Home » Sức khỏe » Báo cáo về Pháp Luân Công của các cơ quan truyền thông trên khắp thế giới (Phần 3)
Ngày 24 tháng 11 năm 1998, Đài Truyền hình Thượng Hải đã phát sóng hai bản tin về sự phổ biến rộng rãi của Pháp Luân Công ở Thượng Hải cũng như ở các địa phương khác trên thế giới. Trong một bản tin, đài truyền hình cho biết có 100 triệu người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc, và Pháp Luân Công đã được phổ truyền sang rất nhiều quốc gia khác ở châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và châu Á. 
>> Báo cáo về Pháp Luân Công của các cơ quan truyền thông trên khắp thế giới (Phần 1) 
>> Báo cáo về Pháp Luân Công của các cơ quan truyền thông trên khắp thế giới (Phần 2)

 

 

 

 

Ngày 24 tháng 11 năm 1998, Đài Truyền hình Thượng Hải phát sóng bản tin về Pháp Luân Công

 

 

Đây là một trong những bản tin truyền thông đầu tiên phản ánh sự phổ biến của Pháp Luân Công trên khắp thế giới.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 07 năm 1999, các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung Quốc đã bị cấm đăng tải các thông tin về Pháp Luân Công. Tuy nhiên, nhiều phương tiện truyền thông hải ngoại vẫn đưa tin về Pháp Luân Công. Hai trong số các bản tin đầu tiên xuất hiện trên báo Tin tức Schwetzingen, Đức và báo Tennessee, Hoa Kỳ vào tháng 09 và tháng 10 năm 2002. Với tiêu đề “Pháp Luân Công tại công viên Steffi Graf – Các bài công pháp truyền thống Trung Hoa để an lạc nội tâm”, tờ Schwetzingen News đã giới thiệu Pháp Luân Công với đọc giả như sau:“Pháp Luân Công, cũng được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công cổ truyền của Trung Quốc, được người sáng lập là Ông Lý Hồng Chí giới thiệu ra công chúng vào năm 1992. Môn tu luyện này đã trở nên rất phổ biến kể từ khi nó được giới thiệu ra công chúng cách đây 10 năm. Hiện tại Pháp Luân Công đã có hàng trăm triệu người trên toàn thế giới theo tập.”

Pháp Luân Công bị đàn áp tại Trung Quốc đại lục. Nhiều phương tiện truyền thông rất chú ý đến sự phát triển của nó ở Đài Loan. Năm 2002, sau khi bà Zohara Ron, một nhà báo kỳ cựu của tạp chí Masa Aher, Israel (Tạp chí Địa lý Quốc gia tiếng Do Thái), đến thăm Đài Loan và phỏng vấn các học viên Pháp Luân Đại Pháp, bà đã xuất bản một bài viết dài có tựa đề “Một Trung Quốc khác” để bàn về văn hóa của Đài Loan. Bài viết chứa đựng những thông tin tích cực về Đại Pháp. Nhà báo này cũng đã được phỏng vấn trên ti vi vào giờ vàng. Khi được hỏi về vấn đề Pháp Luân Công, bà đã giải thích cho khán giả về sự phát triển nhanh chóng của môn tu luyện này tại Đài Loan và sự thật về cuộc đàn áp ở Trung Quốc. Điều này đã loại bỏ một cách hiệu quả những quan niệm sai lầm hình thành do những tuyên truyền sai sự thật của chính phủ Trung Quốc trong tư tưởng của người dân.

Tạp chí Masa Aher của Israel: Các học viên Pháp Luân Công đang tập công ở Đài Loan

Ngày 22 tháng 03 năm 2005, Canh Sinh Nhật báo, một tờ báo ở Đài Loan, đã đăng tải câu chuyện sau đây. Khi bà Flaminia Lubin, một phóng viên lâu năm của đài truyền hình quốc gia Italy ở New York, tình cờ bắt gặp buổi triển lãm chống tra tấn của các học viên Pháp Luân công trên các đường phố ở Manhattan và cảnh các học viên chân thành nói về cuộc đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công đang diễn ra tại Trung Quốc. Bà đã gọi điện cho trụ sở của đài truyền hình nơi mình đang công tác và thuật lại những gì bà đã nhìn thấy. Bà Lubin vô cùng xúc động trước lòng can đảm và ý chí của các học viên Pháp Luân Công trong việc bảo vệ sự thật. Bà đã quyết định sản xuất một bộ phim tài liệu về Pháp Luân Công và các vấn đề về nhân quyền, trong đó ghi lại sự phổ biến rộng rãi của Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới và những câu chuyện về vẻ đẹp mà Pháp Luân Đại Pháp đã mang đến cho người dân trên khắp thế giới. Do bà không thể đến Trung Quốc để quay bộ phim tài liệu, bà đã bắt đầu một cuộc hành trình tới thành phố Hoa Liên, Đài Loan.

Nhiếp ảnh gia từ một hãng truyền thông Italy đang ghi hình nhóm tập công ở thành phố Hoa Liên, Đài Loan

Số lượng các học viên ở Đài Loan đã tăng hơn mười lần kể từ khi cuộc đàn áp được phát động. Đến nay, có tới hàng trăm nghìn người Đài Loan đang theo tập Pháp Luân Công. Pháp Luân Công cũng đã được phổ truyền sang các châu lục khác.

Ngày 12 tháng 03 năm 2004, kênh 7 của Đài truyền hình quốc gia Úc đã đưa tin về buổi tập công buổi sáng của các học viên trong chương trình mang tên “Bình minh” (Sunrise) và giới thiệu với khán giả truyền hình về các hoạt động sắp tới của các học viên Pháp Luân Công ở Williamstown, Australia.

Ngày 21 tháng 05 năm 2005, Nhật báo New York xuất bản một bài viết của phóng viên Charles W. Bell có tựa đề “Người New York cảm nhận được tinh thần Pháp Luân Công”. Bell đã phỏng vấn các học viên Pháp Luân Công. Ông viết: “… Năm 1998, Pháp Luân Công mới chỉ thu hút sự chú ý và những người yêu thích tại Mỹ. Hiện nay, chỉ tính riêng tại khu tàu điện ngầm New York, nó đã có các lớp tập các bài công pháp và bài tĩnh công tại 40 điểm, với Rachlin là phát ngôn viên.” “Pháp Luân Công phát triển mạnh tại hơn 50 quốc gia, và theo các ước tính, có hơn 100 triệu người đang yêu thích theo tập”.

Ngày 14 tháng 11 năm 2004, AllAfrica.com đã cho đăng bài viết của phóng viên Agnes Asiimwe. Asiimwe đã phỏng vấn hai học viên Pháp Luân Công ở Uganda là Chu Dĩnh và Francis Madore. Bài báo cho biết Pháp Luân Công đã truyền từ Trung Quốc ra khắp thế giới, và nhận được nhiều lời khen ngợi ở Bắc Mỹ vì những đóng góp của nó cho cộng đồng.

Hi vọng châu Phi, một tờ báo lưu hành ở châu Âu và châu Phi, đã đăng tải bài phỏng vấn với một học viên Pháp Luân Công trong ấn bản thứ 5 của năm 2005. Bài viết có tựa đề: “Pháp Luân Công là gì?” Dưới đây là một trích đoạn trong bài phỏng vấn.

Hy vọng Châu Phi: Xin ông cho biết một cách ngắn gọn về Pháp Luân Công?

Biru: Pháp Luân Công là một môn khí công cổ truyền của Trung Quốc dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”. Nó có năm bài công pháp nhẹ nhàng, dễ học. Pháp Luân Công được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1992 tại Trung Quốc. Cho đến nay, nó được yêu thích và tập luyện bởi hơn 100 triệu người ở 60 quốc gia khác nhau.

Hy vọng Châu Phi: Xin ông cho biết những nguyên lý cơ bản của Pháp Luân Công?

Biru: Ngyên lý cơ bản xoay quanh việc làm thế nào để trở thành một người tốt hơn. Những nguyên lý này, được biết đến trong văn hóa truyền thống Trung Quốc như Đạo hay Pháp, đã được trình bày trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Các giáo lý này vô cùng rộng lớn và uyên thâm, nhưng cốt lõi của chúng nằm ở nguyên lý đơn giản Chân, Thiện và Nhẫn. Các học viên Pháp Luân Công coi những đặc tính này là bản chất của vũ trụ, và đó chính là những tiêu chuẩn mà họ cố vươn tới để hoàn thiện bản thân mình.

“Pháp Luân Công là gì”, một bài báo đăng tải trên tờ Hy vọng châu Phi vào năm 2005

Tháng 04 năm 2011, báo Yeni Aktuel (Thời đại Mới), một trong những tạp chí lâu đời và phổ biến nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã xuất bản một bài viết rất chi tiết để giới thiệu Pháp Luân Công và phơi bày cuộc đàn áp ở Trung Quốc. Bài báo viết: “Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, là một môn tu luyện cổ truyền của Trung Quốc dựa trên các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, được ông Lý Hồng Chí giới thiệu ra công chúng vào tháng 5 năm 1992. Trong vòng 7 năm, hơn 70 triệu người đã tham gia tập luyện và được hưởng các lợi từ về cả thể chất lẫn tinh thần”. Bài báo cũng đề cập rằng ngày 13 tháng 05 là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, và tất cả các học viên trên toàn thế giới sẽ tổ chức các lễ kỷ niệm.

Một bài báo giới thiệu Pháp Luân Công trên báo Yeni Aktuel (Thời đại Mới), một trong những tạp chí lâu đời và phổ biến nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Một bài báo về Pháp Luân Công trên báo Hurriyet, tờ báo tư nhân lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 27 tháng 06 năm 2011, tờ báo tư nhân lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ – Hurriyet – đã đăng tải một bài viết trên phiên bản báo điện tử có tựa đề “Những người tìm kiếm tự do tu luyện”. Ông Oguz Demir, tác giả của bài viết, đã phỏng vấn một số học viên Pháp Luân Công Thổ Nhĩ Kỳ trước khi viết bài. Bài viết trước hết giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp và bàn về nguyên nhân nó có thể truyền rộng đến hơn 100 quốc gia trên khắp thế giới với hàng triệu người theo luyện tập. Bài báo nhấn mạnh rằng nhiều người tại Thổ Nhĩ Kỳ đã cải thiện sức khỏe và tu dưỡng tâm tính của họ thông qua việc tập luyện Pháp Luân Công. Bài báo miêu tả, cứ đến cuối tuần, trong các công viên của một số thành phố ở Thổ Nhĩ Kỳ, có thể thấy nhiều người đang tập Pháp Luân Công. Bài báo cũng cho biết, để giúp nhiều người hơn nữa ở Thổ Nhĩ Kỳ nhận thức được vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp, năm ngoái, các học viên đã vượt qua rất nhiều can nhiễu và trở ngại để có thể mời đoàn Biểu diễn Nghệ thuật Thần Vận nổi tiếng thế giới tới và trình diễn thành công ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Pháp Luân Công đã truyền rộng đến mọi ngõ ngách trên thế giới một cách thành công. Ngày càng có nhiều các cơ quan thông tin đại chúng đang tích cực đưa tin về Pháp Luân Công, và ngày càng có nhiều người hơn nữa biết được vẻ đẹp của “Chân – Thiện – Nhẫn”.

Hết

Theo minhhue


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc