp Luân Công lên cơ cấu giám sát nhân quyền của Liên Hợp Quốc, trong đó bao gồm tên của hơn 11.000 cảnh sát Trung Quốc, tên các viên chức chính quyền và những người tham gia bức hại Pháp Luân Công.

Ngày 30 tháng 9 năm 2003, Liên minh Toàn cầu đưa Giang Trạch Dân ra Công lý tuyên bố thành lập tại thủ đô Washington D.C của Hoa Kỳ. Tôn chỉ của Liên minh là “đoàn kết tất cả các lực lượng chính nghĩa, vạch trần tất cả tội ác của Giang Trạch Dân, đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý, pháp luật và lương tâm”. Liên minh được tham gia bởi hơn 100 tổ chức và cá nhân, bao gồm “Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công”, “Bằng hữu Pháp Luân Công”, “Ủy ban Toàn cầu Giải cứu Học viên Pháp Luân Công bị Bức hại”, v.v.

Tới nay, đã có 30 quan chức cấp cao ĐCSTQ bị khởi tố tại các tòa án hải ngoại với những tội danh: tội tra tấn, tội ác phản nhân loại, tội ác diệt chủng, tội giết người, tội tra tấn và bắt cóc, tội phỉ báng, tội kích động, tội tàn sát và bức hại, tội xúi bẩy cực hình, tội xúi giục thù hận, v.v.

Bị khởi tố nhiều nhất chính là hung thủ phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công—Giang Trạch Dân. Từ năm 2002 đến năm 2007, Giang Trạch Dân lần lượt bị khởi tố tại 30 thành phố và địa khu trên toàn cầu với nhiều tội danh, bao gồm “tội tra tấn”, “tội ác phản nhân loại”, “tội ác diệt chủng”, v.v. Đây là kết quả khởi tố của hơn 50 án tố tụng dân sự và hình sự trên thế giới, và được coi là án tố tụng lớn nhất lịch sử nhân loại thế kỷ 21.

Ngày 17 tháng 12 năm 2004, nước Mỹ chế định dự luật về “cấm tội phạm tra tấn nhập cảnh vào Mỹ”; Bộ Tư pháp được ủy quyền theo dõi những người nước ngoài phạm tội ác chiến tranh, tra tấn, diệt chủng, bức hại tín ngưỡng tôn giáo và vi phạm nhân quyền, đồng thời hạn chế nhập cảnh hoặc trục xuất họ. Do đó, một khi 30 quan chức này đi ra nước ngoài, họ có thể đối diện với việc bị bắt giữ hoặc trục xuất, thậm chí người nhà họ cũng không được hoan nghênh.

Chứng kiến cuộc bức hại và đi theo tu luyện Pháp Luân Công

Rất nhiều người nguyên ban đầu không biết Pháp Luân Công là gì, nhưng sau khi mắt thấy tai nghe sự tàn nhẫn của ĐCSTQ, lại chứng kiến sự thiện lương của các học viên Pháp Luân Công, họ đã bắt đầu suy xét và tìm hiểu xem Pháp Luân Công rốt cuộc là thế nào?

Tháng 6 năm 2000, bác sĩ Hoàng Tổ Uy, người sinh ra tại Đài Loan và công tác tại Cục Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tới Trung Quốc du lịch; trên quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh, ông đã tận mắt chứng kiến cảnh sát đánh đập tàn bạo học viên Pháp Luân Công. Khi ấy, ông chộp lấy máy ảnh để chụp lại và suýt bị giật mất, sau đó ông tự hỏi Pháp Luân Công là thế nào? Sau khi trở về, ông tìm đọc cuốn «Chuyển Pháp Luân» và “gần như đọc hết một mạch, chỉ hận biết được quá muộn.” Ông đã tiến bước trên con đường tu luyện kể từ đó.

Một học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc kể lại: “Trong thời kỳ đàn áp nghiêm trọng nhất, còn có người hỏi tôi mượn sách, đó là một sĩ quan quân đội Trung Quốc. Đối với tuyên truyền của ĐCSTQ, ông đã suy ngẫm và tự hỏi Pháp Luân Công rốt cuộc là gì? ĐCSTQ vì sao đàn áp Pháp Luân Công? Ông đã thử hỏi ý kiến tôi. Tôi nghĩ cần nói rõ sự thật với ông, và cho ông mượn sách đọc. Ông xem sách xong cũng muốn tập; dưới hoàn cảnh đàn áp điên cuồng như thế, ông đã trở thành học viên Đại Pháp.”

Một phụ nữ tại bang Arizona, Mỹ đã bắt gặp Pháp Luân Công khi xem chương trình tin tức nói về cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ trên kênh CNN. Bà nói: “[Trong tiết mục ngày hôm ấy], họ phát hình một nhóm học viên Pháp Luân Công tập luyện cùng nhau, đây là hình ảnh mà tôi thấy thật đẹp, đây chính là điều mà tôi hằng tìm kiếm.”

Theo lời một học viên Pháp Luân Công thì: “Pháp Luân Công bắt đầu hồng truyền tại Trung Quốc vào năm 1992. Trong những ngày tháng tươi đẹp ấy, chúng tôi ngày nào cũng ra công viên luyện công từ sáng sớm; mỗi học viên đều chiểu theo Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn để tự yêu cầu bản thân, cố gắng làm người tốt, ở đâu cũng nghĩ tới người khác trước, làm việc gì cũng trước tiên cân nhắc tới người khác, cân nhắc tới lợi ích của xã hội, của nhân dân. Hoàn cảnh thời bấy giờ hài hòa như vậy đấy; các học viên đến đâu cũng được khen ngợi; người ta đều biết rằng Pháp Luân Công đối với đất nước, đối với nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại. Không hề có cổ động từ bộ máy tuyên truyền nào, Pháp Luân Công đã phổ biến theo cách người truyền người, tâm truyền tâm.”

Giang Trạch Dân bức hại nhưng lại khiến Pháp Luân Công phát triển mạnh mẽ

Trong 12 năm phản đối bức hại và giảng rõ sự thật, Pháp Luân Công đã nhanh chóng phát triển rộng khắp. Các học viên Pháp Luân Công còn lập ra website, báo chí, đài phát thanh và truyền hình; ở đâu có tuyên truyền lừa dối của ĐCSTQ, thì ở đó có chân tướng do các học viên Pháp Luân Công mang tới.

Năm 1999 khi cuộc đàn áp bắt đầu, các quốc gia có người tu luyện Pháp Luân Công trên thế giới thì chỉ hơn 30 nước, nhưng ngày nay đã là hơn 100 nước. Tại Đài Loan, số người tu luyện Pháp Luân Công từ 3 ngàn người tăng lên tới 50 vạn người. Cuốn «Chuyển Pháp Luân», tác phẩm chủ yếu của người sáng lập Pháp Luân Công, Ông Lý Hồng Chí, đã được dịch ra gần 40 thứ tiếng.

Quốc hội Hoa Kỳ, Canada và chính phủ các quốc gia Châu Âu đã nhiều lần thông qua nghị quyết yêu cầu chính phủ Trung Quốc chấm dứt bức hại Pháp Luân Công, nghiêm khắc lên án sự tàn bạo của ĐCSTQ. Đồng thời, chính phủ và nghị viện các nước trên thế giới cũng không ngừng ký tặng khen thưởng cho Pháp Luân Công; cho tới nay, số bằng khen và giấy chứng nhận đã lên tới hơn 1.500.

Kể từ ngày 13 tháng 5 năm 2000, Pháp Luân Phật học hội ở hàng chục quốc gia và thành phố trên thế giới đã cùng nhau quyết định lấy ngày 13 tháng 5 hàng năm là “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”. Sau đó, cứ đến ngày 13 tháng 5 hàng năm, các thành phố lớn tại Mỹ, Canada, v.v. đều gửi thư chúc phúc các học viên Pháp Luân Công và đồng thời chúc mừng “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”.

Đến nay, cuộc vận động trấn áp Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân phát động đã thất bại hoàn toàn; không những thế, nó còn khiến ĐCSTQ triệt để rơi vào vùng bùn, khiến ĐCSTQ đối diện với kết cục giải thể và tan rã bi thảm.

Đại Kỷ Nguyên, chanhkien

Tìn đã đưa:

>> Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công khiến ĐCSTQ giải thể (1): Nguyên nhân

>> Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công khiến ĐCSTQ giải thể (2): Vụ lừa dối thế kỷ

>> Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công khiến ĐCSTQ giải thể (3): Vàng đen 


2 ý kiến dành cho “Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công khiến ĐCSTQ giải thể (4): Kỵ hổ nan hạ hổ”

  1. ngle 25/08/2013

    toi ac cua~ nguoi` TAU` ne`ba kon

    Reply
  2. hungle 25/08/2013

    toi. ac cua~ lu~ cho’ ne

    Reply

Ý kiến dành cho ngle