Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Người dân tỉnh Vân Nam chống lại cảnh sát vì bị tước đoạt đất
Vào ngày 22 tháng Mười, hơn 1,000 người dân tỉnh Vân Nam ở phía Tây Nam Trung Quốc đã đụng độ với cảnh sát, đập tan hơn 30 xe cảnh sát trong cuộc biểu tình chống lại việc chiếm đất của chính quyền địa phương.
dan van nam

Hơn 1,000 người dân ở tỉnh Yunnan đã có cuộc xung đột với cảnh sát vào ngày 22 tháng Mười. (Weibo.com)

Dân làng đã phá hỏng hơn 30 xe cảnh sát và có ít nhất 70 người bị thương trong vụ xô xát bao gồm người dân ở làng Quảng Tế, thị trấn Tấn Thành thuộc thủ phủ tỉnh Côn Minh. Tin tức từ đài phát thanh Free Asia (RFA) cho biết một số cảnh sát cũng bị thương.

Một nhân chứng kể lại với RFA rằng cảnh sát bắn hơi cay trực tiếp vào người dân. Một nhân chứng khác họ Pu nói: “Có hàng chục người bị thương, trong đó 3 hay 4 người bị thương rất nghiêm trọng. Những trường hợp bị nặng nhất bao gồm gãy xương sườn và gãy chân.

Một người dân cho Thời báo Đại Kỷ Nguyên biết, vào ngày 22 tháng Mười: “Có vẻ như tất cả lực lương cảnh sát ở Côn Minh đều được gửi đến đây và thậm chí có cả cảnh sát từ thành phố An Ninh [gần Côn Minh]. Có ít nhất khoảng 1,000 cảnh sát được điều động đến làng Quảng Tế. Đêm nay, cả làng bị cảnh sát bao vây.” 

Tuy nhiên, cơ quan ngôn luận của nhà nước Tân Hoa Xã lại nói “Hiện chưa có báo cáo về thương tích của người dân.” 

Những bài đăng về vụ xô xát trên các trang blog cá nhân và các diễn đàn cũng nhanh chóng bị xóa. 

Một cư dân mạng viết: “Đúng là chính phủ độc ác! Họ huy động cả lực lượng vũ trang để đàn áp nông dân. Thật tàn ác!” 

Cuộc xung đột xảy ra khi chính quyền địa phương bán khoảng 1,300 hécta đất nông nghiệp thuộc 12 xã trong thị trấn Tấn Thành vào tháng Mười Hai năm ngoái. Kế hoạch của họ là xây dựng một khu du lịch trong vùng. Theo người dân địa phương, không hề có tuyên bố chính thức nào về việc mua bán đất cũng như sự đồng ý của người dân. Nông dân rất phẫn nộ về những khoản bồi thường ít ỏi cho quyền sử dụng đất của họ cũng như sự câu kết giữa các quan chức và doanh nghiệp. Họ thật sự lo lắng về tương lai bất ổn của mình khi không còn đất đai. 

Trong gần một năm dân làng đã phản đối việc trưng dụng đất bất hợp pháp và cưỡng chế thu hồi đất, đồng thời kiến nghị lên chính quyền cấp cao. Sự kháng cự của họ đã dấy lên những cuộc xung đột và chạm trán liên tiếp với lực lượng an ninh từ tháng Ba đến tháng Mười, dẫn đến rất nhiều người phải đổ máu và bị bắt giam. 

Một trang web về văn hóa Trung Quốc có địa chỉ www.crossingland.net đã trích dẫn lời của một quan chức địa phương rằng “Cuộc chiếm đất quy mô lớn diễn ra ở Tấn Thành sẽ khiến gần 20,000 nông dân mất đất canh tác, hàng chục nghìn người mất việc, và rất nhiều nông dân rơi vào tình trạng tái nghèo.” 

Hàng triệu nông dân mất đất

Những cuộc biểu tình và xung đột giữa nông dân và quan chức địa phương về việc cưỡng chế tước đoạt đất đã trở thành tình trạng thường xuyên xảy ra ở Trung Quốcc từ những năm 90. 

Theo một bài nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc đương đại của New Zealand, vào giữa những năm 2000, các vấn đề liên quan đến đất đai phát sinh từ việc trưng dụng đất của chính quyền dưới sự thúc đẩy của công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh chóng đã trở thành nguyên nhân chính cho các mối bất bình ở nông thôn. Thống kê chính thức chỉ ra rằng hơn 50,000 vụ tranh chấp đất diễn ra ở 224 thành phố từ năm 2003 đến năm 2008. 

Theo tạp chí The Wall Street, năm 2010 ở Trung Quốc xảy ra khoảng 187,000 “sự cố nghiêm trọng” liên quan đến biểu tình nhóm và đối đầu bạo lực với chính quyền, trong đó khoảng hai phần ba các sự cố là về tranh chấp đất đai ở khu vực nông thôn. 

Đài truyền hình Tân Đường Nhân – một kênh phát sóng độc lập ở New York cho biết một báo cáo năm 2011 của Học viện Khoa học xã hội Trung quốc (CASS) nói Đảng Công sản Trung Quốc đã thất bại trong việc hỗ trợ thích đáng cho nông dân không có đất, và 60% nông dân đã kiến nghị lên chính quyền cấp cao về việc chiếm đoạt đất nông nghiệp. 

Theo cuốn sách Phát triển Xã hội Năm 2013 của tổ chức CASS, số lượng các cuộc biểu tình, kiến nghị, tấn công và nổi loạn ở Trung Quốc hàng năm đã vượt qua 100,000 trong những năm gần đây với khoảng một nửa số vụ việc liên quan đến chiếm đất.

Theo tạp chí China Business Review, một cuộc khảo sát vào năm 2011 được thực hiện bởi Landesa Rural Development Institute cho biết một số nông dân nhận được tiền bồi thường ít hơn 40 lần giá trị thị trường, trong đó chính quyền đã kiếm lợi từ khoản tiền chênh lệch. Khảo sát cho thấy những nông dân bị ảnh hưởng than phiền nhiều nhất về các khoản bồi thường không thích đáng.

Trung Quốc có khoảng 50 triệu nông dân không có đất vì tình trạng tước đoạt đất diễn ra trong suốt ba thập kỷ qua. Theo báo cáo tháng Hai năm 2012 của tạp chí Monthly Review, sẽ có khoảng 60 triệu người có thể mất đất trong hai thập kỷ kế tiếp.

Jinghui Chen

Theo vietdaikynguyen

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc