Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Tưởng Giới Thạch: Anh hùng chống Satan, bảo hộ văn hóa 5.000 năm Trung Hoa

Nhìn lại lịch sử, Tưởng Giới Thạch chính là người bảo vệ nền văn hóa cổ truyền 5.000 của Trung Hoa.

>> Tưởng Giới Thạch làm gì ở Đài Loan khi Trung Quốc bị điên đảo bởi “Cách mạng Văn hóa”?

Tưởng Giới Thạch

Tưởng Giới Thạch có công bảo vệ văn hóa 5.000 năm Trung Hoa trước sự phá hoại của ĐCS Trung Quốc

Tưởng Giới Thạch từng viết trong cuốn sách “Vận mệnh Trung Hoa” rằng: “Lịch sử 5.000 năm của Trung Hoa, được xem là ghi chép vận mệnh chung của tất cả dòng họ. Ghi chép chung này, liên kết tất cả dòng họ hòa hợp thành dân tộc Trung Hoa, càng do dân tộc Trung Hoa, vì cùng chống lại lực lượng ngoại xâm để bảo vệ sự sống còn mà tạo thành lịch sử lâu dài của đất nước Trung Quốc. Bộ lịch sử lâu dài này có nền tảng là các đức tính vốn có của dân tộc Trung Hoa, lại phát dương nền văn hóa cao quý của dân tộc Trung Hoa“.

Vào thế kỷ 17, Lý Tự Thành đã đánh đuổi dân chúng của triều đại nhà Minh, triều đại Mãn Thanh ứng vận làm chủ đất Trung Nguyên. nhà Thanh trải qua ba đời Khang Hi, Ung Chính, Càn Long hưng thịnh, đến thế kỷ 19 bắt đầu suy yếu. Nhân lúc đạo đức người Trung Quốc hạ thấp, nhà nước suy kiệt, các nước phương Tây mạnh lên, văn minh Đông – Tây va chạm, hai lần chiến tranh nha phiến, triều đình nhà Thanh thua cuộc buộc phải nhượng đất cầu hòa.

Năm 1850, nổ ra Thái Bình Thiên Quốc, đánh chiếm gần nửa Trung Quốc, gần như lật đổ Mãn Thanh. Sau đó Thái Bình Thiên Quốc rời khỏi vũ đài lịch sử. Triều đại nhà Thanh đi đến thời kỳ cuối, nội bộ hủ bại cùng với sự xâm lược của ngoại lai đẩy nhanh quá trình bại hoại đạo đức của nhân dân. Nhà Thanh không những diệt vong mà còn phải chịu 50 năm trong cuộc diện nguy hiểm chưa từng có.

Tôn Trung Sơn tạo nên cuộc cách mạng Tân Hợi, kết thúc nhà Thanh. Kế thừa 5.000 năm chính thống của Trung Quốc, kết hợp với tinh túy tư tưởng trong và ngoài nước, Tôn Trung Sơn sáng lập chủ nghĩa Tam Dân; để cứu dân tộc khỏi nạn chiến tranh, thành lập chế độ Cộng hòa, xây dựng quân đội. Trung Hoa được phục hưng, nhưng đường còn dài, trách nhiệm lại nặng nề, cần có người tiếp tục nhiệm vụ này.

Lịch sử đã chú ý đến người lính trẻ tuổi Tưởng Giới Thạch. Ông xuất thân từ tầng lớp áo vải, tư chất thông minh, đọc khắp các kinh thi, biết rõ lịch sử xưa nay, học từ Đông sang Tây; 19 tuổi vào trường Bảo Định Quân, 20 tuổi sang Nhật học tập quân sự. Sau khi cách mạng Tân Hợi nổ ra, ông về nước tham chiến, giành lại được Hàng Châu. Khi chính phủ Dân quốc vừa thành lập, ông thẳng tay trừng trị mọi kẻ phản nghịch. Ông hiến thân đánh dẹp hai lần cách mạng của Viên Thế Khải, lên làm lãnh đạo trưởng của chiến hạm Vĩnh Phong hết mực trung thành bảo vệ Tôn Trung Sơn.

Trí tuệ, lòng kiên nhẫn, bối cảnh phát triển, tầm nhìn xa trông rộng cùng với phẩm chất làm đại sự mà không tranh công của Tưởng Giới Thạch được Tôn Trung Sơn khâm phục và kính trọng. Tưởng Giới Thạch chính là người kế thừa sự nghiệp cách mạng Dân quốc mà không ai có thể thay thế được. Vì để tiêu diệt quân phiệt thống nhất quốc gia, Tôn Trung Sơn giao cho Tưởng Giới Thach xây dựng trường quân đội Hoàng Phố. Sau khi Tôn Trung Sơn chết, Tưởng Giới Thạch tiếp nhận trọng trách. Sau hai năm dẹp loạn phương Bắc thành công, thống nhất Trung Nguyên.

Tưởng Giới Thạch đã chiến đấu anh dũng, lãnh đạo nhân dân đứng lên bảo vệ Trung Hoa, lập kỳ công trên vũ đài lịch sử, thay đổi cuộc diện Trung Quốc, châu Á và thế giới. Tầm nhìn xa trông rộng và sự giác ngộ của ông đã bảo vệ nền văn hóa thần truyền 5.000 năm của Trung Hoa, làm phong phú thêm tinh thần của nhân loại, lưu giữ được các di sản quý báu, không hổ thẹn là người đã khởi động bánh xe lịch sử.

Tuy nhiên, sau thắng lợi của kháng chiến chống Nhật, ĐCS Trung Quốc không tham gia kháng Nhật, đợi khi Quốc dân đảng thắng Nhật, ĐCS mới chống lại quốc dân đảng.

(Xem bài: Chấn động khi Tập Cận Bình ghi nhận công lao kháng nhật của Quốc Dân Đảng)

Có thể nói Tưởng Giới Thạch là một trong những người vĩ đại nhất trong lịch sử mà đã nhận rõ được bản chất của đảng Cộng sản.

Tưởng Giới Thạch đã vạch trần ý đồ của đảng cộng sản là quỷ satan muốn xâm lược và chinh phục Trung Quốc. “Mục đích của chúng không phải là tạo nên một Trung Quốc hòa bình dân chủ, mà là muốn xâm lược và chinh phục Trung Quốc”. “Quyền thế của quỷ Satan không chỉ uy hiếp tính mạng và sự an toàn của bản thân chúng ta, mà còn khiến ta ở trong khủng bố”. “Khi một dân tộc bị quỷ satan khống chế và hủy hoại, tất cả những ai luôn luôn không khuất phục trước ác ma, đứng chung một chỗ, chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc”. (năm 1957)

Satan là ác quỷ trong văn hóa phương tây, ngay chương mở đầu trong “bản tuyên ngôn Đảng cộng sản” năm 1848, Karl Marx viết: “Một bóng ma đang ám ảnh Châu Âu: Bóng ma Chủ nghĩa Cộng sản”. 

Tưởng Giới Thạch đã biết trước ĐCS Trung Quốc sẽ phá hoại nền văn hóa 5.000 năm của Trung Hoa, đảng Cộng sản “muốn làm cho nền văn hóa 5.000 năm cao quý của dân tộc Trung Hoa trở nên tuyệt diệt không còn dấu tích; muốn biến đổi luân lý lấy hòa bình nhân ái làm gốc của Trung Hoa thành đấu tranh ác nghiệt tàn khốc, tham gia vào sự tàn sát trên quốc tế” (quyển 32 thuộc “Tổng tập tư tưởng và phát biểu của Tổng thống Tưởng”).

Tưởng Giới Thạch đã chỉ rõ nhân loại đã dung túng tà ác lan truyền như thế nào: “Con người ta thường vì thất vọng, bi quan, cầu an, tự tư mà làm mất đi lòng tin của mình đối với Thượng Đế, khiến cho ác ma lộng hành, chính nghĩa dần dần mất đi, làm ngơ cho chủ nghĩa phản Thần và duy vật lan khắp thế giới, đến nỗi giữa người với người chỉ còn tồn tại lừa gạt, khủng bố, bạo lực, tàn sát!” (năm 1952).

Tưởng Giới Thạch đã biết rõ chủ nghĩa Cộng sản là phản nhân tính. “Bản chất tà ác của chủ nghĩa Cộng sản vốn nhằm chinh phục nhân tính, để người ta lấy tiền đề tồn tại vì đảng. Làm bất cứ điều gì, Cộng sản toàn trị cũng thành lặp cơ sở đầu tiên là ‘công tác cải tạo nhân tính’ (tẩy não cải tâm) khổng lồ mà tàn khốc, lại đều sa vào cuộc đấu tranh đối kháng với nhân tính vĩnh viễn không có hồi kết”. “ĐCS Trung Quốc đang tự khiêu chiến với một lực lượng to lớn, ấy là sinh mệnh lực của nền văn hóa Trung Hoa kiên cường bất khuất. Văn hóa Trung Hoa là đại biểu cho tính nhân văn tối cao rực rỡ đã trải qua 5.000 năm mà vẫn sáng tỏ, đấy là nền văn hóa hàm dưỡng ôn nhu và súc tích, có nguồn gốc từ nhân tính, dựa vào văn hóa luân lý tốt đẹp, tạo nên một tinh thần tín ngưỡng không thể cải tạo ở mỗi người dân Trung Quốc. Điều này tuyệt đối không thể hòa hợp với bản chất bạo lực, cừu hận và tà ác của chủ nghĩa Cộng sản”. (Tưởng Giới Thạch, “Quyết tâm thực hiện việc phục quốc của chúng tôi đối với phỉ loạn của thế giới – chỉ thị trong Đại hội Đại biểu Toàn quốc”).

Tưởng Giới Thạch đã thấy rõ nguy cơ cho tín ngưỡng trên toàn thế giới: “Tôi cảm giác mấy năm gần đây, khoa học càng phát triển, văn minh vật chất càng tiến bộ, thì đạo đức càng suy đồi, sinh hoạt tinh thần cũng càng nghèo nàn, do ở nhân tâm càng ngày càng trống rỗng, càng cảm thấy đời người không còn ý nghĩa nữa”. “Thiên tính của nhân loại chúng ta thừa hưởng từ tính linh của Thượng Đế, ấy là tinh thần nhân ái, cái tính nhân ái ấy chính là chân lý vốn có của vũ trụ, đấy cũng là ý nghĩa vốn có của sinh mệnh nhân loại, mọi người nên biết cái tính linh từ Thượng Đế ấy tại Trung Quốc chính là ‘thiên tính’, tức là vị tính thiên mệnh”.

Khi nói đến tinh thần và vật chất, Tưởng Giới Thạch nhận định: “Ngày nay điều mà Cộng sản sợ hãi nhất và cũng cừu hận nhất không phải là vật chất khoa học thấy được mà là tinh thần đạo đức không thấy được… Chỉ là lực lượng tinh thần đạo đức, đặc biệt là phương diện tinh thần tôn giáo, có thể nói đó là cái mà chúng không có gì hết, hơn nữa chúng cũng vĩnh viễn không thể có được lực lượng tinh thần vô hạn mà cộng sản không có cũng không thấy được”. (năm 1960).

Vào năm 1972 ông đã dự đoán đảng Cộng sản Liên Xô sẽ giải thể vào năm 1990, còn ĐCS Trung Quốc sẽ giải thể từng bước một (Tưởng Vĩ Quốc trong tác phẩm “Cha tôi – Tưởng Giới Thạch”). 

Tưởng Giới Thạch một lòng bảo hộ cho nền văn hóa cổ truyền 5.000 của Trung Hoa, đưa Đài Loan thoát khỏi tín ngưỡng phản thần, phản đạo đức truyền thống đang cuồng lan.

Còn tiếp…

Chánh Bình

Theo Epoch Times, tinhhoa.net

Bài liên quan:

>> Hài cốt cha mẹ bị vứt có làm Tống Khánh Linh tỉnh ngộ?

>> Nỗi bi ai của Tống Khánh Linh: “Xin đừng chôn tôi bên cạnh mộ chồng tôi, tôi thấy mình không đủ tư cách”

>> “Chủ nghĩa lý lịch” khởi nguồn từ đâu


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc