Home » Thế giới » Nữ phi công Nga hạ 2 máy bay Đức không tốn một viên đạn
Yekaterina Vasylievna Budanova là một trong những phi công nữ xuất sắc nhất của Không quân Liên bang Xô Viết, với thành tích tiêu diệt đến 5 chiếc tiêm kích tấn công Messerschmitt Bf 109 và 6 chiếc oanh tạc cơ Junker Ju-88 của Không quân Phát xít Đức (Luffwaffe) và các trận không chiến lớn nhỏ trên khắp mặt trận phía Tây Liên bang Xô Viết.

Budanova cùng phi công huyền thoại Lydia Litvyak trở thành bộ đôi sát thủ ăn ý nhất trên bầu trời Stalingrad cuối những năm 1942, đầu những năm 1943. Với những kỹ năng bay lượn tuyệt với trên không, bà cùng người bạn thân của mình đã làm nên những huyền thoại vang danh cho đến ngày nay.

(Gửi chị Tiên) Phi công Nga
Yekaterina Vasylievna Budanova trong một ngày cuối tháng 6 tại Stalingrad

Budanova sinh ngày 6-12-1916 trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Konoplanka nằm ở phía Tây nước Nga, ngày nay là bang Smolensk Oblast, Liên bang Nga. Sau khi tốt nghiệp tiểu học với loại giỏi và đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong học tập, bà được cấp học bổng tiếp tục học tại Moskva. Tuy nhiên, sau đó, cha của bà mắc bệnh suy thận và đã qua đời do gia đình không có tiền chữa chạy. Bà đành ở nhà để giúp mẹ kiếm tiến.

Năm 11 tuổi, Budanova bắt đầu công việc giữ trẻ tại một trường mẫu giáo nhỏ trong làng nhưng với số lương quá ít ỏi nên bà đã phải làm vô số nghề khác, từ thợ săn cho đến các việc trong nông trại, thậm chí phải mày mò cả động cơ và máy móc. Năm 13 tuổi, gia đình Budanova chuyển đến Moskva ở cùng với chị gái của bà.

Budanova được đã anh rể mình là sĩ quan của Không quân Xô Viết giới thiệu một công việc trong nhà máy sản xuất và gia công máy bay của Tập đoàn hàng không Tupolev. Bà rất được lòng người sáng lập của Tupolev là Tổng công trình sư Andrei Tupolev và được ông giảng dạy rất nhiều về động cơ máy bay, các thiết bị bay, chính điều này đã khơi lên khao khát được bay lượn trên bầu trời của Budanova.

Sau đó, bà được Andrei giới thiệu vào một câu lạc bộ nhảy dù tại căn cứ không quân Kubinka, bà học rất nhanh và trở thành huấn luyện viên nhảy dù tại đây. Sau một thời gian, Budanova bắt đầu học lái máy bay huấn luyện và các máy bay trình triễn Yakovlev. Năm 1934, bà được cấp giấy phép bay và trở thành một trong những thành viên của phi đội bay trình diễn của Căn cứ quân sự Kubinka.

(Gửi chị Tiên) Phi công Nga
Lydia là bạn thân và cũng là đội trưởng của phi đội bay của Budanova tại Stalingrad

Năm 1941, khi quân Đức tấn công Liên bang Xô Viết, Budanova đã đăng ký tuyển phi công để lên đường ra mặt trận. Bà được phân công vào Phi đội bay 586 gồm 100% là các phi công nữ. Cũng tại đây, bà đã làm bạn với Lydia và cả 2 trở nên rất thân thiết với nhau.

Tháng 5-1942, tình hình chiến sự tại Stalingrad bắt đầu xấu đi khi quân Đức liên tục sử dụng những chiếc Messerschmitt Bf 109 và Junker J-88 oanh tạc và tấn công thành phố, Budanova được điều đến Phi đội đánh chặn 144, bảo vệ bầu trời Starov (một thị trấn nhỏ nằm bên bờ Đông sông Volga).

Nhờ kỹ năng bay rất tốt của bà và các thành viên khác, phi đội của Budanova đã được điều động tới tham chiến tại Stalingrad.

Ngày 10-9-1942, Budanov được điều đến phi đội bay 437 cùng với Lydia Litvyak, Maria Kuzetsova và Raisa Beliaeva. Bốn cô gái đã làm nên những thành tích lẫy lừng trên bầu trời Stalingrad khi liên tục bắn hạ những chiếc Bf 109 bay trên bầu trời nước Nga.

Sau một khoảng thời gian dài tham gia các cuộc không chiến, Budanova và Lydia được khắp nơi nước Nga tung hô là vị cứu tinh bầu trời Stalingrad. Ngày 14-9-1942, bà đã hạ được chiếc Messerschmitt Bf 109 đầu tiên khi bay đội hình phối hợp cùng với Lydia. Hai ngày sau, bà và Lydia đã có một màn biểu diễn tuyệt trời trên bầu trời Stalingrad.

Sáng ngày 16-9-1942, cả 2 nhận được lệnh tấn công một đoàn oanh tạc cơ Junker Ju-88 với khoảng 23 chiếc Bf 109 đi theo hộ tống. Cả 2 đã áp sát địch từ phía Tây thành phố và bắt đầu tấn công đoàn máy bay Ju-88. 4 chiếc Bf 109 tách đội hình bay và lao theo cả 2 chiếc máy bay của Budanov và Lydia. Budanov bay trên một chiếc LaGG-3 còn Lydia bay trên một chiếc Yak-3. 5 chiếc máy bay quần nhau trong hơn 10 phút đầu nhưng vẫn không tài nào hạ được Budanov và Lydia.

Nhờ đó, họ đã tạo điều kiện thuận lợi để các chiếc LaGG-3 và Ilyushin tấn công đoàn Ju-88. 15 phút sau, cả hai bị 2 chiếc Bf 109 đuổi sát sau đuôi và liên tục nã súng, Budanov và Lydia đã thực hiện một cú bay tuyệt với trên không, hạ gục 2 tên Đức mà không cần sử dụng đến một viên đạn. Họ đã sử dụng cách bay Striker chỉ sử dụng cho các buổi bay biểu diễn, cả 2 lao thẳng máy bay vào nhau, khi khoảng cách còn khoảng 200m, Lydia đã quặt chiếc máy bay sang bên trái còn Budanov đã quặt sang phải để đánh lừa 2 tên Đức, chúng đã lao vào nhau và phát nổ ngay sau đó. Màn bay tuyệt vời này đã được ca ngợi rất nhiều và còn được xuất hiện rất nhiều trên phim ảnh.

Từ tháng 10-1942 cho đến tháng 3-1943, Budanov bà Lydia được điều đến phục vụ trong Phi đội bay số 9 là phi đội bay xuất sắc nhất của Không quân Liên bang Xô Viết.

(Gửi chị Tiên) Phi công Nga
Budanova vào ngăm 1939 tại Moskva

Tính đến ngày 21-6-1943, Budanova đã hạ gục được 11 chiếc máy bay của Luffwaffe với 4 chiếc Bf 109 và 7 chiếc Ju-88. Ngày 19-7-1943, cũng là ngày cuối cùng của bà trên chiếc LaGG-3. 9 giờ sáng, Budanova được lệnh bay cùng phi đội cùng với một phi công cấp trên là Inna Pasportnikova tham gia bảo vệ bầu trời thành phố Novokrasnovka, Ukraine. Khi bà đang bay gần khu vực Antracit bang Luhansk Oblast thì bị hạ bởi 1 chiếc Bf 109 bay từ phía sau.

Sau khi trở về căn cứ, Inna kể lại rằng bà đã ra lệnh cho Budanov phải nhảy dù ra ngay lập tức, như Budanova lo sợ rằng chiếc máy bay có thể lao vào nhà dân nên bà đã quyết tâm ở lại và hạ cánh nó xuống mặt đất:

Budanov đã trông thấy 3 chiếc Messerschmitt và lao vào tấn công chúng, một chiếc ngay lập tức bị bắn hạ và nổ ngay trên bầu trời. Trong lúc cô ấy không để ý một chiếc Messerschmitt khác đã tiếp cận từ phía sau và bắn cô ấy rất rát. Chiếc LaGG-3 của Budanov nhanh chóng bốc khói và bắt lửa vào buồng động cơ. Nhưng Budanov không chịu nhảy dù ra ngoài vì sợ rằng chiếc máy bay có thể lao vào nhà dân trong khu vực đó, cô ấy đã điều khiển chiếc máy bay ra xa khu vực dân cư, nhưng không kịp nó lao thẳng xuống đất và phát nổ” – Inna kể lại.

Budanov đã được phong tặng rất nhiều huân chương vì thành tích của mình. Bà được phong quân hàm Đại úy và được phong tặng rất nhiều huân chương của Liên bang Xô Viết và Khối đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ 2.

Tuấn Phong

Theo trí thức trẻ

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc