Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Ngoài 3 ông cháu họ Kim, Triều Tiên không có người mập thứ tư
Ngoài ba ông cháu họ Kim là Kim Nhật Thành, Kim Jong-il, Kim Jong-un, người ta chưa thấy ở Triều Tiên có người nào mập mạp.
Ngoài 3 ông cháu họ Kim thì tại Triều Tiên không có người mập thứ tư.

Ngoài 3 ông cháu họ Kim thì tại Triều Tiên không có người mập thứ tư.

“Ngoài ba ông cháu Kim Nhật Thành ra, Triều Tiên vốn không có người mập thứ tư”, đây có lẽ là một câu chuyện đau lòng tiết lộ cho bạn về cuộc sống khó tin của người dân xứ Bắc Hàn.

Thành phố Đan Đông nằm ở biên giới Trung Quốc và Triều Tiên, cách con sông mà nhìn qua bờ bên kia chính là thủ phủ Tân Nghĩa Châu thuộc phía bắc Bình An, Triều Tiên. Nơi rộng nhất của Sông Áp Lục không đến 1.000 mét, rất nhiều đứa trẻ chơi đùa trên sông, nhìn thấy cảnh sắc ở bờ bên kia luôn luôn nghĩ thầm, phía sau ngọn núi bên kia là như thế nào nhỉ? Rất nhiều năm trở lại đây, Triều Tiên ở bờ bên kia vẫn luôn là một thế giới thần bí.

Trước sau những năm 1990, thương mại mậu dịch ở biên giới phát triển mạnh mẽ. Một số công ty thương mại mậu dịch của Trung Quốc chuẩn bị thành lập chi nhánh ở Đan Đông, nhiệm vụ chủ yếu là giao thương với Triều Tiên.

Sau khi làm ăn với người Triều Tiên, giới thương nhân Trung Quốc có thể thường xuyên ra vào nước này, nhờ đó mà tiếp xúc được với các quan chức chính phủ, nhân viên mậu dịch, quân nhân, cho đến dân thường. Đối với đất nước này, từ lạ thành quen, bản thân họ đã đích thân trải nghiệm đủ dạng đủ loại tình cảnh. Có cư dân mạng còn lấy “Hàng mớ chuyện làm ăn buôn bán của tôi với Triều Tiên” là chủ đề chính, rồi đem những câu chuyện mắt thấy tai nghe mà kể lại:

Trong ba năm sau những năm 1997, Triều Tiên vì nhiều nguyên nhân khác nhau xuất phát từ sự phát triển bừa bãi của con người, nền kinh tế nhiều lần rơi vào bờ vực sụp đổ. Khoảng thời gian khó khăn này được giới quan chức nhà nước gọi là giai đoạn “hành quân gian khó”. Tình trạng thiếu hụt lương thực trầm trọng, không có nền kinh tế thị trường, cư dân thành phố đành phải sống nhờ lương thực trợ cấp, nhưng mấy tháng liền mà vẫn chưa nhận được. Vậy mà phía nhà nước Triều Tiên đã phong tỏa hết thảy thông tin chân thực, người dân không thể nào biết được trong 3 năm đó rốt cuộc bao nhiêu người đã đói chết. Người dân chỉ thông qua người quen mà biết được, rất nhiều nơi ngay cả vỏ cây rễ cỏ đều bị ăn sạch………..Những năm đó, nếu quan sát được hết thảy người Triều Tiên, thì ngoài 3 ông cháu Kim Nhật Thành ra, Triều Tiên vốn không hề có người mập thứ tư.

Trong thời kỳ “hành quân gian khó”, mức độ khốn khó của cuộc sống người dân đã vượt quá khả năng tưởng tượng của chúng ta. Lương thực cạn kiệt, vật dụng cá nhân đơn thuần thiếu thốn trầm trọng, mọi người đều đang giãy giụa ở giữa ranh giới sự sống và cái chết.

Trong khoảng thời gian đó, tôi gần như mỗi ngày đều phải đến Tân Nghĩa Châu. Quán cơm ở Tân Nghĩa Châu rất ít, một lần nọ tôi từ trong nhà một Hoa kiều ở Triều Tiên đi ra, nhìn thấy một tình huống, khiến tôi rất sốc.

Nhà mà người Hoa kiều kia ở là nhà nóc bằng, ngoài cửa bên cạnh đường là một ống cống, một số thức ăn thừa còn lại sẽ lắng đọng ở đó. Thế mà khi ấy tôi lại thấy một người đàn ông trung niên dùng tay mò những thức ăn thừa đọng lại trong cái hố nhỏ đó, rồi cho vào trong miệng. Người đó nhìn thấy tôi, vội vàng lấy tay lau sạch miệng, bùn đất trên tay thế là khiến mặt ông bẩn hơn. Ông ấy cúi gầm mặt xuống muốn rời đi, tôi vội kêu ông lại, nhanh chân chạy vào nhà người bạn Hoa kiều, lấy ra hai cái bánh bao đưa cho ông. Ông nhìn thấy bánh bao, hai tay đón lấy, vừa khóc vừa nói  lời cảm ơn, cúi mình xuống thấp từ từ lùi đi, sau khi lùi ra xa mười mấy mét rồi mới xoay mình đi khỏi. Nhìn hình bóng của ông, khóe mắt tôi cũng ngấn nước mắt.

Người phiên dịch của tôi là ông Trịnh, người Triều Tiên, cha của ông 49 năm trước đã đến Trung Quốc, người chú vẫn còn lưu lại Tân Nghĩa Châu. Trước khi ông làm mậu dịch cũng chưa từng đến Triều Tiên, chỉ biết ở Triều Tiên vẫn còn có người thím và anh em họ. Mỗi ngày khi chúng tôi ra vào hải quan, đều nhìn thấy bên ngoài rào chắn có một số người đứng ở đó ngẩng đầu nhìn xung quanh. Những người này phần đông đều là người Triều Tiên có họ hàng người thân bên Trung Quốc, họ trông mong sao gặp được người thân họ hàng, hoặcgửi đi một lá thư cho người họ hàng ở bên kia biên giới. Trong số những người này có em họ của phiên dịch Trịnh. Những lúc rảnh, ông thường hay đến đứng ở trước cửa hải quan, hy vọng có thể gặp được người thân. Cũng không biết là đã đứng ở đó bao nhiêu ngày rồi, có một lần, anh em họ trước giờ chưa từng gặp mặt thì cuối cùng đã gặp được nhau, người em họ khóc òa lên, nói lần này có thể được cứu rồi.

Một tháng sau đó, người em họ ở cổng hải quan đón đợi chúng tôi. Mời tôi nhất định phải đến nhà anh ăn một bữa cơm. Anh ấy nói vì bữa cơm này mà đã chuẩn bị rất lâu rồi.  Mẹ già của anh đã mạo hiểm bị bắt, đến nhà người thân ở Nghĩa Châu để mượn một ít gạo nếp. Muốn làm một ít bánh ngọt cho chúng tôi ăn, coi như chúng tôi đón nhận lời cảm tạ của cả nhà anh. Người Triều Tiên không bao giờ được tùy tiện đi từ vùng A đến vùng B, mà cần phải có giấy thông hành do cảnh sát chứng nhận. Không có giấy thông hành mà tùy tiện đi lại, nếu chẳng may bị bắt thì có thể phải ngồi tù. Vì ở Triều Tiên, nếu như người Triều Tiên lén tiếp xúc với người Trung Quốc thì sẽ bị người của Cục An toàn Quốc gia điều tra, rất có thể vì bữa cơm này mà chuốc lấy phiền phức cho cả nhà. Giống như Trung Quốc vào những năm khuynh đả cực đoan thời Cách mạng Văn hóa, bất cứ người nào chỉ cần bị tra ra là có “người thân ở nước ngoài”, dẫu cho là họ hàng phương xa không rõ ràng đi nữa, vậy thì hiềm nghi “liên kết với nước ngoài” từ phía chính quyền là không tránh được.

Triều Tiên, nạn đói, Kim Jong un, Bài chọn lọc,

Một người đồng nghiệp họ Quế của tôi cũng là người Triều Tiên, người chị và em trai của anh đang ở Tân Nghĩa Châu. Gửi thư đến nói bảo anh mau đến đây, nếu không gia đình họ sẽ bị chết đói mất. Ông Quế vội vã xin nghỉ để về thăm người thân. Lấy danh nghĩa mậu dịch viên để mang theo một tấn gạo và các loại đồ dùng thiết yếu hàng ngày. Khi đi qua hải quan Triều Tiên, số gạo đã bị cắt xén đến nỗi chỉ còn lại vài trăm ký. Thế mà vài trăm kí gạo ấy đối với cả nhà chị gái, em trai mà nói thì cũng đã là lương thực cứu mạng rồi. Cháu gái nhỏ của người chị cả ngày cứ quanh quẩn bên ông cậu, sợ rằng ông cậu sẽ đi mất. Cháu gái nói ông cậu đến rồi mới có cơm ăn, đi rồi thì không còn nữa. Khi ông Quế trở về nước, bộ đồ tây, áo lót, giày da mà ông mang trên người đều bị họ hàng xin mất, ông chỉ mặc cái quần lửng, chân mang chiếc dép lê, người mặc chiếc áo gió mà trở về.

Trong tình huống khó khăn khổ sở là vậy, dân chúng Triều Tiên lại không biết được trách nhiệm của chính phủ. Bởi vì “người lãnh tụ vĩ đại” nói với họ rằng: “Những điều này đều là do Chủ nghĩa Đế quốc Mỹ gây nên, là nước Mỹ phong tỏa chúng ta, chúng khiến chúng ta khổ sở như vậy”. Nhưng họ nào biết được rằng các “Quốc gia Tư bản Chủ nghĩa” như: nước Mỹ, Nhật Bản, nước Đức, v.v…., vốn là  những quốc gia viện trợ kinh tế cho Triều Tiên, ví như Nhật Bản viện trợ gạo, nước Đức viện trợ thịt bò……., nhưng những viện trợ đến từ xã hội quốc tế, cơ bản đã bị Kim Jong Il ăn chặn cắt xén để cung ứng cho quân đội. Người dân bình thường ở Triều Tiên đối với tình huống bên ngoài họ cơ bản là không hề hay biết gì. Họ chỉ có thể nghe thấy từ các đài phát thanh và truyền hình do chính phủ điều hành. Tôi đã từng nói chuyện với một cụ già, tôi hỏi ông cuộc sống của mọi người nơi đây thế nào, ông nói: “Cuộc sống của chúng tôi giống như trên thiên đường vậy, đều là hạnh phúc mà người cha già lãnh đạo kính yêu từ bi vĩ đại mang đến cho chúng tôi……..”

Mặc dù khổ đến nỗi không thể cất thành lời, vậy mà người dân Triều Tiên lại bị chính phủ rót vào tai những lời hoa mỹ rằng họ đang sống trên thiên đường, giống như người dân Trung Quốc trong những năm đấu tranh cực tả vào thời Cách mạng Văn hóa, bởi vì họ vốn không biết được thế giới bên ngoài các nước dân chủ tự do là như thế nào. Máy cát-set của họ không có sóng ngắn, chỉ có thể nghe được đài phát thanh của Bình Nhưỡng. Các tiết mục chương trình trên đài truyền hình là cố định, cũng chỉ có thể thu được tiết mục của đài truyền hình Bình Nhưỡng. Mà những nội dung chủ yếu của các kênh truyền hình chính là ca tụng công đức của “người lãnh tụ kính yêu vĩ đại Kim Nhật Thành”. Đem hết thảy mọi chuyện tốt đẹp nhất trên cõi đời này đều quy về công đức của người lãnh tụ vĩ đại. Từ sớm những năm 70 của thế kỷ trước, Kim Jong Il đảm nhiệm chức bộ trưởng nghệ thuật văn hóa trung ương đã sáng lập ra các tiết mục văn nghệ, lợi dụng các loại hình thức văn nghệ để ca ngợi Kim Nhật Thành. Con trai ca tụng bố già, giống như Trung Quốc vào những năm khuynh tả cực đoan, Giang Thanh ca tụng ông chồng (Mao Trạch Đông). Những năm 80, Kim Jong-Un lại tổng kết tư tưởng chủ thể tự lập, tự chủ, tự vệ của Kim Nhật Thành một cách có hệ thống, làm nên thể hệ lý luận hoàn chỉnh.

Ngoài việc dẫn dắt truyền bá tư tưởng tôn sùng lãnh đạo, họ còn có bộ máy pháp luật vô cùng tàn khốc. Bất cứ cơ quan, đơn vị nào của Triều Tiên đều cũng sẽ có nhân viên thường trực của Bộ An toàn Quốc gia. Triều Tiên vẫn thực hành chế độ tội danh liên đới, nếu như bạn nghe thấy người khác nói lời bất mãn với chính phủ mà không báo cáo, thì cũng sẽ bị liên đới. Theo lời kể của một Hoa kiều ở Triều Tiên, nếu như một người hôm nay nói những lời bất mãn đối với chính phủ, thì chỉ trong một đêm, mọi người trong nhà này đều mất tích cả.

Có những người bị đói đến nỗi quả thật không còn đường để đi nữa, cảm thấy dù sao thì cũng là đường chết, nên bí quá hóa liều mà vượt biên chạy sang Trung Quốc, nhưng tai mắt của Triều Tiên ở Trung Quốc cũng rất nhiều, họ mà biết người này ở một nơi nào đó của Trung Quốc, thì sẽ gửi thông điệp đến biên phòng Trung Quốc. Bộ biên phòng Trung Quốc là dựa vào hiệp định giữa hai nước, chỉ có thể gửi những người Triều Tiên đã vượt biên kia trả về nước. Ở Triều Tiên, vượt biên bỏ trốn được xem là tội phản quốc, sẽ bị tử hình. Người cảnh sát đến đón người không dùng còng tay. Sau khi đến liền dùng sợi dây kẽm số 8 đâm xuyên qua lòng bàn tay thậm chí là xương bả vai của người vượt biên, giống như cách áp giải nô lệ bỏ trốn vào thời cổ đại bị áp giải trở về. Sau khi trở về, bên chính quyền đều sẽ triệu tập người thân và hàng xóm của người vượt biên đó lại với nhau, để họ tận mắt chứng kiến những người này bị bắn chết như thế nào.

Ở Đan Đông có một quán rượu là Trung-Triều cùng bỏ vốn mở ra. Tất cả nữ phục vụ trong quán đều là những cô gái vô cùng xinh đẹp do Triều Tiên phái đến. Họ đều đã được trải qua những khóa đào tạo kỹ lưỡng ở Triều Tiên, ai nấy đều biết nói tiếng Trung, ai nấy đều giỏi múa hát. Vừa dịu dàng nhã nhặn lại hoạt bát đáng yêu. Đối diện với những cô gái Triều Tiên tựa như tiên nữ này, không biết bao nhiêu kẻ lắm tiền phải trông mòn con mắt, nghĩ đủ mọi cách muốn có được họ trong tay, nhưng không người nào đạt được mục đích cả. Những cô gái Triều Tiên đó dẫu có cho bao nhiêu tiền đi nữa, bạn cũng không dẫn đi được. Nguyên nhân là vì họ đều là những phần tử kiên định trung thành với đất nước, trung thành với lãnh tụ nên mới được cử ra nước ngoài. Ngoài ra, nếu như họ có hành vi sai lệch nào đó là sẽ bị trừng phạt rất nghiêm khắc, nếu như có ai bỏ đi, thì toàn bộ người nhà ở trong nước của họ đều sẽ gặp phải tai ương.

Dẫu cho nhân viên ngoại giao của Triều Tiên, vợ chồng đều ở nước ngoài, con cái cũng phải ở lại trong nước, nếu bỏ trốn thì con tin ở lại trong nước sẽ gặp phải tai ương.

Ở Triều Tiên, những người có thể được cử ra nước ngoài đều là người mà quốc gia vô cùng tín nhiệm. Sau khi xuất ngoại trở về, cần phải trải qua một quá trình tẩy não kéo dài khoảng hơn một tháng. Những điều mà họ mắt thấy tai nghe ở nước ngoài chỉ có thể tiêu hóa trong bụng mà thôi.

Tôi đã từng tiếp đãi trưởng khoa Phác một thương nhân cấp quốc gia ở Bình Nhưỡng, người này rất trẻ trung, chỉ khoảng 30 tuổi, anh lần đầu ra nước ngoài. Sau khi nhập cảnh, tôi mời anh đi ăn cơm. Chưa dùng hết một bữa cơm, liền bắt đầu bị tiêu chảy liên tục, đến nỗi không ngừng phải tìm nhà vệ sinh. Nguyên nhân là vì những lúc bình thường đều chỉ được ăn rau muối, trong bữa ăn vốn không có một giọt mỡ nào, nay bất ngờ ăn phải những món ăn nhiều dầu mỡ như vậy, đường ruột nhất thời không tiếp thụ được. Đợi đến một tuần sau đó, khí sắc anh đã trở nên tốt hơn, gương mặt cũng sáng sủa hồng hào hẳn lên.

Công ty của chúng tôi nằm ở bên cạnh sông Áp Lục, ngày chủ nhật, trưởng khoa Phác ngồi trên bậc thềm bên cạnh bờ sông, thẩn thờ nhìn đất nước ở bờ sông bên kia của mình, ngồi suốt cả một buổi chiều. Tôi hỏi anh đang nghĩ gì, anh ấy nói: “Tôi đang nghĩ, đất nước chúng tôi tại sao lại nghèo khó đến như vậy?” Tôi cười nói: “Vấn đề này, chỉ có thể để cho Kim Jong Il quan tư lệnh tối cao của các anh trả lời thôi”.

Đúng vậy, Triều Tiên tại sao lại nghèo khổ đến như vậy? Có những lúc, tôi có cũng tự mình đặt câu hỏi này rồi tự trả lời. Nguyên nhân tạo thành kinh tế Triều Tiên với nhiều khó khăn nghiêm trọng thì rất nhiều. Binh lính Triều Tiên nổi tiếng là liều mạng hiếu chiến. Người Hàn Quốc về mặt tâm lý cũng vô cùng sợ hãi trước sự điên cuồng của người Triều Tiên. Tôi từng tiếp đãi một người khách Hàn Quốc. Nguyên quán của ông là Bắc Triều Tiên. Sau khi ông đến Đan Đông, đứng bên cạnh bờ sông Áp Lục, vô cùng cảm khái nói, tôi đã sống hơn 50 tuổi rồi mới lần đầu được nhìn thấy vùng đất quê nhà. Tôi thấy ông như vậy liền nói, “Vậy tôi dẫn ông ngồi du thuyền trên sông nha, như vậy có thể nhìn cố hương ông ở cự ly gần hơn”. Ông vội lùi lại về sau, cứ xua tay lia lịa, nói: “Đừng, đừng, đừng”.

Tôi rất kinh ngạc không biết tại sao ông không dám ngồi du thuyền dạo quanh sông. Tôi nói không có gì đâu, có thể mặc áo cứu sinh, rất an toàn. Ông giải thích rằng: “Không phải là sợ té xuống nước, tôi sợ là cách bờ bên kia quá gần, có thể bị đặc vụ Triều Tiên bắt đi”. Ông ấy nói, “Đề toán của học sinh tiểu học Triều Tiên đều là: một tay cầm đạn pháo thêm một tay cầm đạn pháo bằng hai tay cầm đạn pháo”. Những đứa trẻ Triều Tiên lớn lên trong nền giáo dục được truyền thụ cái tư tưởng “cách mạng”“yêu nước”, ngay từ nhỏ đã cho rằng “cách mạng”“yêu nước” là cao hơn tất cả, có thể ngự trị tất cả, trước nay lại không biết được rằng đạo đức nhân loại là cần phải đề cao là hai chữ “nhân tính”. Hết thảy những điều này, đã tạo thành tâm lý sợ hãi cho người Hàn Quốc. Người dân bắc Triều Tiên dù sao cái gì cũng đều không có, không có tài sản, không có tự do, không có hạnh phúc, càng không có được đầu não tư duy bình thường, giá trị quan duy nhất chính là đấu tranh anh dũng dưới ngọn cờ của “lãnh tụ” để trở thành “liệt sĩ” ( cũng chính là bia đỡ đạn), rồi tưởng đây chính là quang vinh.

Một nguyên nhân trọng yếu khác khiến cho kinh tế trì trệ chính là vấn đề thể chế. Triều Tiên là quốc gia công hữu hóa cao độ, kinh tế có kế hoạch thống nhất triệt để. Giống như Trung Quốc vào những năm đấu tranh cực tả vậy, cái gọi là “chế độ công hữu” chính là : “quyền chi phối” thật sự chỉ nằm chắc trong tay “lãnh tụ” và giới quan chức các cấp, vậy nên bản chất chính là “chế độ quan hữu”, căn bản không hề đến phiên bất kể người dân nào làm chủ. Vô luận là Liên Xô cũ, Trung Quốc vào những năm tư tưởng khuynh tả cực đoan, bao gồm cả Triều Tiên ngày nay, cái bản chất xã hội “công hữu hóa” cao độ loại này, nói trắng ra, chính là “lãnh tụ” khống chế hết thảy, chi phối hết thảy, mà những người làm ra sản phẩm lại là “nhân dân lao động”, chỉ biết bán mạng làm việc, sau đó cùng nhau ăn một nồi cơm nửa no nửa đói.

Mấy năm trở lại đây, nông nghiệp của Triều Tiên cứ mãi không được thuận buồm xuôi gió, đói chết rất nhiều người, lãnh đạo các cấp của Triều Tiên không dám báo lên.  

NTDTV, tinhhoa


01 ý kiến dành cho “Ngoài 3 ông cháu họ Kim, Triều Tiên không có người mập thứ tư”

  1. Bài viết rất hay.

    Reply

Ý kiến bạn đọc