Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » 3 điểm nổi bật tại lễ duyệt binh của Trung Quốc
Ba điểm cần suy ngẫm tại lễ duyệt binh ngày 3/9 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

>> Điều bất thường trong lễ duyệt binh ở Bắc Kinh

duyệt binh Trung Quốc

Duyệt binh 3/9 tại Bắc Kinh

Đại lễ duyệt binh 3/9 do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức đã kết thúc, có 3 điểm cần xem xét suy ngẫm trong buổi lễ này: Thứ nhất – cho phép Cựu tổng bí thư Giang Trạch Dân và Cựu phó chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng lộ diện. Thứ hai – 50 Thiếu tướng đi dẫn đầu các đoàn duyệt binh. Thứ ba – tuyên bố cắt giảm 300.000 quân nhân trước khi cuộc duyệt binh bắt đầu.

Trong thời gian khoảng ba tháng trước khi diễn ra lễ duyệt binh, có thông tin đề cập đến cuộc “nội chiến” giữa phe cánh của ông Giang Trạch Dân và ông Tập Cận Bình, có thể nói là đã đến mức “tàn sát khốc liệt”, để lộ ra những tình tiết rất nguy hiểm.

Phe cánh ông Tập bị cho là đã sử dụng những thủ đoạn bao gồm: Kết án Cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh – Chu Vĩnh Khang, xử lý cựu Chánh Văn phòng Trung ương Đảng – Lệnh Kế Hoạch, loại bỏ Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương – Quách Bá Hùng, mỉa mai ông Giang Trạch Dân là “Lão già tham gia vào chính trị” và di dời tảng đá có bút tích lưu niệm của ông Giang tại trường Đảng Trung ương.

Phe cánh của ông Giang bị cho là đã làm loạn thị trường chứng khoán, chính là thể hiện ở thảm họa sụt giảm thị trường chứng khoán Trung Quốc, nhúng tay vào vụ nổ lớn xảy ra ở Thiên Tân, khiến sương mù dày đặc, làm cả nước lâm vào nửa trạng thái “thiết quân luật”.

Ngay trong thời gian mà mâu thuẫn hai bên Tập – Giang trở nên gay gắt, căng thẳng nhất, thậm chí đã đến tình trạng “vạch mặt nhau” này, việc Chủ tịch Tập có để cho ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng lộ diện hay không, lại một lần nữa trở thành vấn đề được các giới chức trong và ngoài nước hết sức quan tâm phán đoán.

Tuy nhiên, vào lúc 10:10 phút ngày 3/9, trước lúc lễ duyệt binh bắt đầu, ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng đều có mặt trên khán đài Thiên An Môn dự lễ. Lời giải cho thắc mắc này đã được công bố. Hai người đều được phép tham dự lễ, nhưng ngay sau khi xem nội dung của buổi lễ thì ông Giang và ông Hồng có lẽ đã phần nào hiểu được vì sao mình được xuất hiện trong sự kiện này.

Trước tiên, Chủ tịch Tập Cận Bình sau khi phát biểu tổng kết, đã tuyên bố với toàn thế giới, quyết định cắt giảm 300.000 quân nhân. Tuyên bố này không những gây bất ngờ cho nước ngoài mà e rằng ngay cả quan chức có mặt tại buổi lễ, thậm chí cả ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng cũng có khả năng phải giật mình.

Tuy nhiên, đằng sau cái giật mình ấy thì nội dung cắt giảm 300.000 quân nhân này lại trở thành tâm điểm chú ý của các giới chức. Kể từ sau khi ông Tập lên nắm chính quyền, một sự viêc trọng yếu nhất mà ông theo đuổi là chống tham nhũng “đánh hổ, đập ruồi”. Khởi đầu là xử lý cựu Tướng Cốc Tuấn Sơn, cho đến tay chân thân cận do chính ông Giang đề bạt là Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu và Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Quách Bá Hùng. Giới chức bên ngoài đã nhìn rõ sự mục nát thối rữa trong quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vậy thì việc cắt giảm 300.000 quân nhân này phải chăng là có liên quan mật thiết với chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập?

Chống tham nhũng bằng cách cắt giảm 300.000 quân nhân, thực ra là có ý nghĩa gì? Đội quân mục nát này có đóng góp to lớn đối với ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng, chỉ e rằng không nhìn thấy tai họa vô hạn đằng sau của nó. Việc định ra hạng mục “khảo hạch” (kiểm tra và đánh giá) hẳn là không thể thiếu, khảo hạch loại bỏ những người có phẩm chất không phù hợp, vấn đề mấu chốt là những người bị khảo hạch khả năng không chỉ là các binh sĩ, e rằng quan tướng các cấp cũng nằm trong số đó. Vậy thì khi khảo hạch những người có phẩm chất không phù hợp, ngoài việc bị cắt giảm, sợ rằng cả những người đề bạt họ còn phải đối mặt với việc bị điều tra về tham nhũng và truy cứu trách nhiệm. Cuối cùng cũng chẳng phải là tập trung vào ông Giang Trạch Dân sao? Điểm này không phải là không có khả năng.

Khảo hạch là thế nào? Nó chính là được thể hiện ra ở việc các Thiếu tướng đi nghiêm trang dẫn đầu các đoàn trong lần duyệt binh này. Theo thông lệ duyệt binh cũ, dẫn đầu các đoàn duyệt binh là các đại đội trưởng tại các doanh trại đảm nhiệm, không phải yêu cầu đến các tướng lĩnh cao cấp đích thân ra “đi dạo”.

Nhưng hiện tại là thời kỳ bất thường, là thời đại chống tham nhũng “đánh hổ đập ruồi”, là ngựa chết hay la chết thì phải chờ xem. Với tư cách là một người lính, nếu như không phải dựa vào hối lộ hay mối quan hệ mà leo lên, thì những kiến thức cơ bản như “đi diễu hành” và “hô khẩu hiệu” đều không thành vấn đề. Nhưng mà đội quân mua quan bán quan như ông Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng của ông Giang Trạch Dân, sau nhiều năm như vậy, những kiến thức cơ bản này chắc là vẫn còn là vấn đề lớn. Cuộc “dạo bộ” này, quả thực là có nhiều vấn đề!

Lần duyệt binh này kiểm soát an ninh rất nghiêm ngặt, có lẽ 50 Tướng quân tham gia duyệt binh hẳn là những thành viên đã thông qua khảo hạch. Tiếp đến là những người này có thể trở thành phương tiện truyền thông trọng điểm của quân đội ĐCSTQ, sắp được dựng lên làm “tấm gương”, “kiểu mẫu”, trong tương lai quân đội sẽ sử dụng những quan này làm bản mẫu để học tập, khảo hạch toàn quân, đoán rằng những người dựa vào đút lót mà leo lên thì đau khổ vẫn còn ở đằng sau.

Có người nói: Tập Cận Bình “liều lĩnh” tổ chức duyệt binh, chủ yếu là đối nội, chứ không phải là đối ngoại. Phán đoán này phải nói là vô cùng chính xác, từ toàn cảnh lễ duyệt binh ngày 3/9 xem ra, đối với nước ngoài mà nói, cảnh duyệt binh của ĐCSTQ so với trước đây cũng không có nhiều khác biệt. Tuy là một số khách nước ngoài đến, chủ yếu đều là một số có liên quan “lợi ích kinh tế” “bạn bè”, hầu hết những vị khách phương Tây đều không tham dự, cho nên đối với bên ngoài là không có ảnh hưởng gì to lớn.

Nhưng mà ảnh hưởng đối nội của nó lại không hề tầm thường, lễ duyệt binh lớn như vậy trải qua vô vàn “trở ngại” mà hoàn thành. Ở bên dưới, toàn quân mà hướng về phía Chủ tịch Tập Cận Bình kính chào trong sự chứng kiến của toàn thế giới. Điều này đã thể hiện ra quyền uy tuyệt đối của ông đối với quân đội, làm cho người có “ý kiến bất đồng” liệu có còn dám khiêu chiến? Trước đây, Đặng Tiểu Bình đã làm qua thủ thuật này rồi.

Từ sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, chiến dịch lớn nhất ông làm chính là chống tham nhũng, sau lễ đại duyệt binh, chiến dịch chống tham nhũng sẽ càng phải làm mạnh tay hơn, mục tiêu chống tham nhũng đã được vạch ra rõ ràng và “đậm nét”, thì sau lễ duyệt binh này khả năng sẽ được thực hiện. Từ góc độ này mà nói, mặc dù ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng có tham dự lễ duyệt binh, chẳng những không thể xem như đã trải qua cửa ải này, mà trái lại, khả năng tình cảnh nguy cấp lại càng ngày càng lộ rõ ra hơn. Bởi vì trước đó, những trường hợp hôm nay lộ diện, ngày mai bị tuyên bố “liên quan đến việc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng và làm trái pháp luật” đã quá quen thuộc rồi. Cứ theo phán đoán này thì vở kịch lớn vẫn còn ở phía sau.

Mai Trà biên dịch từ NTDTV

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc