Home » Thế giới » Bạc Hy Lai và kế hoạch “cơn bão II”
Kế hoạch tìm cách buộc ban lãnh đạo Đảng mới chi tiền cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Bạc Hy Lai tại Đại lễ đường Nhân dân, hôm 13/3 ở Bắc Kinh. Trước khi bị kết liễu về mặt chính trị, ông Bạc đã lên kế hoạch cho một đợt đàn áp lớn nhằm vào các học viên Pháp Luân Công như một phương tiện để củng cố vị trí của mình trong Đảng. (Lintao Zhang/Getty Images)

Phe phái trong Đảng Cộng sản Trung Quốc do ông Giang Trạch Dân dẫn đầu từ lâu đã tìm cách để đảm bảo rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công sẽ tiếp diễn. Theo một nguồn tin hiểu biết về những hoạt động nội bộ của những người đứng đầu Đảng, cựu lãnh đạo cao cấp của Đảng bị thanh trừng Bạc Hy Lai và trùm an ninh nội địa sắp về hưu Chu Vĩnh Khang từ đầu năm 2011 đã bắt đầu thực hiện một kế hoạch để đạt được mục đích đó.

Kế hoạch Cơn bão II, theo một nguồn tin ở Bắc Kinh, có mục tiêu tăng cường cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Khu vực bị nhắm vào đầu tiên là tỉnh Hắc Long Giang ở miền cực đông bắc và sau đó là các tỉnh xung quanh Bắc Kinh, bắt đầu bằng Hà Bắc, là tỉnh bao quanh thủ đô.

Tỉnh Hắc Long Giang được chọn làm nơi thử nghiệm, ở đó ĐCSTQ sẽ gia tăng các nỗ lực nhằm “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công trước khi bản án của họ mãn hạn. Chuyển hóa là một quá trình độc ác nhằm bắt buộc họ lên án tín ngưỡng của mình và tuyên bố trung thành với giáo lý của ĐCSTQ.

Ông Bạc và ông Chu đã chọn tỉnh Hà Bắc một phần là bởi vì Bí thư Đảng ủy của tỉnh này lúc đó, Zhang Yunchan, thân cận với Tăng Khánh Hồng, một thành viên nổi bật của phe ông Giang Trạch Dân phụ trách cuộc đàn áp.

Với danh nghĩa là bảo vệ Đại hội Đảng lần thứ 18 sắp diễn ra, ông Bạc và ông Chu đã hy vọng nhìn thấy việc gia tăng đàn áp Pháp Luân Công ở tỉnh Hà Bắc và sau đó sẽ lan sang các tỉnh lân cận.

Tại Đại hội Đảng lần thứ 18, dự kiến diễn ra vào tháng 10 tới, một ban lãnh đạo Đảng mới sẽ được công bố, theo dự đoán là ông Tập Cận Bình sẽ lên chức Tổng bí thư và ông Lý Khắc Cường là thủ tướng mới.

Cơn bão II có mục đích là gây ảnh hưởng với ông Tập và ông Lý đồng thời làm bối rối Tổng bí thư và Thủ tướng hiện thời, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, nguồn tin nói.

“Kế hoạch này được lập vào đầu năm 2011 khi Bạc Hy Lai còn đang trông rất hùng mạnh,” nguồn tin ở Bắc Kinh nói. “Kế hoạch được dự kiến thực hiện vào tháng Hai và được duy trì trong một năm để tái khởi động cuộc tấn công lên Pháp Luân Công.

“Việc này không những có thể bắt buộc Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường phải hợp tác với Bạc Hy Lai sau Đại hội 18 và chi tiền để tiếp tục đàn áp Pháp Luân Công, việc gia tăng đàn áp còn có thể được dùng để đổ tội cho ông Hồ và ông Ôn là đã sai lầm trong việc chủ ý làm lắng cuộc đàn áp xuống sau tháng 10/2005, và sau phiên họp toàn thể lần thứ 5 của Đại hội Đảng lần thứ 16.”

Vào năm 2005, việc tuyên truyền chống Pháp Luân Công đã giảm đi rất nhiều, loại bỏ lập luận của chế độ cho cuộc đàn áp khỏi các báo cáo truyền thông hàng ngày.

Trốn tránh trách nhiệm

Bình luận viên Liu Xiao viết trên The Epoch Times hồi tháng 3 đã diễn giải những động cơ thúc đẩy Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, và các thành viên còn lại của phe Giang Trạch Dân khi họ cân nhắc về việc chuyển giao quyền lực sắp tới.

“Rõ rằng là cuộc đàn áp Pháp Luân Công là vấn đề cốt lõi mà những người lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ không thể trốn tránh.”

‘Do việc họ tích cực tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công nên Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Lý Trường Xuân, Giả Khánh Lâm và La Cán đã bị trói buộc vào với nhau trong phe của ông Giang Trạch Dân.”

“Để tiếp tục cuộc đàn áp và trốn tránh việc bị quy trách nhiệm cho những tội ác của mình sau khi về hưu, Chu Vĩnh Khang và những người khác trong phe ông Giang đã hy vọng đưa Bạc Hy Lai, là người cùng có tội như họ, vào Ban thường vụ Bộ chính trị bao gồm 9 thành viên,” Liu Xiao viết.

Khi cựu giám đốc công an và tay chân của Bạc Hy Lai là Vương Lập Quân chạy trốn khỏi Trùng Khánh đến Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô hôm 6 tháng 2, nỗ lực đưa chân Bạc Hy Lai vào Ban thường vụ đã tan vỡ mãi mãi, châm ngòi cho một chuỗi các sự kiện dẫn tới việc thanh trừng ông Bạc.

Nhưng kế hoạch Cơn bão II được đưa ra với giả định rằng ông Bạc vẫn sẽ tiếp tục giữ một vị trí chủ chốt trong ĐCSTQ. Bằng cách lôi ông Tập và ông Lý vào tiếp tục cuộc đàn áp, Bạc Hy Lai sẽ đảm bảo được rằng ông này và các thành viên khác của phe ông Giang sẽ tránh được việc bị quy trách nhiệm cho những tội ác mà họ gây ra với các học viên Pháp Luân Công.

Việc chuyển hóa đã phản tác dụng

Ở tỉnh Hắc Long Giang, nơi kế hoạch đó được khởi động, mọi thứ đã không diễn ra như dự kiến, và người dân Trung Quốc đã tham gia vào việc đánh bại mưu đồ của ông Bạc và ông Chu, theo nguồn tin này.

Hôm 26 tháng 2 năm 2011, một nỗ lực nhằm chuyển hóa học viên Pháp Luân Công Qin Yueming, người còn một năm trong bản án 10 năm tù phải nhận, đã kết thúc với cái chết của ông do bị tra tấn ở nhà tù Jiamsu của tỉnh Hắc Long Giang.

Là một tiểu thương ở thành phố Yichun, tỉnh Hắc Long Giang, ông Qin mới chỉ 47 tuổi và đã để lại vợ và hai con gái của mình.

Sau cái chết của ông Qin, vợ ông là Wang Xiuqing và hai con gái Qin Rongqian và Qin Hailong đã khởi kiện đòi bồi thường cho cái chết oan ức của ông Qin. Hôm 13 tháng 11 năm 2011, và Wang và người con gái út Qin Hailong đã bị bắt và đưa đến trại lao động Qianjing ở Harbin.

Người con gái lớn Qin Rongqian, sau đó đã đi ra đường phố đề nghị công chúng ký tên vào một đơn khiếu nại yêu cầu giải oan cho những oan ức của gia đình mình. Với sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và những người lạ nhưng tốt bụng, trong vòng nửa tháng cô đã thu thập được hơn 15000 chữ ký cùng với dấu vân tay bằng mực đỏ (cách truyền thống của Trung Quốc để nghiêm túc ký tên vào một giấy tờ).

Theo nguồn tin này, những người lãnh đạo ĐCSTQ ở Bắc Kinh đã sốc khi nhìn thấy một bản chữ ký đó.

Theepochtimes


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc