Home » Thế giới » Các ‘thái tử đảng’ hậu thuẫn Tập Cận Bình
‘Thái tử đang’ là ý chỉ về tầng lớp con ông cháu cha của những lãnh đạo hàng đầu của ĐCS Trung Quốc từ xưa đến nay.
(Từ trái sang) Ông Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân tại Bắc Kinh ngày 30/9/2014 (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

(Từ trái sang) Ông Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân tại Bắc Kinh ngày 30/9/2014 (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

Tầng lớp quý tộc của Đảng Cộng sản Trung Quốc hậu thuẫn Tập Cận Bình

Phân tích tin tức

Trong hai thập kỷ qua, các “thái tử đảng” Trung Quốc – hậu duệ của các trưởng bối lỗi lạc của Đảng Cộng sản Trung Quốc – ngoại trừ hai trường hợp ngoại lệ nổi tiếng, thì tất cả họ đều lặng tiếng trước nhiều vấn đề chính trị hiện hữu.

Nhưng trong một năm rưỡi qua, các thành viên của cái gọi là thành phần “Quý tộc Đỏ” đã nhiều lần tuyên bố công khai ủng hộ cho một vấn đề – đó là chiến dịch chống tham nhũng của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tại một cuộc họp của những người con của cách mạng vào tháng 2 năm 2014, Hồ Mẫu Anh, con gái của nhà tuyên truyền đảng Hồ Kiều Mộc, đã ca ngợi ông Tập vì “những hành động đáng kể” để loại bỏ “hổ và ruồi” – thuật ngữ chính thức chỉ những quan chức tham nhũng –  và loại bỏ “các xu hướng ác tính đang thâm nhập” Đảng. Hồ Mẫu Anh lại một lần nữa ca ngợi các nỗ lực chống tham nhũng vào dịp Tết năm nay.

Vài ngày sau khi tướng Từ Tài Hậu bị sa thải vào tháng 6 năm ngoái, Đại Thanh, con gái của cựu nguyên soái Trung Quốc Diệp Kiếm Anh, nói với đài Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) là ông Từ có thể đã bán các vị trí trọng quân đội do được cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân giật sợi dây chính trị trong thời gian người kế nhiệm ông ta là ông Hồ Cẩm Đào tại nhiệm.

Còn Trần Vĩ Lợi, con gái của Trần Vân, một nguyên lão có ảnh hưởng của Đảng, người từng ủng hộ Giang kế vị vai trò tối cao trong đảng từ Đặng Tiểu Bình, nói vào tháng 6 rằng tất cả mọi người nên “ủng hộ triệt để các chiến dịch chống tham nhũng hiện nay” và quyền lực của các quan chức tham nhũng của đảng “phải được xem xét lại.”

Bằng cách ủng hộ chiến dịch thanh lọc bộ máy Đảng của ông Tập, các “thái tử đảng”, trong thực tế, đang nhắm vào người đàn ông đằng sau mạng lưới chính trị đang bị triệt phá – Giang Trạch Dân.

Vì Giang lên nắm quyền do có sự ủng hộ của các vị nguyên lão Đảng, tại sao và làm thế nào ông ta lại tự xa rời đám con cái của những bậc cha chú kia của mình?

Kế hoạch kế vị thành công

Trong những năm 1980, chính quyền của Đặng Tiểu Bình quyết định rằng Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, và các thế hệ quan chức của Đảng không xuất thân từ thế hệ cách mạng sẽ là những người coi sóc Đảng vì thế hệ “Quý tộc đỏ” vẫn còn tương đối trẻ: Bạc Hy Lai, Tập Cận Bình, và Lưu Nguyên đang ở độ tuổi 30, và còn thiếu kinh nghiệm.

Các “thái tử đảng” luôn luôn cảm thấy rằng chìa khóa để nắm chính quyền là quyền thừa kế triều đại của họ thông qua việc “nối ngôi vua”. Giang thậm chí đã hứa với Đặng rằng thế hệ “tinh hoa bình dân” của ông sẽ trao quyền lãnh đạo lại cho các “thái tử đảng” vào một thời điểm thích hợp.

Nhưng Giang không bao giờ nhường quyền, có thể vì sợ rằng bản thân sẽ bị mất vai trò quan trọng nếu quá khứ mờ ám của ông ta bị phơi bày. Giang tuyên bố thuộc dòng dõi cách mạng vì ông ta là con nuôi của một người chú, một liệt sĩ của Đảng Cộng sản – Giang Thượng Thanh; mặc dù người cha thực Giang Thế Tuấn của Giang Trạch Dân, trên thực tế, làm việc cho người Nhật trong thời gian Nhật chiếm đóng Trung Quốc.

Từ đó, Giang đã đặt các tay chân thân tín thuộc “giới tinh hoa bình dân” của ông ta – các quan chức vừa bị thanh trừng gần đây: Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch, và Tô Vinh – vào các vị trí chủ chốt, trong khi ngăn chặn các “thái tử đảng” trỗi lên.

Đàn áp kẻ thù

Giang đã ngăn chặn có hiệu quả vô số “thái tử đảng”, ngăn chặn không cho họ nắm quá nhiều quyền lực.

Ví dụ, con trai Trần Chí Kiên của cựu lãnh đạo quân đội Trần Canh được cho rằng đã bị gây phiền nhiễu bởi tay chân của Giang trong quân đội.

Trần Chí Kiên đã được yêu cầu trả tiền để được thăng chức và bị cho nghỉ hưu khi đang là một trung tướng – hành vi bị giới Quý tộc đỏ cho là xúc phạm.

Cao Tân, một người viết về các vấn đề chính trị Trung Quốc, nói rằng những “thái tử đảng” có năng lực trong bộ máy quan liêu của chính quyền thường thấy mình lâm vào những tình huống “khó xử”, và Giang thường xem xét kỹ khi đề bạt họ.

Việc công kích Giang có thể khiến các thái tử đảng phải đổi bằng cả sinh mạng.

Trường hợp của Cơ Bằng Phi, một nhà ngoại giao đầy quyền lực trước đây và là giám đốc tình báo bộ phận đối ngoại, và con trai của ông là Cơ Thăng Đức, trước đây là một thành viên cao cấp của cơ quan tình báo Quân Giải phóng Nhân dân, là một ví dụ điển hình.

Cơ Thăng Đức được cho là đã chế giễu Giang vì không biết bắn súng trong khi ông đứng đầu Ủy ban Quân sự Trung ương, một bộ phận giám sát quân đội của đảng.

Giang thù ghét người con mang họ Cơ, và sau đó đã trả thù bằng cách làm anh ta dính líu vào một vụ bê bối buôn lậu cấp độ cao năm 1999 và kết án tử hình anh ta.

Cơ Bằng Phi đã viết cho Giang bốn lần xin khoan hồng nhưng đều bị từ chối. Đi đến chỗ  tuyệt vọng, ông Cơ bố được cho là đã tự sát bằng cách dùng quá liều thuốc ngủ vào tháng 2 năm 2000. Bản án tử hình cho người con cuối cùng được giảm xuống thành 20 năm tù giam.

 Sự cấu kết

Giang đã không ngăn chặn tất cả các thái tử đảng; các quý tộc Đảng hiếm hoi thể hiện sự tuân phục hoàn toàn được khen thưởng bằng cách bổ nhiệm vào các vị trí hàng đầu.

Trước khi bị thanh trừng năm 2013, lãnh đạo trước đây của Trùng Khánh – Bạc Hy Lai, con trai của nhà lãnh đạo cách mạng Bạc Nhất Ba, là một ngôi sao đang lên nhanh chóng, có thời điểm với sự ủng hộ và hỗ trợ mạnh mẽ của Giang, Bạc đã nắm một vị trí chính trị rất cao ở Trung Quốc.

Nguyên lão họ Bạc cho đến khi nghỉ hưu, đã liên minh với Giang để lật đổ các đối thủ chính trị. Bạc Hy Lai giành được sự bảo vệ của Giang bằng cách trung thành thực hiện dự án chính trị tâm huyết của Giang: khủng bố nhóm tâm linh Pháp Luân Công.

Khi Bạc làm thị trưởng thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, ông ta đã ra lệnh cho các lực lượng an ninh địa phương đối xử với các học viên Pháp Luân Công một cách tàn nhẫn, theo ông Khương Duy Bình, trước đây là một nhà báo cho một tờ báo thân Bắc Kinh của Hồng Kông tên Wen Wei Po. Khương Duy Bình lân la với tài xế của Bạc Hy Lai, người đã nghe lỏm được được Giang Trạch Dân nói với Bạc Hy Lai: “Anh phải có lập trường cứng rắn về vấn đề Pháp Luân Công để bảo đảm lợi ích chính trị cho việc thăng tiến”.

 Sợi thòng lọng đang thắt chặt

Lý Duy Đông, cựu giám đốc tờ Cải cách của Trung Quốc, đã viết cho một tạp chí về chính trị của Hồng Công, tờ “Front Line” (Tiền Tuyến): “Tình hình chính trị hiện nay là kết quả những mưu đồ của Giang năm 1989. Bè cánh của Giang bị quy trách nhiệm cho chủ nghĩa tư bản bè phái, sự phân cực hoá đảng, bất ổn xã hội. Họ đã đưa đế quốc đỏ đến bờ vực của sự sụp đổ”.

Giới Quý tộc đỏ, Lý nói thêm, lâm vào thế cùng và muốn giải quyết món nợ với Giang Trạch Dân. Trong các tuyên bố gần đây của các “thái tử đảng” hàng  đầu, sự đồng thuận có vẻ đã rõ ràng: tập hợp lại quanh Tập Cận Bình.

Tang Qing

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc