Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Nếu bị thương ở Trung Quốc, bạn cần cẩn trọng khi gọi xe cứu thương

Dãy xe cứu thương tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Dịch vụ xe cứu thương giả đã xuất hiện ở Trung Quốc trong vài năm gần đây, gây nhầm lẫn và gây nguy hiểm cho bệnh nhân (ảnh: ambulance-photos.com)

Bà Hoàng, một người dân Trung Quốc ngụ ở thành phố Ôn Châu, đã quay số “120” (đường dây nóng cấp cứu) để gọi xe cứu thương vì chồng bà cần được chuyển đến một bệnh viện khác.

Đúng là chiếc xe đã đến, nhưng nó không phải là xe cứu thương thật. Thay vào đó, nó là một chiếc xe chưa được cấp phép, người vận hành xe thì giả mạo; nói đúng hơn thì đó là một chiếc xe tải ngụy trang khéo như xe cứu thương.

Trên đường đến bệnh viện khác, người chồng gần như ngạt thở đến chết, còn máy thở gần như bị vỡ. Ông cũng bị mất nhiều máu vì các nhân viên y tế chăm sóc cho ông không được đào tạo bài bản.

Một bản tin vào tháng Một của tờ Nhân Dân Nhật Báo (cơ quan ngôn luận của nhà nước) dẫn lời ông Tang Kai – Giám đốc quản lý xe vận chuyển tại một bệnh viện ở tỉnh Tân Cương: “Với những chiếc xe có còi và logo chữ thập đỏ, những người dân bình thường không thể phân biệt được đây là xe cứu thương giả”.

Câu chuyện nổi lên từ đó và đã làm sáng tỏ những gì đang diễn ra : những xe cứu thương không có giấy phép đang cạnh tranh với những xe cứu thương thật để kiếm lợi, những người làm việc cho đường dây nóng “120” đã bán các thông tin từ cuộc gọi khẩn cấp để kiếm tiền lại quả. Số tiền này chiếm khoảng 20% chi phí cho xe cứu thương, theo cổng thông tin điện tử nổi tiếng Sina Weibo.

Theo bài báo, 7 người bị phát hiện đã bán thông tin cho những người vận hành xe cứu thương giả mạo và kiếm được hàng ngàn nhân dân tệ (NDT) từ việc này trước khi họ bị chính quyền thành phố buộc tội.

Bộ máy quan liêu

Theo một bài báo của Nhân dân Nhật báo vào tháng 4 năm 2012, vấn đề cốt lõi nằm ở sự quản lý giấy phép dành cho xe cứu thương, một nhóm nhân viên của các cơ quan quản lý cũng dính líu đến chuyện này.

Cục Y tế quản lý kỹ thuật viên cấp cứu y tế, Cục An ninh công cộng và Vận chuyển thiết lập các điều lệ về sửa đổi xe, Cục Định giá xây dựng quy định về giá, Văn phòng Công thương xử lý hành vi gian lận thương mại. Tuy nhiên, khi vấn đề thực sự xảy ra (ví dụ như xe cứu thương giả đón bệnh nhân) và liên quan đến cả bốn Cục thì dường như chẳng có cơ quan nào chịu trách nhiệm.

Theo tờ Nhân dân Nhật báo, vấn đề này đã gây nhức nhối cho hệ thống cấp cứu trong vài năm trở lại đây.

Mặc dù trường hợp xấu nhất là xe cứu thương không có giấy phép, nhưng cũng có các trường hợp người dân phải nhận chi phí cắt cổ từ những người vận hành xe cấp cứu.

Hóa đơn giá cực cao

Vào ngày 21 tháng 2, ông Pang – một người dân ở thành phố Tân Phố tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc, đã gọi số “120” sau khi ông đâm phải một chiếc xe khác khiến cháu trai 2 tuổi của ông bị thương nặng.

Theo tờ Tin chiều Trường Giang, khi bệnh viện địa phương không thể điều trị được vết thương của cháu bé, một chiếc xe cứu thương từ Nam Kinh (thành phố lớn tỉnh Giang Tô) đưa họ đến bệnh viên Trung ương của Tổng chỉ huy Quân Sự Nam Kinh.

Gia đình ông Pang bị yêu cầu thanh toán hóa đơn có giá 3600 NDT (khoảng 574 USD) khi đến bệnh viện, nhưng biên lai gia đình ông nhận được lại có mệnh giá 1600 NDT ( khoảng 255 USD). Cuối cùng, các nhân viên cấp cứu đã xuất một biên lai khác giá trị 3600 NDT nhưng nó lại là một tờ giấy nhìn không giống như mẫu biên lai chính thức.

Gia đình ông không bao giờ biết được ai là người đã bỏ túi 2000 NDT.

 

 

Theo vietdaikynguyen

Chuyên đề:

01 ý kiến dành cho “Nếu bị thương ở Trung Quốc, bạn cần cẩn trọng khi gọi xe cứu thương”

  1. SON THAI 15/03/2015

    Vụ xe cứu thương giả ở VN có đầy chứ nói chi tới TQ cho xa xôi

    Reply

Ý kiến bạn đọc