Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Ký ức 25 năm cuộc cách mạng nhung: Hungary

tiep khac

Hàng chục ngàn sinh viên Tiệp Khắc biểu tình đòi đa đảng và chấm dứt chế độ Cộng sản, họ đã được sư hỗ trợ của phong trào bất đồng chính kiến từ đó dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản vào ngày 10 tháng 12, 1989 ở Tiệp Khắc. AFP

Ngày 9/11 năm nay kỷ niệm 25 năm bức tường Berlin sụp đổ. Sự kiện đó trở thành biểu tượng của cuộc cách mạng Đông Âu thành công, xóa đi hệ thống cộng sản tại lục địa này. Nhân dịp này chúng tôi tìm gặp những nhân chứng của của diễn biến lớn lao bậc nhất trong xã hội loài người, để nghe câu chuyện ký ức 25 năm trước của họ. 

Đó là giai điệu dòng Danube xanh, con sông chảy ngang vùng Trung Âu thơ mộng, chảy ngang nước Hungary êm đềm, nơi cách đây đúng một phần tư thế kỷ đã bắt đầu những sự kiện khơi mào cho cuộc cách mạng nhung làm sụp đổ cả hệ thống cộng sản.

Mùa hè năm 1989, hàng trăm ngàn người Đông Đức sang Hungary tìm đường sang Áo và Tây Đức. Trong một hành động mang tính biểu tượng, ngày 27/6/1989 hai Ngoại trưởng Hungary và Áo dùng kềm cắt bỏ hàng rào ngăn cách hai quốc gia.

Ngày 19/8/1989 những tổ chức dân sự Hungary tổ chức một sự kiện tên là Picnic toàn Âu để nói lên nguyện vọng về một châu Âu thống nhất, hàng ngàn người Đức đang tị nạn ở Hungary đã vượt biên giới sang nước Áo.

Anh Nguyễn Hoàng Linh hồi tưởng những ngày tháng lịch sử ấy, khi anh là sinh viên tại thủ đô Budapest:

“Khi cách biên giới khoảng vài cây số thì những người tị nạn Đông Đức đã bỏ hết vật dụng của họ, những người đi bằng xe Traban một loại xe điển hình của Đông Đức thời đó cũng quẳng xe lại ở biên giới, quẳng đồ đạc, thậm chí nhiều người bồng bế con cái, bỏ cả giày dép, đi chân đất tiến về phía biên giới. Phải nói rằng đó là một hình ảnh đối với anh em chúng tôi hết sức là cảm động, phải nói là chấn động.

Cảm xúc rất là đặc biệt, tôi nghĩ là ai ở Hungary thời kỳ đó mà bỏ qua những cái đó thì bỏ qua những ấn tượng rất là lớn trong đời người.”

Những cảm xúc chấn động của các sinh viên người Việt lúc ấy còn kèm theo cả sự ngạc nhiên. Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, hiện là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Đông nam Á ở Hawaii, là sinh viên năm thứ ba tại đại học Bách khoa Budapest vào năm 1989 nhớ lại rằng vừa bước ra khỏi khủng cảnh bao cấp khốn khó của Việt nam, thì Hungary đối với anh đã là một loại thiên đường.

“Thế mà đọc báo thấy giới gọi là trí thức họ nói là tình hình rất khó khăn, chúng ta phải thay đổi rất ghê gớm. Đối với tôi đó là một cái gì rất là khó hiểu, và tôi tò mò để tìm hiểu. Thì mới hiểu rằng họ có những so sánh riêng còn người Việt nam mình nghèo quá thì như vậy đã là tốt rồi. Rõ ràng là họ có sự so sánh, họ muốn chuyển từ chế độ xã hội chủ nghĩa sang tư bản, muốn có một chế độ giống như Áo, giống như Đức để sung sướng, thoãi mái tự do hơn. Bản thân mình lúc đó chỉ là sinh viên thôi thì cũng cảm thấy thích thú với chuyện đó. Mình cảm thấy một dân tộc đang là một đàn cừu, rồi được tự do, được làm những việc lớn, mình cảm thấy thích thú lắm.”Anh Nguyễn Hoàng Linh hồi tưởng những ngày tháng lịch sử ấy, khi anh là sinh viên tại thủ đô Budapest:

“Khi cách biên giới khoảng vài cây số thì những người tị nạn Đông Đức đã bỏ hết vật dụng của họ, những người đi bằng xe Traban một loại xe điển hình của Đông Đức thời đó cũng quẳng xe lại ở biên giới, quẳng đồ đạc, thậm chí nhiều người bồng bế con cái, bỏ cả giày dép, đi chân đất tiến về phía biên giới. Phải nói rằng đó là một hình ảnh đối với anh em chúng tôi hết sức là cảm động, phải nói là chấn động.

Cảm xúc rất là đặc biệt, tôi nghĩ là ai ở Hungary thời kỳ đó mà bỏ qua những cái đó thì bỏ qua những ấn tượng rất là lớn trong đời người.”

Những cảm xúc chấn động của các sinh viên người Việt lúc ấy còn kèm theo cả sự ngạc nhiên. Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, hiện là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Đông nam Á ở Hawaii, là sinh viên năm thứ ba tại đại học Bách khoa Budapest vào năm 1989 nhớ lại rằng vừa bước ra khỏi khủng cảnh bao cấp khốn khó của Việt nam, thì Hungary đối với anh đã là một loại thiên đường.

“Thế mà đọc báo thấy giới gọi là trí thức họ nói là tình hình rất khó khăn, chúng ta phải thay đổi rất ghê gớm. Đối với tôi đó là một cái gì rất là khó hiểu, và tôi tò mò để tìm hiểu. Thì mới hiểu rằng họ có những so sánh riêng còn người Việt nam mình nghèo quá thì như vậy đã là tốt rồi. Rõ ràng là họ có sự so sánh, họ muốn chuyển từ chế độ xã hội chủ nghĩa sang tư bản, muốn có một chế độ giống như Áo, giống như Đức để sung sướng, thoãi mái tự do hơn. Bản thân mình lúc đó chỉ là sinh viên thôi thì cũng cảm thấy thích thú với chuyện đó. Mình cảm thấy một dân tộc đang là một đàn cừu, rồi được tự do, được làm những việc lớn, mình cảm thấy thích thú lắm.”

Hiệu ứng dây chuyền

Chuyển biến chính trị ở Hungary giống như một mồi thuốc châm ngòi cho một phản ứng dây chuyền lan khắp Đông Âu, làm sụp đổ cả hệ thống cộng sản xây dựng dưới bóng quân đội Liên xô từ sau năm 1945. Hơn hai tháng sau khi hàng rào biên giới Áo Hung bị gỡ bỏ, một hàng rào khác mang tính biểu trưng của bức màn sắt và xung đột chiến tranh lạnh bị xóa bỏ, đó là bức tường Berlin ngăn đôi thủ đô nước Đức bị đập tan vào ngày 9/11/1989.

Nhưng tất cả những sự kiện được lịch sử ghi lại chỉ là những dấu mốc, còn quá trình thay đổi ở Hungary đã diễn ra từ lâu, từ năm 1956 khi cuộc nổi dậy của người dân Hungary bị xe tăng Liên xô đàn áp, dẫn đến cái chết của người lãnh đạo cộng sản Hung lúc đó ủng hộ cuộc nổi dậy là ông Imre Nagy.

25 năm sau nhìn lại sự kiện Hungary và Đông Âu, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng cuộc chấn động đó không những ảnh hưởng đến cách suy nghĩ về sự tự do trong tư tưởng, trong văn hóa của những người Việt sống tại Đông Âu mà còn ảnh hưởng đến cả người Việt trong nước nữa

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, hiện là một nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà nội, nói rằng chính ở Hungary, nơi mà ông học tập trước khi cuộc cách mạng 1989 nổ ra, ông đã nhận ra những lỗi không thể sửa chữa được của hệ thống cộng sản:

“Vâng chính xác như vậy. Tức là ở đó, mình có nhiều thông tin hơn do cái sự cởi mở của người ta. Và mình tiếp cận được với những người có ý kiến khác nhau, mình nghe được những chính kiến khác nhau, thì mình phát hiện ra cái hệ thống này không thể phát triển được, không thể tồn tại một cách lâu dài.”

25 năm sau ngày những người cộng sản Hungary thay đổi ý thức, cùng với những người đối lập với họ tháo bỏ bức tường ngăn cách Đông Tây, cộng đồng người Việt tại Hungary vẫn hãy còn là một cộng đồng nhỏ so với các cộng đồng người Việt hải ngoại khác. Nhưng theo anh Nguyễn Hoàng Linh hiện sống và tham gia hoạt động truyền thông của người Việt tại Budapest thì người Việt ở đây đã bắt đầu quan tâm đến đời sống chính trị của quốc gia Hungary.

25 năm sau nhìn lại sự kiện Hungary và Đông Âu, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng cuộc chấn động đó không những ảnh hưởng đến cách suy nghĩ về sự tự do trong tư tưởng, trong văn hóa của những người Việt sống tại Đông Âu mà còn ảnh hưởng đến cả người Việt trong nước nữa.

Kính Hòa

Theo rfa

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc