Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Nền chính trị Trung Quốc hỗn loạn
Ông Fraser Howie giải thích chiến dịch thanh trừng của ông Tập Cận Bình đã khuấy đảo tình hình như thế nào.
Những người giao dịch chứng khoán Trung Quốc trò chuyện trước bảng hiển thị các mã chứng khoán tại một công ty môi giới chứng khoán ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 22/1/2015. (Kevin Frayer / Getty Images)

Những người giao dịch chứng khoán Trung Quốc trò chuyện trước bảng hiển thị các mã chứng khoán tại một công ty môi giới chứng khoán ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 22/1/2015. (Kevin Frayer / Getty Images)

Vào năm 2011, hầu hết mọi người vẫn nghĩ rằng Trung Quốc là quốc gia có khối lượng nợ ít hơn châu Âu hoặc Hoa Kỳ, vì Trung Quốc có mức nợ chính phủ tương đối thấp. Tuy nhiên, suy nghĩ ấy đã thay đổi sau khi cuốn sách Chủ nghĩa Tư bản Đỏ của ông Fraser Howie được công bố. Chủ nghĩa Tư bản Đỏ một trong những cuốn sách đầu tiên tiết lộ về bộ máy nợ bên trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc và những rủi ro của mô hình tăng trưởng đầy nợ của quốc gia này.

Sau sáu năm lưu trú tại Trung Quốc, ông Fraser hiện đang sống tại Singapore và có một số điều muốn chia sẻ với chúng ta về Trung Quốc và nền kinh tế của đất nước này.

Tình hình chính trị ở Trung Quốc hiện nay ra sao?

Câu chuyện chủ đạo ở Trung Quốc xoay quanh ông Tập Cận Bình và chiến dịch chống tham nhũng của ông chỉ nhằm hạ bệ những nhân vật có thế lực và đặt khuôn khổ cho việc loại bỏ phe cánh đối lập. Có người cho rằng ông Tập sẽ tiến hành thúc đẩy một cuộc cải cách trọn vẹn, và rằng ông sắp làm nhiều điều để thực hiện cam kết thứ ba tại Hội nghị Trung ương 3 khóa 18: cạnh tranh kinh tế thị trường đóng vai trò quyết định và nhà nước có vai trò thứ yếu. Hiện nay có rất ít bằng chứng cho thấy điều đó, nó thuộc về hy vọng hơn là có bằng chứng cụ thể.

Ông Tập thể hiện một thái độ chính trị hết sức cứng rắn. Có thể thấy điều đó qua cách xử lý của ông Tập đối với những sự việc diễn ra tại Tây Tạng, Tấn Giang (thuộc miền Nam Trung Quốc, nơi gần đây xảy ra một vụ tranh chấp lao động) hoặc Hồng Kông.

Sự việc tại Hồng Kông được xem như là một chiến thắng của ĐCSTQ khi các đường phố bị chiếm đóng đã được giải tán một cách không khoan nhượng. Tôi cho rằng đó là một thảm họa đối với người dân Hồng Kông, bởi lẽ chính quyền Hồng Kông đã làm mất lòng một lượng lớn dân số và cho thấy rất nhiều vấn đề trong mô hình “một quốc gia, hai chế độ”.

Vậy mà ông Tập lại làm những gì? Cùng tuần diễn ra các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, ông quay qua nói với Đài Loan rằng cách duy nhất để thống nhất với Đài Loan là thông qua chính sách “một quốc gia, hai chế độ”— đây là điều mà người Đài Loan chẳng hề muốn.

Thái độ chính trị cứng rắn của ông Tập thể hiện ở khắp mọi nơi trên đất nước Trung Quốc. 

Ông Fraser Howie, Tác giả cuốn sách Chủ nghĩa Tư bản Đỏ

Ở trong hoàn cảnh ông Tập Cận Bình, có vẻ như ông ta đang cố hết sức khiến người ta phải nổi giận, dù đó là người Nhật, người Việt, người Philippines hay người Mã Lai.

Trung Quốc đang làm mọi cách để người ta phải nổi giận và lo lắng. Điều đó không giống với một quốc gia vững bền, có sức hấp dẫn đối với các quốc gia khác.

Có thể dự đoán những gì?

Về khía cạnh chính trị, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Một cuộc nội chiến chính trị quyết liệt hiện đang diễn ra ở Trung Quốc. Nó không đi kèm với súng đạn— ít ra là chúng ta không nhìn thấy và rõ ràng là người ta không bị lôi ra bắn giết ngoài đường, mặc dù có những người bị xử tử sau các cuộc thanh trừng tham nhũng. Nhưng có một cuộc nội chiến đang diễn ra trong nội bộ Đảng. Còn quá sớm để khẳng định rằng nó sẽ diễn ra như thế nào.

Một cuộc nội chiến chính trị quyết liệt hiện đang diễn ra ở Trung Quốc. 

Ông Fraser Howie, Tác giả cuốn sách Chủ nghĩa Tư bản Đỏ

Tất cả là về vấn đề quyền lực, kiểm soát và phe phái. Điều thực sự đáng sợ ở ông Tập là sự cuồng tín của ông ấy đối với chế độ. Ông thực sự tin rằng Đảng Cộng sản, chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng của Mao Trạch Đông là giải pháp cho vấn đề của Trung Quốc, còn tôi thì cho rằng chắc chắn không phải vậy.

Ai đang đấu lại ai?

Tôi nghĩ rằng điều này không rõ ràng. Ông Tập là người nắm trọng trách nhưng ông ta đã gây mất lòng rất nhiều cơ cấu quyền lực, ví dụ như những người xung quanh ông Chu Vĩnh Khang. Tôi không có ý định bào chữa cho bất kỳ ai trong số họ. Đây giống như một cuộc chiến Mafia nhằm giành quyền thống trị. Không có phe nhóm nào trong số này là tốt đẹp cả. Ông Tập đã hạ bệ mạng lưới của ông Chu Vĩnh Khang. Hiện nay có những dấu hiệu cho thấy ông ta đang nhắm vào ông Giang Trạch Dân và các phe phái tại Thượng Hải.

Điều này diễn ra như thế nào? Chính trị ở Trung Quốc ít có tính minh bạch. Đây không phải là Westminster hay Washington, những nơi mà người ta có thể hiểu khá rõ về tình hình. Ở Trung Quốc có một điều rất mập mờ rằng: Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trung thành đến mức độ nào, họ trung thành với ai? Chúng ta thấy các phát biểu của ông Tập khẳng định rằng PLA phải trung thành với Đảng. Liệu có đúng như vậy không?

Nhiều phe cánh đã trở nên rất giàu có và thành công trong việc thâu tóm quyền lực và kiếm tiền. Họ đã rất thành công trong vài năm qua. Họ cho rằng, “Tại sao tôi lại muốn thay đổi, tại sao tôi lại ở trong tầm ngắm, tôi muốn đưa gia đình ra nước ngoài.” Mục tiêu luôn là về vấn đề quyền lực.

Ông nghĩ gì về ông Tập?

Nhiều người đang đứng về phía ông Tập vì hiện nay ông ta đang nắm lợi thế, nhưng điều này có thể dễ dàng thay đổi. Tình thế liệu có biến động không nếu nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, liệu có biến động không nếu xảy ra đụng độ quân sự? Tình hình hiện nay tại Trung Quốc rất nhạy cảm và có thể chuyển biến theo nhiều hướng khác nhau.

Mười năm trước, Trung Quốc tương đối dễ hiểu vì nước này chỉ theo một đường hướng. Ông Tập quả thật đã khuấy đảo toàn bộ tình thế.

Ví dụ?

Hãy xét đến lĩnh vực tiêu thụ hàng xa xỉ. Nhiều người cho rằng “Trung Quốc sẽ là xu thế mới cho các hàng hóa sang trọng”. Cuộc trấn áp tham nhũng diễn ra và toàn bộ hoạt động buôn bán hàng hóa sang trọng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể thấy điều này tại Macao.

Khi lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa xa xỉ đang khởi sắc, không ai ngờ rằng 20% sức mua có liên quan đến hoạt động tham nhũng.

Năm năm trước, không ai nói về tham nhũng, nhưng lúc đó rõ ràng ở đâu cũng có tham nhũng. Hiện nay họ lại nói rằng chính cuộc trấn áp tham nhũng đã gây ra sự sụt giảm trong doanh số bán hàng, cứ như thể cách đây 5 năm thì không ai biết gì về tham nhũng.

Trước đây người ta có thể mua chuộc nhau bằng cách mua cho nhau một chiếc đồng hồ. Hiện nay trong thế giới tham nhũng, chẳng lẽ lại hối lộ người ta bằng đồng hồ? Hiện nay, ai mà chả có đồng hồ.

Tôi không rõ điều gì đang xảy ra trong thế giới tham nhũng. Bởi vì các yếu tố nuôi dưỡng nạn tham nhũng là: Sự thống trị của một đảng, quản lý tùy tiện, thiếu trách nhiệm, thiếu minh bạch. Tất cả những vấn đề đó vẫn còn tồn tại nguyên như vậy. Hiện nay nhiều vấn đề vẫn lệ thuộc vào các mối quan hệ; vào sự phê duyệt của một cá nhân hay một thị trưởng. Làm sao có thể đẩy lùi nạn tham nhũng được?

Nếu ông Tập tiếp tục duy trì cuộc trấn áp, người ta sẽ không dám phê duyệt bất cứ điều gì vì sợ bị liên lụy về tham nhũng. Trung Quốc cần có một hệ thống tốt hơn về vấn đề trách nhiệm và minh bạch. Nhưng chúng ta lại không thấy được điều này. Ông Tập không hề thể hiện được rằng ông ta đang thay đổi mô hình này.

Ông Fraser Howie là tác giả của ba cuốn sách về hệ thống tài chính của Trung Quốc, bao gồm “Chủ nghĩa Tư bản Đỏ”, một cuốn sách được tạp chí The Economist bình bầu là Cuốn sách của Năm 2011. Trong suốt 20 năm, ông đã giao dịch, phân tích và viết về các thị trường Châu Á. Trong thời gian đó, ông đã làm việc tại Hồng Kông, Bắc Kinh và Singapore cho các công ty như Bankers Trust, Morgan Stanley, CICC và CLSA.

Nội dung cuộc phỏng vấn đã được chỉnh sửa cho ngắn gọn và rõ ràng.

Valentin Schmid

Theo vietdaikynguyen

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc