Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Kế hoạch TQ: Bốn sân bay khống chế toàn bộ vùng trời, vùng biển VN
Thời gian gần đây báo chí trong và ngoài nước đều đưa tin Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trái phép tại đảo đang tranh chấp, cụ thể là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Vậy Trung Quốc xây căn cứ quân sự nơi đây để làm gì? Đó là nằm trong kế hoạch thâm độc của Trung Quốc hình thành 4 sân , 3 căn cứ hải quân nhằm khống chế toàn bộ vùng trời và vùng biển của Việt Nam.

1/ Ba căn cứ hải quân kiểm soát toàn bộ biển đông

Ba căn cứ này nằm ở đảo Hải Nam, đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Đảo Hải Nam

ban do 1

Nhìn bản đồ có thể thấy đảo Hải Nam của Trung Quốc nằm rất gần đất liền của Việt Nam, chiếm 2,2 triệu km2 hải phận kinh tế, tức gấp 6,6 lần diện tích đất liền của Việt Nam (331.698 km2), gấp 4 lần hải phận kinh tế của Việt Nam.

Gần đây Trung Quốc đã củng cố hoàn tất căn cứ hải quân Longpo trên Vịnh Á Long (gần mũi phía Đông Nam của đảo Hải Nam). Căn cứ này có sự hiện diện của tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tấn công vào đất liền, tàu chiến. Cơ sở Ngọc Lâm của căn cứ Longpo được được xây dựng để cho các loại tàu ngầm khác. Căn cứ hải quân này đủ chứa cho cả một hạm đội lẫn tàu sân bay hùng mạnh.

Đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa), quần đảo Trường Sa

Trung Quốc đang hoàn thiện các công trình cảng biển nơi đây để phục vụ cho các tàu hải quân cỡ lớn, kể cả tàu khu trục (loại tàu mang đầy đủ các tên lửa chống hạm, chống ngầm, đối không, đối đất).

Ba căn cứ hải quân này sẽ khống chế toàn bộ vùng biển đông của Việt Nam, căn cứ ở đảo Hải Nam khống chế vùng biển phía bắc Việt Nam, căn cứ đảo Phú Lâm khống chế vùng biển miền trung, căn cứ trên quần đảo Trường Sa khống chế vùng biển phía nam

2/ Bốn sân bay khống chế vùng trời Việt Nam

Sân bay đảo Hải Nam

Sân bay tại đảo Hải Nam đã được hoàn thành và đưa vào hoạt động từ lâu, nơi đây tập trung một lượng lớn máy bay chiến đấu của sư đoàn 9 không quân Trung Quốc.

san bay 1

Máy bay chiến đấu JH-7A của sư đoàn 9 lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc triển khai ở hướng Biển Đông, trên đảo Hải Nam. Ảnh Báo Giáo dục

may bay

Trung Quốc được cho là đã triển khai 24 máy bay chiến đấu J-11B ở đảo Hải Nam – lãnh thổ cực nam của Trung Quốc – hướng Trung Quốc đòi bành trướng lãnh thổ ở Biển Đông

Sân bay đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa)

Sau khi hoàn tất việc xây dựng sân bay trên đảo Phú Lâm, Trung Quốc đã ngang nhiên công bố hình ảnh sân bay này trên đảo Phú Lâm.

 san bay phu lam

Ảnh Xinhua

Ban đầu Trung Quốc công bố đường băng dà 2.000m, nhưng nay qua đầu tư đã nâng chiều dài lên đến 2.800m.

Sân bay nơi đây cho phép Trung Quốc kiểm soát hầu hết vùng không phận trên biển đông mà Trung Quốc xác nhận là chủ quyền. Hầu hết các loại máy bay Trung Quốc có thể hoạt động trên đường băng này.

Khoảng cách từ sân bay Phú Lâm đến Đà nẵng chỉ 390 km, thời gian bay chưa tới 30 phút.

ban do 2

Máy bay Trung Quốc từ sân bay Phú Lâm đến Đà Nẵng mất chưa tới 30 phút. Ảnh songmoi

Sân bay Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam)

san bay gac ma 2

Hình ảnh máy tính “đảo” Gạc Ma của Viện nghiên cứu & Thiết kế số 9 trực thuộc Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC).

Sân bay trên đảo Gạc Ma có thể chứa các loại máy bay J11, J16, bán kính hoạt động của loại máy bay này là 1.600km

Từ sân bay Gạc Ma đến TPHCM chỉ 800km, thời gian bay khoảng 50 phút. Sau khi hoàn tất sân bay Gạc Ma, Trung Quốc tiếp tục xây dựng sân bay ở đảo Chữ Thập.

Sân bay Phú Quốc

Hiện đã có kế hoạch chuyển nhượng quyền khai thác và quản lý sân bay Phú Quốc nhằm có nguồn để đầu tư phát triển sân bay Long Thành. Kế hoạch này đã được Bộ GTVT trình lên Bộ Chính trị.

Như vậy nếu dự án này được thông qua, sẽ có nhiều nhà đầu tư trong ngoài nước đăng ký khai thác sân bay Phú Quốc, nếu nhìn vào con số các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu hầu hết các dự án tại Việt Nam, thì khả năng nhà đầu tư Trung Quốc được khai thác sân bay này là rất lớn.

Các dự án nằm ở vị trí quân sự trọng yếu đều đã về tay nhà thầu Trung Quốc,thời gian thuê đất 50 – 70 năm, như dự án khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), khai thác Bô xít ở Tây nguyên.

Nếu dự án khai thác sân bay Long Thành được thông qua, các nhà đầu tư Trung Quốc không bỏ qua cơ hội nhằm có quyền khai thác và quản lý sân bay Phú Quốc, và nếu điều này xảy ra Trung Quốc sẽ có tối bốn sân bay hình thành một tứ giác khống chế vùng trời và vùng biển của Việt Nam.

bon san bay TQ 2

Và nếu có một cuộc xung đột trên đất liền, Trung Quốc sẽ dễ dàng có được sự hỗ trợ từ không quân và hải quân.

Về phía Việt Nam, tháng 4/2015, Tổng Bí thư Nguyển Phú Trọng đã sang thăm Trung Quốc và khẳng định quan hệ Việt Trung trước sau như một “đời đời bền vững”.

viet trung

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn


5 ý kiến dành cho “Kế hoạch TQ: Bốn sân bay khống chế toàn bộ vùng trời, vùng biển VN”

  1. nguyen thi tuyet hanh 18/04/2015

    Khong con nuoc mat de ma khoc cho noi dau nay nua

    Reply
    • thong 19/04/2015

      Nhục nhã khi phải chui gầm giường trốn bom,tên lửa….chết chắc

      Reply
  2. phúc vĩnh 03/05/2015

    Lũ Tàu cộng hán gian và Việt gian bán nước đang hoàn thiện việc bán nước. Lũ này rồi sec bị nhân dân lôi từ cống lên … chọc tiết

    Reply
  3. nguyen thi mai xuan 17/11/2015

    Cau tac trung quoc ma trung thau, viet nam chet khong co cho de tron luon ,nhin thay tu phu lam ,gac ma , hai nam , phu quoc neu bon chung trung thau nhin la biet kho ma giu vung dat nuoc .Chac phai lam no le cho may con cho khon kiep nay ,oi dau long! Cau troi dung ban san bay phu quoc , ban no co nghia la dung lanh tho cho ke thu
    toi mong rang hay giu san bay do lai cho trong nuoc dau thau la hay hon nuoc ngoai

    Reply
  4. Lan Thành 22/11/2015

    Trong lịch sử, chưa bao giờ đất nước Việt Nam có tình cảnh tồi tệ như hiện nay (dưới sự lãnh đạo của bọn ‘đỉnh cao trí tuệ’).

    Reply

Ý kiến bạn đọc