Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Ba Nhà Lãnh Đạo Đảng TQ Đã Thoái Xuất Khỏi Đảng Như Thế Nào
Trước khi thoái đảng Trung Cộng trở thành một phong trào quần chúng, ba nhà lãnh đạo của đảng đã muốn từ bỏ đảng bằng cách rút lui khỏi nó.
Một người khóc thương Triệu Tử Dương trước chân dung ông ở công viên Victoria, Hong Kong, ngày 19 tháng Một, 2005. Sau vụ thảm sát Thiên An Môn, Triệu Tử Dương đã 2 lần xin rút khỏi Đảng trung cộng nhưng đều bị bác bỏ.

Một người khóc thương Triệu Tử Dương trước chân dung ông ở công viên Victoria, Hong Kong, ngày 19 tháng Một, 2005. Sau vụ thảm sát Thiên An Môn, Triệu Tử Dương đã 2 lần xin rút khỏi Đảng trung cộng nhưng đều bị bác bỏ.

Khi Đại Kỷ Nguyên công bố loạt 9 bài bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) tháng 11/2004, đã đánh thức lòng dũng cảm của người dân. Loạt 9 bài bình luận đã giúp họ thấy rõ hơn bản chất và lịch sử của Đảng, hàng loạt người đã hưởng ứng.

Từ năm 2004 đến nay hơn 154 triệu người đã từ bỏ vai trò là thành viên của Đảng và các tổ chức liên đới. 

Ba cá nhân có cơ hội hiểu về đảng cũng như một vài người khác là nguyên lãnh đạo đảng Hoa Quốc Phong, Triệu Tử Dương và phó chủ tịch Vinh Nghị Nhân. 

Một phần ít được biết đến trong lịch sử đảng là tại sao mỗi người trong số họ, vào lúc cuối đời lại muốn rời khỏi Đảng. 

Triệu Tử Dương

Triệu Tử Dương là thủ tướng, nhà cải cách dưới thời Đặng Tiểu Bình từ 1980-1987 và Tổng Bí Thư- người đứng đầu Đảng 1987-1989 

Ông bị cách chức vào tháng 5-1989 và bị quản thúc tại gia vì đồng cảm với các sinh viên biểu tình tại Thiên An Môn. Ông bị quản thúc tại gia gần 16 năm, cho đến khi qua đời vào tháng 1 năm 2005.

Theo trang web tin tức trực tuyến Khán Trung Quốc (Kan Zhong Guo), một nguồn tiếp cận với các cấp cao nhất của Đảng cho biết Triệu đã hai lần đệ đơn từ chức tới Giang trạch Dân, người kế vị ông 

Giang, người đã ủng hộ cuộc thảm sát Thiên An Môn, và truy bắt những người bất đồng chính kiến sau vụ vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng Sáu năm 1989, chưa bao giờ đáp ứng yêu cầu của Triệu 

Hoa Quốc Phong

hoa quoc phong

Đầu năm 2001, Hoa Quốc Phong đã xin rút khỏi Đảng trung cộng nhưng đã bị từ chối 

Năm 1978 Hoa Quốc Phong là lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ. Ông giữ các chức vụ tổng bí thư của Đảng, Chủ tịch Ủy ban quân sự trung ương, và chủ tịch của Hội đồng Nhà nước. 

Ông cũng được cho là con ngoài giá thú của Mao trạch Đông và nhanh chóng leo lên hàng ngũ của Đảng dưới sự bảo trợ của Mao 

Tạp chí Hong Kong Chengming cho biết vào năm 2001, Hoa , một thành viên của Ủy Ban trung Ương, đã không tham dự Đại hội toàn quốc lần thứ 16 của Đảng. Sau đó, Hoa lần đầu tiên đưa ra yêu cầu rút lui khỏi Đảng 

Trong một cuộc họp báo vào ngày 06 tháng 11 năm 2001 được tổ chức bởi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, một nhà báo Nhật Bản hỏi phát ngôn viên của Bộ Chu Bang Tạo, “Hoa Quốc Phong đã yêu cầu thoái Đảng?” 

Chu trả lời, “ Điều này vượt quá phạm vi quyền hạn của chúng tôi. Không bao giờ trả lời câu hỏi như này trong cuộc họp báo tương lai Bộ Ngoại Giao.” Sự lảng tránh đã khiến các nhà quan sát tin rằng Hoa đã thực sự yêu cầu rút lui 

Năm 2005, một số phương tiện truyền thông báo cáo rằng Hoa đã gửi yêu cầu tương tự cho tổng bí thư Hồ Cẩm Đào. Hoa cáo buộc Đảng phản bội quyền lợi chính đáng của công nhân và nông dân, trong khi đại diện cho lợi ích của quan tham và tư bản 

Theo báo cáo của phương tiện truyền thông, quản lý của Hoa, vệ sĩ, thư ký, tài xế tất cả đều đệ đơn yêu cầu rút lui cùng Hoa 

Vinh Nghị Nhân

vinh

Vinh Nghị Nhân đã gửi một tuyên bố tại tang lễ của mình thể hiện rằng Đảng cộng sản Trung Quốc là vô phương cứu chữa

Vinh Nghị Nhân qua đời vào ngày 26 tháng 10, 2005. Tại đám tang, quan tài của ông được treo một lá cờ của đảng, một nghi thức trang trọng chỉ dành cho thành viên của Ủy ban thường trực bộ chính trị, thành phần cao cấp của Đảng. Nếu ước muốn của Vinh được tôn trọng, Đảng sẽ không bao giờ cho phép tuyên bố ông là thành viên của tổ chức theo cách này 

Theo một báo cáo tháng 11 năm 2005 trên tạp chí Trend của Hong Kong, Vinh xin vào Đảng tới 4 lần để trở thành thành viên. Ba lần đầu tiên bị từ chối vì Đảng cho rằng Vinh có thể giúp ích nhiều hơn cho Đảng khi không là thành viên của đảng

Vinh là một doanh nhân giàu có và cố vấn kinh tế, rất trung thành với đảng. Năm 1978, theo quyết định của Đặng Tiểu Bình mở cửa nền kinh tế, Vinh thành lập tổ chức giúp mang đến vốn đầu tư ban đầu của Phương Tây ở Trung Quốc

Vinh cuối cùng được kết nạp Đảng sau đơn xin thứ tư vào tháng 4 năm 1985 

Sau đó, Vinh yêu cầu thoái đảng 3 lần. Lần đầu tiên hưởng ứng vụ biểu tình Thiên An Môn 4/6/4989. Trước đó ông yêu cầu lãnh đạo Đảng đàm phán với sinh viên 

Thay vì trừng phạt Vinh vì không tuân theo đường lối Đảng, vào năm 1993, ông được bổ nhiệm làm phó chủ tịch Quốc hội

Yêu cầu thoái đảng thứ hai là sau khi tranh cãi với Giang Trạch Dân vào 1996. Trong một cuộc họp Bộ Chính trị, Vinh chỉ trích vấn đề tham những của Đảng, lời nhận xét của ông làm mất lòng Giang

Sau một tranh luận với Giang vào tháng 6/2000. Vinh nộp đơn thoái đảng lần thứ 3

Vào buổi sáng ngày 19 Tháng 11 năm 2005, khi đang hấp hối, ông thực hiên tuyên bố cuối cùng. Ông cho biết đảng đã đánh mất nguyên tắc, nằm ngoài luật pháp, và xa rời dân, theo đuổi tiền, lợi nhuận và không còn hy vọng gì.

Gu Chunqiu

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc