Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm » Vì sao nhiều người ghét Trung Quốc? (Kỳ 5)

Vì sao Trung Quốc không thể trở thành một siêu cường?

 >>Tiềm lực quân sự Trung Quốc chỉ đáng “vuốt đuôi” Mỹ (Kỳ 1)
>>Quân đội Trung Quốc mới chỉ khuấy động được những vùng biển gần (Kỳ 2)
Hình ảnh Trung Quốc đang bị xấu đi trên quy mô toàn cầu nhưng lý do ở mỗi khu vực lại khác nhau. Hãy xét châu Á như một ví dụ điển hình.
 

Vấn đề niềm tin

Một thập kỷ trước đây Trung Quốc thể hiện mình như một nguồn lực hỗ trợ các nước láng giềng khi đó đang cảm thấy bị phương Tây bỏ rơi trong cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Bằng các chuyến viếng thăm của lãnh đạo cấp cao cùng với những đề xuất hỗ trợ kinh tế, cả trực tiếp và gián tiếp, thông qua các định chế khu vực, Trung Quốc đã sử dụng “quyền lực mềm” một cách khá thành thục trong nửa đầu tiên của thập kỷ trước.

Những hoạt động này đối ngược với việc Mỹ, khi đó dường như đang lãng quên các lợi ích truyền thống tại châu Á.

 

Abner Afuang, cựu thị trưởng một thành phố nhỏ ở Philippines đốt cờ Trung Quốc trong một cuộc biểu tình phản đối nước này.
Abner Afuang, cựu thị trưởng một thành phố nhỏ ở Philippines đốt cờ Trung Quốc trong một cuộc biểu tình phản đối nước này.

 

Tuy nhiên, những tranh chấp lãnh thổ và các hoạt động nghề cá hung hăng hơn ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đã làm “thiện chí” của Trung Quốc bị tiêu tan và khiến nhiều nước trong khu vực quay sang đón nhận vai trò mở rộng hơn của Mỹ ở châu Á để làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc.

Thử hỏi, làm sao người Philippines có thể đổ xô đến Viện Khổng Tử ở Manila để học văn hóa Trung Quốc như Bắc Kinh kỳ vọng khi mà bên ngoài kia họ liên tục có những hành động đe dọa xung quanh bãi cạn Scarborough?

Trung Quốc cũng không thể bắt người Nhật có cảm tình với mình khi những năm gần đây họ thường xuyên dùng các tàu hải giám quấy nhiễu Senkaku/Điếu Ngư. Với câu hỏi “Tại sao Trung Quốc có quá ít bạn như vậy?” và bằng câu trả lời “Trung Quốc đang đối diện với những vấn đề niềm tin trên khắp thế giới”, Joel Brinkley, cựu phóng viên của tờ The New York Times đã đọc vị rất đúng bản chất thực của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế hiện nay.

Thừa “quyền lực cứng”, thiếu “quyền lực mềm”

Joseph S. Nye, giáo sư trường Đại học Harvard và là cha đẻ của thuyết “Quyền lực mềm” lý giải thực tế đáng buồn trên của Trung Quốc theo một góc nhìn khác. Ông cho rằng sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã gia tăng rất đáng kể trong thập kỷ vừa qua và điều này khiến các nước láng giềng phải tìm đến những đồng minh để làm đối trọng với sự trỗi dậy “quyền lực cứng” của Trung Quốc.

Joseph S. Nye lập luận: “Nhưng nếu một quốc gia cũng biết cách gia tăng quyền lực mềm của mình thì láng giềng của họ đâu cần phải tìm đến các liên minh làm đối trọng. Canada và Mexico không cần phải liên minh với Trung Quốc để cân bằng quyền lực với Mỹ như cách các nước châu Á đang hợp tác với Mỹ để làm đối trọng với Trung Quốc”. Tuy nhiên Trung Quốc lại không làm được như vậy.

 

Một tàu Hải giám Trung Quốc di chuyển bên cạnh tàu tuần tra của Nhật Bản gần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư
Một tàu Hải giám Trung Quốc di chuyển bên cạnh tàu tuần tra của Nhật Bản gần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư

 

Henry Kissinger, cựu ngoại trưởng Mỹ và là người từng giữ vai trò đắc lực trong việc thúc đẩy quan hệ Mỹ – Trung những năm 1970 đã đưa ra một lời khuyên chí tình với Trung Quốc: “Bắc Kinh cần phải hiểu những giới hạn của mình khi xác lập các lợi ích trên quy mô toàn cầu, nếu không Trung Quốc sẽ bị các chính phủ khác xa lánh”.

 

 

Theo trithuctre

Chuyên đề: ,

3 ý kiến dành cho “Vì sao nhiều người ghét Trung Quốc? (Kỳ 5)”

  1. Chung cư Kim Văn Kim Lũ CT12 31/12/2013

    Người trung đông quá nên có nhiều kẻ bệnh hoạn, tiếng dữ đồn xa nhiều thì thành ghét thôi

    Reply
  2. Trinh Hiep 28/12/2014

    Tôi thấy dân TQ hầm hồ vô văn hoá hồ đồ. Bản chất nó tại nên xã hội nó. Người Việt Nam hầu như ghét bọn TQ gọi nó là Tàu khựa.

    Reply
  3. hồ sĩ giãng 28/12/2014

    Số-phận “cái lưỡi bò”!
    “Cái lưởi bò” tuy to mà dại.
    Máu Hán-tham tai-hại khôn lường.
    Bắc-triều quen thói bá-vương.
    Ngang-tàng cướp đoạt coi thường năm châu.
    Trung-nam-hải chụm đầu bàn-soạn.
    Phải làm ra súng đạn thật nhiều.
    Ðề ra kế sách “Chơi liều.”
    Không hề nghĩ đến khi diều đứt dây.
    “Chú-con-trời” vung tay quá trán.
    Cứ tưỡng mình nòi Hán là ngon.
    Ngờ đâu một trận sóng cồn.
    Biển Ðông tẫn-liệm vùi chôn bá-quyền.
    Mồm với miệng huyên-thiên liến-láu.
    Trò cối, chày chẵng giấu được ai.
    Lại còn múa-máy chân tay.
    Ðể cho thiên-hạ rõ tài Bắc Kinh.
    (Cả thế-giới đều khinh và ghét.
    Gớm cái trò láo-toét nhận vơ.)
    Hung-hăng đẫy một nước cờ.
    Thế là tai-họa bất-ngờ đến ngay.
    Ðến lúc này ngưng tay đã muộn.
    Việc tiến, lui có muốn được đâu.
    Ðã rơi vào thế đối đầu.
    Mũi lao đã phóng lẽ nào không theo.
    Theo cũng dở, không theo cũng dở.
    Chỉ giận mình để hở cạnh sườn.
    Khi không lại mở chiến-trường.
    Chết vì nước mặn đáng buồn làm sao.
    Thật đáng kiếp mấy anh bố-láo.
    Bị người Phi mời cháo ghân ghà.
    Nuốt vào rồi lại nhả ra.
    Nhả ra không được thì ta nuốt vào.
    (Xưa kia chú Chệt họ Tào.
    Ðã xơi món ấy lẽ nào lại quên.)
    Nước Tàu lớn chớ nên ỹ mạnh.
    Chuộng bạo-cường khó tránh bại vong.
    Người Phi trên dưới một lòng.
    Quyết-tâm đánh bại cuồng-ngông bá-quyền.
    Người Việt Nam cũng nên học tập.
    Giữ nước nhà là lập thân-danh.
    Triệu, Trưng gương sáng rành-rành.
    Ngô Quyền, Nguyễn Huệ rạng danh đời đời.
    Nhục đô-hộ người ơi, nhớ lấy!
    Một ngàn năm chưa thấy hay sao.
    Xưa Tàu nay cũng lại Tàu.
    Miếng mồi Ðại Việt lẽ nào chúng quên.
    Kiếp nô-lệ đừng quên khổ ấy.
    Ông cha ta trải mấy nhục-nhằn.
    Những tên Lục Dận hung-thần.
    Tô Ðịnh, Mả Viện là quân a-tỳ.

    Xin cãm-phục người Phi giữ nước.
    Không ươn-hèn đứng trước quân thù.
    Việc này lưu mãi thiên-thu.
    Mỗi khi nhớ lại Tàu-phù thót tim.
    Luật Tạo-hóa con chim, con thú.
    Cũng có quyền cư-trú yên-lành.
    Những tên đồ-tễ sát-sanh.
    Giết người như thể cắt khoanh thịt bò.
    Công-lý người luôn ghi tội đó.
    Công-lý trời chẳng bõ chẳng quên.
    Cuối-cùng tội ác phải đền.
    Luật nhân-quả ấy vững bền thiên-thu.

    Reply