Home » Thế giới » Úc gửi chiến hạm đối phó Trung Quốc
Cùng với đồng minh là Mỹ, Úc muốn góp thêm sức mạnh đối phó Trung Quốc.
Tàu chiến HMAS Leeuwin của Úc trong sự kiện International Fleet Review 2013 ở Sydney vào ngày 5 tháng 10, năm 2013. Úc đang xem xét gửi tàu hải quân đến giúp đối đầu lại tuyên bố chủ quyền của chính quyền Trung Quốc tại Biển Đông. (Saeed Khan / AFP / Getty Images)

Tàu chiến HMAS Leeuwin của Úc trong sự kiện International Fleet Review 2013 ở Sydney vào ngày 5 tháng 10, năm 2013. Úc đang xem xét gửi tàu hải quân đến giúp đối đầu lại tuyên bố chủ quyền của chính quyền Trung Quốc tại Biển Đông. (Saeed Khan / AFP / Getty Images)

Úc có thể gửi những máy bay quân sự và chiến thuyền để giúp Hoa Kỳ đối đầu lại tuyên bố chủ quyền trên biển Đông của Trung Quốc. Việc đẩy mạnh quân sự được khuyến nghị bởi chủ tịch ban cố vấn chính phủ về Sách Trắng Quốc Phòng hàng năm của thủ tướng Úc.

Những khuyến nghị từ ông Jennings phản ánh chiến lược chiến tranh với Trung Quốc, điều đã được bao gồm trong một chương bí mật nằm trong Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 của Úc. Chi tiết chương này được tiết lộ trong một cuốn sách xuất bản năm 2012 bởi nhà báo người Úc David Uren, “ Vương quốc và con mồi: Trung Quốc, Úc, nỗi sợ và sự tham lam” (The Kingdom and the Quarry: China, Australia, Fear and Greed).

Chương bí mật vạch ra chiến lược quân sự của Trung Quốc cho vùng phía Tây Thái Bình Dương. Nó trình bày chi tiết kịch bản Trung Quốc có thể khởi động một cuộc tấn công phủ đầu chống lại Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc. Cuộc tấn công bao gồm, theo cuốn sách, các cuộc tấn công không gian mạng và tên lửa để làm mù hệ thống giám sát và liên lạc, và theo sau là tên lửa tấn công chiến thuyền và căn cứ quân sự của Hoa Kỳ.

Để đáp lại những mối đe dọa được đồn thổi, Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 khuyên Úc nên hợp tác với Hoa Kỳ để chống lại “ chiến lược chống tiếp cận” của Trung Quốc nhằm kiểm soát toàn bộ biển Đông và Biển Hoa Đông.

Uren viết chương “ Tập trung vào khả năng tác chiến không quân và hải quân sát cánh cùng Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc. Điều này giả định sẽ ngăn chặn từ xa mong muốn kiểm soát ­tuyến đường và ngăn chặn dòng vận chuyển tài nguyên thiên nhiên mà bộ máy công nghiệp của Trung Quốc phụ thuộc”

Úc sẽ hỗ trợ Hoa Kỳ, Uren viết, bằng cách chặn tuyến đường thông thương bằng các tàu ngầm của Úc.

Khuyến nghị mới nghe có vẻ quen thuộc với chiến lược được tiết lộ năm 2009. Theo tờ The Sydney Morning Herald, Jennings đề xuất rằng Úc gửi máy bay chiến đấu và tàu chiến đến biển Đông, để ngăn chặn Trung Quốc kiểm soát tuyến đường giao thương quan trọng này.

Tàu hải quân Úc đang tiếp tế  cho một tàu Hải quân Hoa Kỳ ở miền Nam Ấn Độ Dương, trong cuộc tìm kiếm chiếc máy bay MH370 của Malaysia Airlines, vào ngày 12 tháng 4, 2014. (LSIS James Whittle /  Bộ Quốc phòng Australia thông trên Getty Images)

Tàu hải quân Úc đang tiếp tế  cho một tàu Hải quân Hoa Kỳ ở miền Nam Ấn Độ Dương, trong cuộc tìm kiếm chiếc máy bay MH370 của Malaysia Airlines, vào ngày 12 tháng 4, 2014. (LSIS James Whittle /  Bộ Quốc phòng Australia thông trên Getty Images)

Hoa Kỳ gần đây tuyên bố sẽ gửi chiến thuyền và máy bay chiến đấu  đến khu vực trong bán kính 12 hải lý tính từ những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc ở biển Đông. Những quốc gia bao gồm Việt Nam, Malaysia và Philippines  lo lắng khi Trung Quốc bắt đầu thực thi vành đai phòng thủ xung quanh những hòn đảo nhân tạo, tương tự khu vực phòng không ở biển Hoa Đông.

Những bình luận của  của Jennings xuất hiện đúng lúc có những tin đồn gây tranh cãi ở Úc rằng Hoa Kỳ sẽ bổ sung thêm không lực ở Úc, bao gồm máy bay ném bom B-1 và máy bay do thám.

Tờ Sydney Morning Herald cho biết, theo Jennings, Mỹ sẽ phải “đâm thủng những tuyên bố của Trung Quốc” bằng cách gửi tàu và máy bay qua vùng biển và vùng trời mà chính quyền Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, và rằng “Australia sẽ cần phải làm theo.”

“Bước tiếp theo sau khi khẳng định vị thế của chúng ta là việc biểu dương sức mạnh đơn giản bằng việc cho thuyển đi qua vùng viển và vùng trời ( được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền)”, Jennings nói, theo tờ Sydney Morning Herald.

“Nếu chúng ta nghiêm túc với khẳng định này thì chúng ta sẽ phải thực hiện, ở một giai đoạn nào đó”, ông nói.

Joshua Philipp

Theo vietdaikynguyen

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc